Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 11 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 11
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Luyện tập sử dụng từ điển.
- Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.
Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa.
Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Nông Lương Hoài)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
A. Để tìm kiếm thức ăn cho mình.
B. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành
C. Để khỏi bị ngạt thở vì trong kén quá chật.
D. Để tìm kiếm ánh sáng bên ngoài vì trong kén quá tối.
Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được?
A. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi kén.
B. Vì chú không có sự trợ giúp từ bên ngoài.
C. Vì sức của chú quá yếu.
D. Vì chú lười biếng và ỉ lại.
Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào?
A. Một con bướm khác tới giúp sức phá kén để chú bướm nhỏ thoát ra.
B. Một anh chàng đã lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm để giúp chú bướm nhỏ thoát ra.
C. Chú bướm nhỏ đã cố gắng dùng sức của mình để thoát ra khỏi chiếc kén.
D. Chú bướm nhỏ không làm gì cả, đợi tới cái kén tự rách thì chui ra.
Câu 4. Điều gì đã xảy ra khi chú bướm nhỏ thoát ra được chiếc kén?
A. Chú bướm nhỏ cất cao đôi cánh bay tới những nơi có hoa thơm, mật ngọt.
B. Phải mất mấy hôm cánh mới hết nhăn, thân hết sưng và có thể bay được.
C. Thân hình sưng phồng, đôi cánh nhăn nhúm.
D. Chú bướm nhỏ biết ơn chàng trai nên cứ quanh quẩn bên cạnh anh ta mãi.
Câu 5. Kết cục mà chú bướm phải gánh chịu khi thoát ra ngoài chiếc kén trước khi trưởng thành là gì?
A. Trở thành một chú bướm đặc biệt được vạn vật yêu thương.
B. Quay lại về chiếc kén rách để chữa trị vết phồng trên thân và những nếp nhăn trên cánh.
C. Chú phải tìm đến bác sĩ để chưa trị những vết thương trên thân mình.
D. Chú bướm không thể bay được, phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
Câu 6. Theo em, chiếc kén có ý nghĩa gì đối với mỗi chú bướm?
A. Chiếc kén là tổ ấm bảo vệ chú bướm trong những ngày còn nhỏ.
B. Chiếc kén là vật cản trở sự trưởng thành của chú bướm.
C. Chiếc kén là vật thúc đẩy sự trưởng thành của chú bướm, khiến chú ta phải nỗ lực mới thoát ra được cái lỗ nhỏ xíu đó.
D. Chiếc kén không có ý nghĩa gì đối với chú bướm.
III. Luyện tập
Câu 1: Đọc các từ trong ngoặc và tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ.
(tổ quốc, quốc gia, độc lập, tự do)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 3: Đặt câu với các từ em đã tìm hiểu nghĩa ở bài tập 1
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 3: Nối từ ở cột bên trái phù hợp với nghĩa ở cột bên phải.
1. Văn minh |
|
a. hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực. |
2. Khoa học |
b. quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong của một hiện tượng, một sự vật nào đó diễn ra theo thứ tự thời gian |
|
3. Lịch sử |
c. trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng |
|
4. Văn hóa |
d. tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử |
Câu 4: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách mà em ấn tượng nhất.
* Gợi ý
- Mở đầu:
+ Tên cuốn sách là gì?
+ Tác giả là ai?
+ Nhân vật mà em ấn tượng hoặc yêu thích nhất là ai?
+ Ấn tượng về nhân vật đó như thế nào?
- Triển khai:
+ Ngoại hình
+ Tính cách
+ Tài năng
- Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật đó như thế nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................
........................................................
........................................................
Xem thêm các chương trình khác: