Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 23 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 141 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 23

CHỦ ĐỀ 6: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

- Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐẤT CÀ MAU

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 23 có đáp án (ảnh 1)

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá gìn giữ mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

Theo MAI VĂN TẠO

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Vùng đất nào được nhắc đến trong bài văn?

A. Đất Kinh Kì.

B. Đất quan họ Bắc Ninh

C. Xứ Huế thơ mộng.

D. Đất Cà Mau

Câu 2. Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

A. Mưa dai dẳng, cả ngày cả đêm, mỗi một trận mưa có khi mấy ngày mới dứt.

B. Mưa dông, rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.

C. Mưa rào, kèm theo gió giật, sấm chớp, rất nguy hiểm.

D. Cả tháng trời mới có một trận mưa, mưa ào đến rồi lại ào đi.

Câu 3. Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

A. Cây cối đứng đơn độc, cằn cỗi, cắm rễ vào tận sâu trong lòng đất để hút chất dinh dưỡng.

B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu trong lòng đất để chống trọi với thời tiết khắc nghiệt.

C. Cây cối bốn mùa xanh tốt vì ở đây có nắng có mưa, đất đai lại màu mỡ.

D. Cây cối khẳng khiu, cằn cỗi, bám thành từng chùm, san sát nhau

Câu 4. Ở Cà Mau, có loại đất nào là nổi bật nhất?

A. Đất feralit

B. Đất xốp

C. Đất ba dan

D. Đất sét

Câu 5. Người Cà Mau dựng cửa như thế nào?

A. Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia, phải leo trên cầu bằng thân cây đước....

B. Nhà cửa xây san sát nhau, những ngôi nhà bé xíu nằm lấp ló những hàng đước xanh rì.

C. Khoảng cách giữa các ngôi nhà là tương đối xa. Đi một quãng mới thấy một ngôi nhà nằm lấp sau những hàng đước xanh rì.

D. Nhà cửa làm bằng mái dạ, hiện lên sau những hàng đước xanh rì

Câu 6. Bài văn có mấy đoạn

A. 2 đoạn

B. 3 đoạn

C. 4 đoạn

D. 5 đoạn

Câu 7. Theo con, điều gì đã làm hình thành nên sự thông minh, nghị lực, tinh thần thượng võ.... trong tính cách của người dân Cà Mau?

A. Bởi vì họ sống ở vùng khí hậu nắng nóng nên điều đó đã ảnh hưởng đến tính cách của họ.

B. Bởi vì họ sống ở vùng đất thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, nguy hiểm luôn rình rập từ mọi phía "sấu cản mũi thuyền", " hổ rình xem hát" nên họ sớm hình thành sự thông minh, nghị lực, tinh thần thượng võ....để chống trọi với những gian nguy đó.

C. Bởi vì đó là những phẩm chất được truyền thụ từ bao đời nay, ông cha luôn dăn dạy con cháu nơi đây phải sống như vậy.

D. Bởi vì họ phải làm như vậy thì mới có thể giữ gìn và bảo vệ được mảnh đất quê hương mình.

Câu 8. Theo con, nội dung chính của đoạn văn thứ nhất trong bài là gì?

A. Điều khác thường của những cơn mưa Cà Mau

B. Khí hậu Cà Mau có gì đặc biệt.

C. Khi mưa đến thì người Cà Mau làm gì?

D. Giới thiệu về vùng đất Cà Mau.

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm từ được lặp lại để liên kết câu:

Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo giống mẹ. Lại có lúc bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại....

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Gạch chân dưới các từ trùng lặp có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.

Páp-lốp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc. Páp-lốp có thói quen làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của Páp-lốp thường được lặp lại rất nhiều lần...

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Tìm từ được lặp lại để liên kết trong mỗi đoạn văn sau:

a. “Học bài là một thói quen tốt. Nếu chăm chỉ học bài thì bạn sẽ thành công trong tương lai”.

b. “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” .

(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)

c.

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc mà em đã được chứng kiến.

* Gợi ý:

- Mở đầu: Nêu tên sự việc, thời gian, địa điểm diễn ra sự việc; ấn tượng chung về sự việc.

- Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,...)

- Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.
………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………………

…………………………………

…………………………………

1 141 12/08/2024
Mua tài liệu