Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 30 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 157 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 30

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Luyện tập về câu ghép.

- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LÝ TỰ TRỌNG

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 30 có đáp án (ảnh 1)

Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh, anh là một thiếu niên thông minh, sáng dạ. Bởi vì sớm giác ngộ cách mạng nên anh được tổ chức cách mạng cử ra nước ngoài học tập.

Trở về nước, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ chuyển và nhận tài liệu trao đổi với các tổ chức Đảng qua đường tàu biển.

Trong công việc anh là một người mưu trí, gan dạ. Mấy lần suýt bại lộ nhưng nhờ nhanh trí anh đều thoát hiểm.

Trong một cuộc mít tinh, để cứu đồng chí của mình, anh đã nổ súng bắn chết tên mật thám rồi bị sa vào tay giặc

Trong ngục bọn giặc tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được gì ở anh. Trước tòa án anh dõng dạc vạch mặt bọn đến quốc và khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Khi bị đưa ra pháp trường xử bắn, anh không hề run sợ, ngẩng cao đầu, hiên ngang hát bài Quốc tế ca

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1: Kể tên các nhân vật xuất hiện trong truyện “Lý Tự Trọng”?

A. Lý Tự Trọng, mật thám, luật sư, tên đội tây, đồng chí cách mạng

B. Mẹ Lý Tự Trọng, Lý Tự Trọng, cán bộ cách mạng

C. Bố Lý Tự Trọng, Lý Tự Trọng, luật sư, mật thám

D. Bố mẹ Lý Tự Trọng, Lý Tự Trọng, cán bộ cách mạng

Câu 2: Vì sao Lý Tự Trọng được cử đi nước ngoài học?

A. Vì gia đình anh giàu có nên có đủ điều kiện theo học.

B. Vì anh thông minh, sáng dạ.

C. Vì anh thông minh, sáng dạ lại sớm giác ngộ Cách mạng.

D. Vì bố mẹ anh yêu cầu tổ chức sắp xếp cho anh đi

Câu 3: Trở về nước sau khi ra nước ngoài học tập, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ gì?

A. Chỉ huy một đơn vị cách mạng.

B. Chuyển và nhận tài liệu trao đổi với các tổ chức Đảng bạn qua đường tàu biển.

C. Ra chiến trường chiến đấu.

D. Làm tham mưu quân sự cho một đơn vị cách mạng.

Câu 4: Vì sao Lý Tự Trọng bị giặc bắt?

A. Anh đã bắn chết một tên mật thám để bảo vệ cán bộ Đảng.

B. Anh bị bắt trong khi đang chuyển tài liệu cho các tổ chức Đảng bạn.

C. Anh tham gia biểu tình với thanh niên bến cảng.

D. Anh mắng chửi một tên mật thám.

Câu 5: Vì sao những người coi ngục lại gọi Lý Tự Trọng là “Ông Nhỏ”?

A. Vì bố Lý Tự Trọng là một viên quan to, có chức có quyền.

B. Mặc dù bị tra tấn rất dã man nhưng anh không khai điều gì cả, chính việc này khiến bọn coi ngục rất khâm phục và kính nể.

C. Vì Lý Tự Trọng bắt bọn chúng phải gọi như vậy.

D. Vì đó là tên ở nhà của Lý Tự Trọng.

Câu 6: Trước toàn án, Lý Tự Trọng đã có hành động gì?

A. Sợ hãi xin tha mạng.

B. Yêu cầu được gặp mặt gia đình lần cuối

C. Dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng

D. Im lặng tuyệt đối khi đứng trước tòa.

Câu 7: Trước khi bị xử bắn Lý Tự Trọng đã hát bài hát gì?

A. Quốc tế ca

B. Tiến quân ca

C. Đoàn ca

D. Đội ca

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đầy đủ và chính xác nhất khi nói về Lý Tự Trọng?

A. Là người thanh niên tài giỏi, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước

B. Là người thanh niên yêu nước, sống có lý tưởng, trách nhiệm, gan dạ, dũng cảm, hy sinh vì đồng đội

C. Là người thanh niên thông minh, sáng dạ, học đâu nhớ đấy.

D. Là người thanh niên yêu nước, thông minh, dũng cảm

III. Luyện tập

Câu 1. Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN của chúng:

1. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.

.........................................................................................................................................

2. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.

.........................................................................................................................................

3. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.

.........................................................................................................................................

4. Quả hồi như những cánh hoa nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.

.........................................................................................................................................

5. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

.........................................................................................................................................

6. Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

.........................................................................................................................................

7. Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

.........................................................................................................................................

8. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

.........................................................................................................................................

9. Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

.........................................................................................................................................

10. Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

.........................................................................................................................................

Câu 2. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu ... thì ...
......................................
...................................................................................................

2. Mặc dù ... nhưng ...
......................................
...................................................................................................

3. Vì ... nên ...
......................................
...................................................................................................

4. Hễ ... thì ...
......................................
...................................................................................................

5. Không những ... mà ...
......................................
...................................................................................................

6. Nhờ ... mà ...
......................................
...................................................................................................

7. Tuy ... nhưng ...
......................................
...................................................................................................

Câu 3. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hoạt động vì cộng đồng của các chú bộ đội.

* Gợi ý

- Giới thiệu về sự việc

- Khung cảnh diễn ra sự việc (mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, hoả hoạn,...)

- Một số việc làm của các chú bộ đội (sơ tán người dân ra khỏi vùng thiên tai, bảo vệ tài sản của người dân...)

- Cảm xúc của em khi được chứng kiến sự việc đó.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

……………………………

……………………………

……………………………

1 157 12/08/2024
Mua tài liệu