Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 13 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 215 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 13

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Luyện tập về dấu gạch ngang.

- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

RỪNG GỖ QUÝ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 13 có đáp án (ảnh 1)

Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà họ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.

Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:

- Ông lão đến đây có việc gì?

- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!

- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:

- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!

Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn...

Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: "Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy". Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.

Truyện cổ Tày - Nùng

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì?

A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.

B. Có những thứ cây gỗ quý trên vùng mình để làm nhà ở bền chắc

C. Nhà của mình được làm bằng các thứ cây gỗ quý để được bền chắc

D. Được làm chủ nhân của cánh rừng đầy những cây gỗ quý như thế này.

Câu 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh?

A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.

B. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.

C. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc và ngoảnh lại phía sau.

D. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.

Câu 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì?

A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.

B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.

C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.

D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

Câu 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý?

A. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.

B. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước

D. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước.

Câu 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất?

A. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.

B. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.

C. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.

D. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.

Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện?

A. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ.

B. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa.

C. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.

D. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt.

III. Luyện tập

Câu 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:

a. Thầy Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, lại hay mượn sách vào ban đêm, các bạn hỏi cậu lấy đèn dầu mà đọc. Cậu vui vẻ chỉ lên mặt trăng:

– Đã có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu kia.

(Theo Tuệ An)

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

b. Việt Nam tự hào về Giáo sư Tạ Quang Bửu – nhà khoa học, nhà giáo dục đa tài, uyên bác.

(Gia Huy)

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

c. Theo hành trình Đại Tây Dương – Thái Bình Dương, đoàn thám hiểm đã thực hiện chuyến vòng quanh thế giới bằng đường biển.

(Ngọc Quảng)

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

d. Trong cuốn Sống một đời tựa biển khơi, các tác giả đã vẽ nên một đại dương với vô vàn sinh vật kì thú:

– San hô có muôn hình muôn dạng

– Cá hề và hải quỳ có màu sắc sặc sỡ

– Tôm gõ mõ tạo ra bản hợp xướng vang động biển khơi,...

(Theo Cao Sơn)

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?

Những trí tuệ vĩ đại bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...

(Theo Nguyễn Bảo Ngân)

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau:

a. Đánh dấu các ý liệt kê.

b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe.

* Gợi ý:

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu về câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe

- Triển khai:

+ Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

+ Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện.

+ Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.

- Kết đoạn

+ Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

1 215 12/08/2024
Mua tài liệu