Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 32 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 32 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 160 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 32

CHỦ ĐỀ 4: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài.

- Luyện tập viết bài văn tả người.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 32 có đáp án (ảnh 1)

Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có diện tích rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…, một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,… đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định)…

Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều.

Theo PHAN NGUYÊN HỒNG

- Rừng ngập mặn: loại rừng ở vùng ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nước mặn.

- Quai đê: đắp đê bao quanh một khu vực.

- Phục hồi: làm cho trở lại như trước.

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Con hãy nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?

A. Lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, nước dễ tràn vào các khu dân cư.

B. Lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

C. Đê điều dễ bị xói lở, người dân dễ rơi vào cảnh khốn khổ.

D. Lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, nguồn nước mang chất độc dễ tràn vào khu dân cư.

Câu 2: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

A. Vì các tỉnh này đã có truyền thống trồng rừng ngập mặn từ lâu.

B. Vì các tỉnh này đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.

C. Vì có một ông cụ tới dạy người dân nơi đây trồng rừng ngập mặn.

D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Nối phần lí giải ở bên phải với các từ ở bên trái để được những kết hợp đúng.

Rừng ngập mặn

Làm cho trở lại như trước.

Quai đê

Đắp đê bao quanh một khu vực.

Phục hồi

Loại rừng ở vùng ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nước mắt.

Câu 4: Trình bày ý nghĩa của bài văn Trồng rừng ngập mặn?

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

III. Luyện tập:

Câu 1. Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i Paxtơ có thể tiếp tục đi học. ác boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Theo Đức Hoài

.........................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2. Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:

- Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, iuri gagarin.

- Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, niagara.

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Câu 3. Ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy

Quốc gia

Thủ đô

Trung Quốc

Bắc Kinh

Pháp

Mát-xcơ-va

Nhật Bản

Pa-ri

Đức

Béc-lin

Nga

Tô-ki-ô

Câu 4. Viết bài văn tả cô giáo mà em yêu quý nhất.

* Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu cô giáo:

- Cô giáo của em khoảng bốn mươi tuổi.

- Cô là người mẹ thứ hai của em.

b. Thân bài: Tả ngoại hình của cô.

- Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.

- Mái tóc đen, dài xõa ngang vai.

- Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.

- Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.

- Nước da trắng trẻo.

- Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.

- Bước đi uyển chuyển.

- Giọng nói rõ ràng, rành mạch.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cô.

- Cô giáo thật dễ thương, gần gũi

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

……………………………

……………………………

……………………………

1 160 12/08/2024
Mua tài liệu