Giải SBT Hóa 11 Bài 33: Luyện tập ankin

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 33: Luyện tập ankin chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Hóa 11 Bài 33. Mời các bạn đón xem:

1 826 25/09/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Hóa 11 Bài 33: Luyện tập ankin

Bài 33.1 trang 51 sbt Hóa 11:

1. Công thức phân tử nào cho dưới đây phù hợp với penten?

A. C5H8   

B. C5H10

C. C5H12             

 D. C3H6

Lời giải:

Đáp án B

Penten là anken, có công thức chung CnH2n, vậy đáp án B thỏa mãn.

2. Hợp chất nào dưới đây là ankin?

A. C2H2             

B. C8H8

C. C4H4             

D. C6H6

Lời giải:

Đáp án A

Công thức chung của ankin là CnH2n-2, vậy đáp án A thỏa mãn.

3. Gốc nào dưới đây là ankyl?

A. -C3H5             

B. -C6H5

C. -C2H3             

D. -C2H5

Lời giải:

Đáp án D

Ankan mất đi 1 H được gốc ankyl

C2H5 - : gốc etyl

Bài 33.2 trang 51 sbt Hóa 11:

1. Trong 4 chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất là?

A. eten.

B. propen.

C. but-1-en.

D. pent-1-en.

Lời giải:

Đáp án D

Pent – 1 – en có phân tử khối lớn nhất nên có nhiệt độ sôi cao nhất.

2. Chất nào dưới đây không tác đụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac?

A. but-1-in

B. but-2-in

C. propin

D. etin

Lời giải:

Đáp án B

But – 2 – in không có liên kết ba đầu mạch nên không tác dụng với AgNO3/ NH3.

3. Chất nào sau đây không tác dụng với Br2 (tan trong CCl4) là?

A. but-1-in.

B. but-1-en.

C. xiclobutan.

D. xiclopropan.

Lời giải:

Đáp án C

Xiclobutan có vòng 4 cạnh, nên không có phản ứng cộng mở vòng với brom.

Bài 33.3 trang 51 sbt Hóa 11: Cho propin tác dụng với HCl theo hai gian đoạn liên tiếp thì sản phẩm chính thu được là:

A. CH3-CHCl-CH2Cl.

B. CH3-CH2-CHCl2.

C. ClCH2-CH2-CH2Cl.

D. CH3-CCl2-CH3.

Lời giải:

Đáp án D

CH≡C – CH3 +HCl (1:1) CH2 = CCl – CH3 +HCl (1:1) CH3-CCl2-CH3.

Bài 33.4 trang 51 sbt Hóa 11: Cho axetilen phản ứng cộng với nước, xúc tác là HgSO4 và H2SO4 thì sản phẩm cuối cùng thu được là

Cho axetilen phản ứng cộng với nước, xúc tác là HgSO4 và H2SO4  (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án C

CH ≡ CH + H2   HgSO4,H2SO4    CH3CHO

Bài 33.5 trang 51 sbt Hóa 11: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế PVC xuất phát từ các chất vô cơ: CaO, HCl, H2O, C.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế PVC  (ảnh 1)

Bài 33.6 trang 52 sbt Hóa 11: Hỗn hợp khí A chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11 g hỗn hợp A, thu được 12,6 g H2O. Mặt khác, nếu dẫn 11,2 lít A (đktc) qua nước brom (lấy dư) thì khối lượng brom nguyên chất phản ứng tối đa là 100 g.

Hãy xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.

Lời giải:

Giả sử trong 11 gam hỗn hợp A có x mol CH4, y mol C2H2 và z mol C3H6:

16x + 26y + 42z = 11 (1)

Khi đốt cháy 11 g A:

Hỗn hợp khí A chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11 g hỗn hợp A (ảnh 1)

Số mol H2O:

2x + y + 3z = 0,7 (mol) (2)

Số mol A được dẫn qua nước brom là: 11,222,4=0,5 mol

Số mol Br2 đã dự phản ứng: 100160=0,625 mol

Nếu dẫn 11 g A đi qua nước brom: 

CH4 không phản ứng

x mol

Hỗn hợp khí A chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11 g hỗn hợp A (ảnh 1)

Như vậy: (x + y + z) mol A tác dụng với (2y + z) mol Br2, 0,500 mol A tác dụng với 0,625 mol Br2

 x+y+z0,5=2y+z0,625

suy ra 5x + z = 3y

Giải hệ phương trình, tìm được x = 0,1; y = 0,2; z = 0,1

Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A:

Hỗn hợp khí A chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11 g hỗn hợp A (ảnh 1)

Bài 33.7 trang 52 sbt Hóa 11: Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,96 g 02 và 1,3 gam hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Nhiệt độ trong bình t1 = 0oC và áp suất trong bình p1 = 0,5 atm.

Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp A cháy hoàn toàn. Sau phản ứng, nhiệt độ trong bình là t2 = 136,5oC và áp suất là p2 atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng đi qua bình thứ nhất đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng dung dịch NaOH (có dư) thì khối lượng bình thứ hai tăng 4,18 g.

1. Tính p2, biết rằng thể tích bình không đổi.

2. Xác định công thức phân tử và phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp A nếu biết thêm rằng trong hỗn hợp đó có một chất là anken và một chất là ankin.

Lời giải:

Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,96 g 02 và 1,3 gam hỗn hợp khí A (ảnh 1)

H2SO4 + nH2O → H2SO4.nH2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Số mol CO2 là: 4,1844=0,095 mol

Khối lượng C trong hỗn hợp A là: 0,095.12 = 1,14 (g).

Khối lượng H trong hỗn hợp A là: 1,3 - 1,14 = 0,16 (g).

Số mol H2O sau phản ứng là: 0,162=0,08 mol

Để tạo ra 0,095 mol CO2 cần 0,095 mol O2;

Để tạo ra 0,08 mol H2O cần 0,04 (mol) O2.

Số mol O2 đã tham gia phản ứng là: 0,095 + 0,04 = 0,135 (mol).

Số mol O2 ban đầu là: 4,9632=0,155 mol

Số mol O2 còn dư là: 0,155 - 0,135 = 0,02 (mol).

Số mol 3 chất trong bình sau phản ứng:

0,095 + 0,08 + 0,02 = 0,195 (mol).

Nếu ở đktc thì Vo = 0,195.22,4 = 4,37 (lít).

Thực tế V2 = 8,4 lít

P2V2T2=P0V0T0

Suy ra  

P2=P0V0T0.T2V2=1.4,37273.(273+136,5)8,4= 0,78 atm

2. Đổi thể tích hỗn hợp khí trước phản ứng về đktc:

 P1V1=P0V'0V'0=P1V1P0           =0,5.8,41=4,21

Số mol khí trước phản ứng: 4,222,4=0,1875 mol

Số mol 2 hiđrocacbon: 0,1875 - 0,155 = 0,0325 (mol).

Đặt lượng CnH2n là a mol, lượng CmH2m-2 là b mol,

ta có a + b = 0,0325.

Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,96 g 02 và 1,3 gam hỗn hợp khí A (ảnh 1)

Số mol O2: l,5na + (l,5m - 0,5)b = 0,135 (2)

Số mol CO2: na + mb = 0,095 (3)

Từ (2) và (3), tìm được b = 0,015 ⇒ a = 0,0175

Thay các giá trị của a và b vào (3), ta có:

1,75.10−2n + 1,5.10−2m = 9,5.10−2

7n + 6m = 38

Nếu n = 2 thì m=382.76=4

Nếu n = 3 thì m=383.76=2,83 (loại)

Nếu n > 3 thì m < 2 (loại).

% về thể tích của C2H41,75.1023,25.102.100%=53,8%

% về thể tích của C4H6 là 46,2%

Bài 33.8 trang 52 sbt Hóa 11: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các hiđrocacbon sau:

1. axetilen và metan;

2. axetilen và etilen;

3. axetilen, etilen và metan;

4. but-1-in và but-2-in.

Lời giải:

1. Dùng phản ứng với nước brom, axetilen làm mất màu dung dịch brom còn metan thì không.

CH≡CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2

2. Dùng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong amoniac, axetilen tạo kết tủa vàng còn etilen thì không.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg (↓ vàng) + 2NH4NO3

3. Dùng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong amoniac sau đó dùng phản ứng với nước brom. Cách tiến hành:

+ Dẫn lần lượt từng khí qua dung dịch AgNO3/NH3, nếu có kết tủa vàng xuất hiện chứng tỏ khí là axetilen.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg (↓ vàng) + 2NH4NO3

+ Hai khí còn lại là etilen và metan, dẫn qua dung dịch brom. Nếu dung dịch brom nhạt dần đến  mất màu thì khí là etilen, không hiện tượng là metan,

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

4. Dùng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong amoniac, but – 1 – in tạo kết tủa vàng, còn but – 2 – in thì không.

CH≡C – CH2 – CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C – CH2 – CH3 + NH4NO3

Bài 33.9 trang 52 sbt Hóa 11: Cho biết phương pháp làm sạch chất khí:

1. metan lẫn tạp chất là axetilen và etilen;

2. etilen lẫn tạp chất là axetilen.

Lời giải:

Đáp án

1. Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước brom (lấy dư), chỉ có metan lẫn hơi nước thoát ra. Sau đó dẫn metan đi qua H2SO4 đặc để làm khô.

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

CH≡CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2

2. Dẫn hỗn hợp khí đi qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, khí thoát ra khỏi dung dịch là etilen có lẫn hơi nước. Sau đó dẫn etilen đi qua H2SO4 đặc để làm khô.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg (↓ vàng) + 2NH4NO3

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác

Bài 36: Luyện tập hidrocacbon thơm

Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon

Bài 39: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon 

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Luyện tập: Ankin

Trắc nghiệm Luyện tập: Ankin có đáp án

1 826 25/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: