Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 29 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 162 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 29

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa.

- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐẤT NƯỚC MẾN YÊU ƠI

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 29 có đáp án (ảnh 1)

Người đã cho con lũy tre để có cây đàn bầu dân tộc

Với cung thăng cung trầm ngân lên như tiếng khóc;

Đêm mùa hè trắc ẩn tiếng ai ru,

Cô Tấm ngày xưa còn sống đến bây giờ

Cùng đi qua chiếc cầu tre mới trở thành hoàng hậu

À ơi...à ơi...Lời ru không bao giờ là huyền thoại

Hoàng hậu cũng ru con mình bằng tiếng hát ru.

Tôi xin cảm ơn đất nước đã cho tôi dòng máu Lạc Hồng

Để tôi nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực

Thằng Lí Thông mày làm sao hiểu được

Vì sao công chúa không cười, không nói giữa hoàng cung!

Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng

Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt

Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc

Sông nước ngàn xưa còn vọng đến bây giờ.

(Theo Hồ Tĩnh Tâm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1. Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh nào?

A. Tiếng trống đồng.

B. Tiếng khóc.

C. Tiếng hát ru.

D. Tiếng cười.

Câu 2. Những câu chuyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?

A. Tấm Cám, Thạch Sanh.

B. Thạch Sanh, Lí Thông.

C. Tấm Cám, Lí Thông.

D. Tấm Cám, Nỏ thần.

Câu 3. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?

A. Trường Sơn, Lạc Hồng.

B. Trường Sơn, Biển Đông.

C. Lạc Hồng, Biển Đông.

D. Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 4. Tác giả cảm ơn đất nước về điều gì?

A. Đã cho mình nghe tiếng đàn bầu với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc.

B. Đã cho mình những câu chuyện cổ, những nhân vật cổ tích và tiếng hát ru con ngủ.

C. Đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực.

D. Đã cho mình những câu chuyện cổ tích và nghe tiếng hát ru.

Câu 5. Bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả với đất nước mến yêu?

A. Tình yêu thiết tha với cảnh đẹp và dáng hình của quê hương đất nước

B. Lòng biết ơn và tự hào về đất nước thân yêu với truyền thống tốt đẹp

C. Niềm tự hào về nền văn hóa và truyền thống đánh giặc của cha ông ta

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Tìm những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn dưới đây:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:

Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách

* Gợi ý:

- Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng mà em muốn nêu ý kiến tán thành. Nêu rõ ý kiến tán thành của em.

- Triển khai:

+ Trình bày lí do em tán thành sự việc, hiện tượng được nói đến.

+ Lựa chọn những dẫn chứng để chứng minh ý kiến của em là đúng.

- Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của em.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………

…………………………

…………………………

1 162 12/08/2024
Mua tài liệu