Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 2 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 2
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trò chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...
(Theo Nguyễn Duy Dương)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Bài văn trên kể chuyện gì?
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
D. Làm đèn từ những con đom đóm
Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì?
A. Bằng chiếc chăn mỏng
B. Bằng chiếc thau nhỏ
C. Bằng vợt muỗi điện
D. Bằng vợt vải màn
Câu 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì?
A. Làm đèn để học bài vào buổi tối
B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng.
C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt
D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi
Câu 4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết?
A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”
C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm
D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào
III. Luyện tập:
Câu 1: Gạch chân dưới các đại từ có trong đoạn văn, đoạn thơ sau:
a) Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
(theo Tố Hữu)
b) Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…
(theo Duy Khán)
c) Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện ngụ ngôn)
Câu 2: Viết lại các câu văn sau bằng cách sử dụng đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu:
a) Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng con mèo đen như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.
b) Dì Na vừa về đến cổng, cu Tí đã chạy ra đón dì Na ngay.
c) Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng cái bàn gỗ vẫn còn dùng được.
Câu 3: Chọn đại từ thích hợp để điền vào (...):
a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ (……………....) đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.
b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (………………....) rất tự hào về sản phẩm của mình.
Câu 4: Chọn các đại từ xưng hô thích hợp để thay thế cho từ “Ngọc Mai” trong đoạn văn sau:
Ngọc Mai là một học sinh chăm ngoan. Ở lớp, lúc nào Ngọc Mai cũng chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Ngọc Mai cũng năng nổ phát biểu và đặt câu hỏi trong giờ học. Lúc nào, Ngọc Mai cũng chăm chỉ làm bài tập về nhà, và hoàn thành các dặn dò của thầy cô. Nếu gặp bài tập khó, Ngọc Mai sẽ hỏi chị gái hoặc bố để có thể hiểu bài. Cuối tuần, Ngọc Mai thường đạp xe lên thư viện để đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi hay. Nhờ vậy, thành tích học tập của Ngọc Mai lúc nào cũng dẫn đầu cả lớp.
Câu 5: Lập dàn ý cho bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.
* Gợi ý
- Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)
- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
+ Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).
+ Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.
+ Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác: