Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 22 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 22
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập về câu ghép
- Viết bài văn tả người.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BÀN TAY THÂN ÁI
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
- Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối?
A. Người con trai cụ
B. Một thanh niên là bạn của con trai cụ
D. Một thanh niên xa lạ.
Câu 2. Hình ảnh cụ già được hiện lên như thế nào trong đoạn 1?
A. Ông mệt mỏi và đau đớn vì không gặp được con trai mình trước khi qua đời.
B. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc và toại nguyện.
C. Ông mệt mỏi và tức giận vì biết chàng trai kia không phải con trai mình.
D. Ông mệt mỏi và đau đớn vì biết mình sắp chết.
Câu 3. Điều gì làm cho cô y tá ngạc nhiên?
A. Cụ già đột ngột qua đời trong khi bệnh tình đang tiến triển tốt.
B. Con trai cụ kịp về để nhìn mặt cụ lần cuối.
C. Chàng trai ngồi bên cạnh cụ suốt đêm chính là con trai cụ.
D. Chàng trai ngồi bên cạnh cụ suốt đêm không phải là con trai cụ.
Câu 4. Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già?
A. Vì anh không còn nơi nào để đi nữa.
B. Vì bác sĩ yêu cầu anh làm như vậy.
C. Vì anh tưởng rằng đó là bố của mình.
D. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc đó.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
III. Luyện tập:
Câu 1. Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Câu 2. Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Câu 3. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau :
a) Lan học bài, còn .........................................................................................................
b) Nếu trời mưa to thì......................................................................................................
c) .................................................................................................., còn bố em là bộ đội.
d) ............................................................................................., nhưng Lan vẫn đến lớp.
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép:
A. Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
B. Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
C. Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
D. Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.
Câu 5. Viết bài văn tả người anh (em) họ mà em yêu quý nhất.
*Gợi ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu người anh (em) họ đó.
2. Thân bài
- Ngoại hình
- Tính nết, sở trường
- Kỉ niệm sâu sắc của chúng em
3. Kết bài
- Tình cảm của em với người anh (em) họ đó.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………
………………………………
………………………………
Xem thêm các chương trình khác: