Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 24 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 126 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 24

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Liên kết câu bằng từ nối.

- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TRƯỚC CỔNG TRỜI

Giữa hai bên vách đá

Mở ra một khoảng trời

Có gió thoảng, mây trôi

Cổng trời trên mặt đất?

Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng nguyên sơ

Không biết thực hay mơ

Ráng chiều như hơi khói...

Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung

Và tiếng nhạc ngựa rung

Suốt triền rừng hoang dã

Người Tày đi khắp ngả

Đi gặt lúa, trồng rau

Những người Giáy, người Dao

Đi tìm măng, hái nấm

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều

Và gió thổi, suối reo

Ấm giữa rùng sương giá.

Nguyễn Đình Ảnh

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “Cổng trời”?

A. Vì đó là nơi cao nhất, nối liền giữa cuộc sống trần gian với những kì bí chưa khám phá hết ra được.

B. Vì đó là một cái đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

C. Vì ở địa điểm đó có một cái cổng gọi là “cổng trời”

D. Vì ở đó là cảnh vật, muôn thú kì ảo như trên trời.

Câu 2: “Vạt chàm thấp thoáng” được nhắc tới trong khổ thơ thứ ba là chỉ ai?

A. Người Tày

B. Người Giáy, người Dao

C. Người Mông

D. Người Thái

Câu 3: Điều gì khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

A. Vì có ánh nắng chiếu xuống.

B. Vì có hình ảnh con người, những người Tày, người Giáy, người Dao đang tất bật với công việc.

C. Vì thời tiết đã bắt đầu ấm lên.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 4: Ý nghĩa của bài thơ Trước cổng trời?

A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên ở vùng cổng trời.

B. Ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

C. Ca ngợi những con người miền cao luôn chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho đời.

D. Giới thiệu về cuộc sống con người ở vùng cao.

Câu 5: Kể tên các sự vật xuất hiện trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ:

Cỏ hoa Con suối

Con thác Đàn dê

Đàn cừu Cây trái

Rừng nguyên sơ Ráng chiều

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn trích sau, nói rõ từ ngữ này nối kết những nội dung gì với nhau:

Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trước. Thậm chí, đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo.

(Hồ Chí Minh)

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Mỗi từ ngữ gạch chân dưới đây có tác dụng gì?

a) Chú Gà Trống Rừng có tiếng gáy rất hay nên ai cũng thích nghe. Thế nhưng, lão Hổ Vằn lại không thích tiếng gáy đó một chút nào.

b) Một hôm, chim Gõ Kiến đến chơi nhà chị Công... Gõ Kiến lại đến chơi nhà Sáo Sậu. Cuối cùng, Gõ Kiến lại đến nhà Gà.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng:

- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không ?

- Bố viết được.

- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.

- ? !

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc mà em đã được chứng kiến.

* Gợi ý:

- Mở đầu: Nêu tên sự việc, thời gian, địa điểm diễn ra sự việc; ấn tượng chung về sự việc.

- Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,...)

- Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.
………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………

………………………………

………………………………

1 126 12/08/2024
Mua tài liệu