Giải SBT Hóa 11 Bài 41: Phenol

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 41: Phenol chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Hóa 11 Bài 41. Mời các bạn đón xem:

1 1,139 29/09/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Hóa 11 Bài 41: Phenol

Bài 41.1 trang 65 sbt Hóa 11: Chất nào sau đây không phải là phenol?

A. Chất nào sau đây không phải là phenol (ảnh 1)

B. Chất nào sau đây không phải là phenol (ảnh 1)

C. Chất nào sau đây không phải là phenol (ảnh 1)

D. Chất nào sau đây không phải là phenol (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án B

Chất B có nhóm OH liên kết trực tiếp với cacbon no nên là ancol thơm (ancol benzylic).

Bài 41.2 trang 65 sbt Hóa 11: Chất sau có tên là gì?Bài 41.2 trang 65 SBT Hóa học 11: Chất sau có tên là gì (ảnh 1)

A. 4-metylphenol

B. 2-metylphenol

C. 5-metylphenol

D. 3-metylphenol

Lời giải:

Đáp án D

Đánh số thứ tự trên vòng benzen sao cho tổng số chỉ các vị trí nhánh là nhỏ nhất.

C số 1 bắt đầu từ C chứa nhóm OH.

Tên hợp chất là: 3-metylphenol

Bài 41.3 trang 65 sbt Hóa 11: Chất X là một hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. X có phản ứng với Na nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. Công thức cấu tạo của X là:

A. Chất X là một hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O (ảnh 1)

B. Chất X là một hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O (ảnh 1)

C. Chất X là một hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O (ảnh 1)

D. Chất X là một hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án D

Chất X tác dụng với Na nhưng không tác dụng với NaOH nên X là ancol.

Bài 41.4 trang 65 sbt Hóa 11: Chất sau có tác dụng với dung dịch NaOH không? Nếu có thì tạo ra sản phẩm hữu cơ nào?

A. Không có tác dụng Chất sau có tác dụng với dung dịch NaOH không? Nếu có thì tạo ra sản phẩm hữu cơ nào (ảnh 1)

B. Có tác dụng, tạo ra Chất sau có tác dụng với dung dịch NaOH không? Nếu có thì tạo ra sản phẩm hữu cơ nào (ảnh 1)

C. Có tác dụng, tạo ra Chất sau có tác dụng với dung dịch NaOH không? Nếu có thì tạo ra sản phẩm hữu cơ nào (ảnh 1)

D. Có tác dụng, tạo ra Chất sau có tác dụng với dung dịch NaOH không? Nếu có thì tạo ra sản phẩm hữu cơ nào (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án B

Chất trên có nhóm OH gắn trực tiếp vào vòng benzen nên có thể tác dụng với NaOH.

Phương trình hóa học:

Chất sau có tác dụng với dung dịch NaOH không? Nếu có thì tạo ra sản phẩm hữu cơ nào (ảnh 1)

Bài 41.5 trang 65 sbt Hóa 11: Viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) khi cho C6H5-OH và C6H5CH2-OH tác dụng với:

1. Na;

2. Dung dịch NaOH;

3. Dung dịch HBr (có mặt H2SO4 đặc, đun nóng).

Ghi tên các chất hữu cơ có trong phương trình hoá học.

Lời giải:

1. 2C6H5OH (phenol) + 2Na → 2C6H5ONa (natri phenolat) + H2

2C6H5CH2OH + 2Na → 2C6H5CH2ONa (natri benzylat) + H2

2. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5CH2OH không có phản ứng

3. C6H5OH không có phản ứng

C6H5CH2OH + HBr    t°, H2SO4    C6H5CH2Br (benzyl bromua) + H2O

Bài 41.6 trang 66 sbt Hóa 11: Chứng minh rằng trong phân tử phenol C6H5OH, gốc -C6H5 đã có ảnh hưởng đến tính chất của nhóm -OH và nhóm -OH đã có ảnh hưởng đến tính chất của gốc -C6H5.

Lời giải:

- So sánh C2H5OH với C6H5OH, ta thấy:

C2H5OH không tác dụng với NaOH;

C6H5OH tác dụng dễ dàng với dung dịch NaOH

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Vậy: Gốc - C6H5 đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H thuộc nhóm -OH trong phân tử phenol so với trong phân tử ancol.

- So sánh C6H6 với C6H5OH, ta thấy:

C6H6 không tác dụng với nước brom;

C6H5OH tác dụng với nước brom tạo ra kết tủa trắng:

Chứng minh rằng trong phân tử phenol C6H5OH, gốc -C6H5 đã có ảnh hưởng  (ảnh 1)

Vậy do ảnh hưởng của nhóm OH, nguyên tử H của gốc - C6H5 trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong phân tử C6H6.

Bài 41.7 trang 66 sbt Hóa 11: Sục khí cacbonic vào dung dịch natri phenolat ở nhiệt độ thường, thấy dung dịch vẩn đục, sau đó đun nóng dung dịch thì dung dịch lại trong. Giải thích những hiện tượng vừa nêu và viết phương trình hoá học (nếu có).

Lời giải:

Phenol có tính axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic. Vì vậy, axit cacbonic đẩy được phenol ra khỏi natri phenolat:

C6H5ONa + H2O + CO2 → C6H5OH + NaHCO

Ở nhiệt độ thường, phenol rất ít tan trong nước, vì vậy, các phân tử phenol không tan làm cho dung dịch vẩn đục.

Ở nhiệt độ cao, phenol tan rất tốt trong nước (trên 70oC, tan vô hạn trong nước). Vì thế, khi đun nóng, phenol tan hết và dung dịch lại trong.

Bài 41.8 trang 66 sbt Hóa 11: Hỗn hợp M gồm ancol metylic, ancol etylic và phenol. Cho 14,45 g M tác dụng với Na (lấy dư), thu được 2,806 lít H2 (ở 27oC và 750 mm Hg). Mặt khác 11,56 g M tác dụng vừa hết với 80 ml dung dịch NaOH 1M. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.

Lời giải:

Khi 11,56 g M tác dụng với dung dịch NaOH:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Số mol C6H5OH trong 11,56 g M = số mol NaOH = 0,08(mol)

Số mol C6H5OH trong 14,45 g M = 0,08.14,4511,45=0,1 mol

Khi 14,45g M tác dụng với Na:

Hỗn hợp M gồm ancol metylic, ancol etylic và phenol. Cho 14,45 g M  (ảnh 1)

Suy ra x + y = 0,125 (1)

Mặt khác 0,1.94 + 32x + 46y = 14,45

32x + 46y = 5,05 (2)

Từ (1) và (2), tìm được x = 0,05; y = 0,075.

Thành phần khối lượng các chất trong hỗn hợp:

C6H5OH chiếm: 0,1.9414,45.100%=65%

CH3OH chiếm: 0,05.3214,45.100%=11%

C2H5OH chiếm: 0,075.4614,45.100%=24%

Bài 41.9 trang 66 sbt Hóa 11: Để đốt cháy hoàn toàn 2,70 g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2 (đktc). Sản phẩm thu được chỉ có COvà H2O trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O 5,9 g.

1. Xác định công thức đơn giản nhất của A.

2. Xác định công thức phân tử biết rằng phân tử khối của A nhỏ hơn phân tử khối của glucozơ (C6H12O6).

3. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A biết rằng A là hợp chất thơm. Ghi tên ứng với mỗi công thức.

4. Chất A có tác dụng với Na và với NaOH được không?

Lời giải:

1.

Đặt số mol CO2 là x và số mol H2O là y

Theo bài ra ta có: 44x – 18y = 5,9 (1)

Bảo toàn khối lượng có:

44x + 18y = 2,7 + 0,2125.32=9,5 (2)

Giải hệ phương trình được: x = 0,175 và y = 0,1

Do đốt cháy chất hữu cơ A thu được CO2 và H2O nên trong A có thể có oxi.

moxi (A) = 2,7 – 0,175.12 – 0,1.2 = 0,4 vậy nO (A) = 0,025 mol

Giả sử A có công thức CxHyOz ta có:

x : y : z = 0,175 : 0,2 : 0,025 = 7 : 8 : 1

CTĐGN là C7H8O

2. Do phân tử khối của A nhỏ hơn 180 nên CTPT là C7H8O

3. Có 5 CTCT phù hợp:

Để đốt cháy hoàn toàn 2,70 g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2  (ảnh 1) (2-metylphenol (A1))

Để đốt cháy hoàn toàn 2,70 g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2  (ảnh 1) (3-metylphenol (A2))

Để đốt cháy hoàn toàn 2,70 g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2  (ảnh 1) (4-metylphenol (A3))

Để đốt cháy hoàn toàn 2,70 g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2  (ảnh 1) (ancol benzylic (A4))

Để đốt cháy hoàn toàn 2,70 g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2  (ảnh 1) (metyl phenyl ete (A5))

4. Có phản ứng với Na: A1, A2, A3, A4;

Có phản ứng với dung dịch NaOH: A1, A2, A3.

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 40: Ancol

Bài 42: Luyện tập dẫn xuất halogen, ancol, phenol

Bài 44: Anđehit-Xeton

Bài 45: Axit cacboxylic

Bài 46: Luyện tập anđehit - xeton - axit cacboxylic 

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Phenol

Trắc nghiệm Phenol có đáp án

1 1,139 29/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: