Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 31 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 129 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 31

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

- Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 31 có đáp án (ảnh 1)

Nhụ nghe bố nói với ông:

- Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.

- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.

- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.

Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:

- Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối.

Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:

- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?

Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.

- Để có một ngôi làng như một ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang…

Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:

- Thế nào con, đi với bố chứ?

- Vâng! Nhụ đáp nhẹ.

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi tận chân trời…

TRẦN NHUẬN MINH

- Ngư trường: Vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt

- Vàng lưới: Bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.

- Lưới đáy: Lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển

- Lưu cữu: Để cố định đã lâu, không thay đổi

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1: Bài văn Lập làng giữ biển gồm có những nhân vật nào?

A. Hai nhân vật, người cha và con trai.

B. Ba nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, ông của Nhụ.

C. Bốn nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ,ông của Nhụ.

D. Năm nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ, anh của Nhụ, ông của Nhụ.

Câu 2: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

A. Bàn chuyện chuyển nhà lên thủ đô sống.

B. Bàn chuyện lấy vợ cho người anh trai của Nhụ.

C. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà cả Nhụ ra đảo.

D. Đóng một con thuyền thật to để chở mọi người ra đảo.

Câu 3: Theo kế hoạch của bố Nhụ, sẽ đưa dần cả nhà ra đảo theo thứ tự như thế nào?

A. Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến ông Nhụ.

B. Sẽ đưa mẹ Nhụ ra trước, rồi đến ông Nhụ, rồi đến Nhụ.

C. Sẽ đưa ông Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến Nhụ.

D. Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến ông Nhụ, rồi đến mẹ Nhụ.

Câu 4: Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào?

A. Bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo ở làng, xã.

B. Bố Nhụ là người đánh kẻng ở xã.

C. Bố Nhụ là bảo vệ xã.

D. Bố Nhụ là người quét dọn ở xã.

Câu 5: Trước kế hoạch của bố Nhụ, ông Nhụ đã nói gì?

A. Bố ủng hộ kế hoạch của con.

B. Tao chết ở đây thôi. Sức còn không chịu được sóng.

C. Tao đã đến tuổi gần đất xa trời, có chết cũng chết ở đây thôi. Gia đình con cứ chuẩn bị ra đảo đi.

D. Đây là nơi mà từ nhỏ bố đã được sinh ra, lớn lên và gắn bó. Bố không muốn đi đâu cả.

Câu 6: Nhụ nghĩ gì về kế hoạch của bố?

A. Nhụ cho rằng kế hoạch của bố chỉ là viển vông, hão huyền nhưng vì là trẻ nhỏ nên vẫn phải theo bố.

B. Nhụ cho rằng ý tưởng của bố thì rất hay nhưng kế hoạch thì có chút mạo hiểm.

C. Nhụ đồng ý đi theo bố ra biển lập làng, Nhụ tin kế hoạch của bố và đã bắt đầu mơ tưởng tới cuộc sống mới nơi ngôi làng biển mới.

D. Nhụ không đồng ý, Nhụ không muốn mạo hiểm đi cùng bố.

Câu 7: Ý nghĩa của bài Lập làng giữ biển là gì?

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................

III. Luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

Tố Hữu

a. Tìm các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ.

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................... b. Nhận xét cách viết các danh từ tìm được.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 2: Tìm trong các đoạn thơ sau những danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

a.

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về... Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Tố Hữu

b.

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân

Tên Anh đã thành tên đất nước

Ôi anh Giải phóng quân!

Lê Anh Xuân

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 3: Viết 2 - 3 câu về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ, trong đó có ít nhất một danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về Ngày hội thể thao được tổ chức ở trường em.

* Gợi ý

- Giới thiệu về sự việc

- Không khí vui tươi, rộn ràng của Ngày hội thể thao

- Một số hoạt động thể thao diễn ra trong hội thi (bóng đá, cầu lông, đá cầu, cờ vua,...) lôi cuốn người xem

- Cảm xúc của em khi được chứng kiến sự việc đó.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

……………………………

……………………………

……………………………

1 129 12/08/2024
Mua tài liệu