Giải SBT Hóa 11 Bài 46: Luyện tập anđehit - xeton - axit cacboxylic

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 46: Luyện tập anđehit - xeton - axit cacboxylic chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Hóa 11 Bài 46. Mời các bạn đón xem:

1 971 29/09/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Hóa 11 Bài 46: Luyện tập anđehit - xeton - axit cacboxylic

Bài 46.1 trang 73 sbt Hóa 11: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Tất cả các anđehit no, đơn chức, mạch hở đều có các đồng phân thuộc chức xeton và chức ancol.

B. Tất cả các xeton no đơn chức, mạch hở đều có các đồng phân thuộc chức anđehit và chức ancol.

C. Tất cả các ancol đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi đều có các đồng phân thuộc chức anđehit và chức xeton.

D. Tất cả các ancol đơn chức, mạch vòng no đều có các đồng phân thuộc chức anđehit và chức xeton.

Lời giải:

Đáp án A

Ví dụ HCHO, CH3CHO không có đồng phân thuộc chức ancol và chức xeton.

Bài 46.2 trang 73 sbt Hóa 11: Chất X là một anđehit mạch hở chứa a nhóm chức anđehit và b liên kết Chất X là một anđehit mạch hở chứa a nhóm chức anđehit và b liên kết  (ảnh 1)  ở gốc hiđrocacbon. Công thức phân tử của chất X có dạng là?

A. CnH2n−2a−2bOa

B. CnH2n−a−bOa

C. CnH2n+2−a−bOa

D. CnH2n+2−2a−2bOa

Lời giải:

Đáp án D

Số liên kết pi trong X là a + b

Vậy công thức phân tử của X có dạng: CnH2n+2−2a−2bOa

Bài 46.3 trang 74 sbt Hóa 11: Axit ađipic có công thức là HOOC[CH2]4COOH. Tên thay thế của chất này là

A. axit butanđioic.

B. axit butan-1,4-đioic.

C. axit hexanđioic.

D. axit hexan-1,6-đioic.

Lời giải:

Đáp án D

Axit ađipic còn có tên gọi là axit hexan-1,6-đioic

Bài 46.4 trang 74 sbt Hóa 11: Có bao nhiêu axit cacboxylic thơm (có vòng benzen) ứng với công thức phân tử C8H8O2?

A. 5 chất

B. 4 chất

C. 3 chất

D. 2 chất

Lời giải:

Đáp án B

Có 3 chất CH3-C6H4-COOH (-o, -m, -p) và 1 chất C6H5-CH2-COOH

Bài 46.5 trang 74 sbt Hóa 11: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, HCOOH và CH3COOH tăng dần theo trật tự:

A. C2H5OH < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH

B. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH.

C. C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.

D. C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.

Lời giải:

Đáp án C

Độ linh động: ancol < phenol < axit

Với các axit no có M càng lớn độ linh động của nguyên tử H trong OH càng giảm.

Bài 46.6 trang 74 sbt Hóa 11: Trong các chất dưới đây, chất nào không có phản ứng hóa học với cả 3 chất: Na, NaOH, NaHCO3?

A. C2H5-OH

B. C6H5-OH

C. C6H5-CHO

D. C6H5-COOH

Lời giải:

Đáp án C

Anđehit không phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3.

Bài 46.7 trang 74 sbt Hóa 11: Ghép tên chất với công thức cấu tạo cho phù hợp.

 Tên chất

  Công thức cấy tạo

1

Axit pentanoic

A

CH3-[CH2]2-COOH

2

Axit propandioic

B

CH2=CH-COOH

3

Axit butanoic

C

CH3-COOH

4

Axit propenoic

D

CH3-[CH2]3-COOH

5

Axit metanoic

E

H-COOH

6

Axit etanoic

F

CH2(COOH)2

Lời giải:

1 – D

2 – F

3 – A

4 – B

5 – E

6 - C.

Bài 46.8 trang 75 sbt Hóa 11: Viết phương trình hóa học thực hiện các biến đổi dưới đây. Các chất hữu cơ được viết dưới dạng công thức cấu tạo và ghi tên.

Viết phương trình hóa học thực hiện các biến đổi dưới đây (ảnh 1)

Lời giải:

Viết phương trình hóa học thực hiện các biến đổi dưới đây (ảnh 1)

Bài 46.9 trang 75 sbt Hóa 11: Anđehit axetic có thể khử được đồng (II) hiđroxit tạo ra kết tủa đồng (I) oxit có màu đỏ gạch.

Hãy viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng nói trên.

Lời giải:

Anđehit axetic có thể khử được đồng (II) hiđroxit tạo ra kết tủa đồng (I) oxit có màu đỏ gạch (ảnh 1)

Bài 46.10 trang 75 sbt Hóa 11: Chất hữu cơ A chỉ chứa cacbon, hiđro, oxi và chỉ có một loại nhóm chức.

Cho 0,9 g chất A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, thu được 5,4 g Ag.

Cho 0,2 mol A tác dụng với H2 có dư (xúc tác Ni nhiệt độ) ta được ancol B. Cho ancol B tác dụng với Na (lấy dư) thu được 4,48 lít H2 (đktc).

Xác định công thức và tên chất A.

Lời giải:

A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac tạo ra Ag; vậy A có chức anđehit.

0,2 mol anđehit kết hợp với hiđro phải tạo ra 0,2 mol ancol B có công thức R(CH2OH)x

Chất hữu cơ A chỉ chứa cacbon, hiđro, oxi và chỉ có một loại nhóm chức (ảnh 1)

Theo phương trình 1 mol B tạo ra x2 mol H2

Theo đầu bài 0,2 mol B tạo ra 0,2 mol H2

10,2=x0,4 suy ra x = 2

Vậy B là ancol hai chức và A là anđehit hai chức.

R(CHO)2 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → R(COONH4)2 + 4NH4NO3 + 4Ag↓

nandehitA=x4nAg = 14.5,4108=0,0125 mol

Khối lượng 1 mol A = 0,90,0125=72 gam

R(CHO)2 = 72

Suy ra R = 72 - 2.29 = 14. Vậy R là CH2

Chất hữu cơ A chỉ chứa cacbon, hiđro, oxi và chỉ có một loại nhóm chức (ảnh 1)

(propanđial)

Bài 46.11 trang 75 sbt Hóa 11: Chất hữu cơ X chỉ có chức anđehit. Biết 0,1 mol X có thể kết hợp với 4,48 lít H2 (lấy ở đktc) khi có chất xúc tác Ni và nhiệt độ thích hợp.

Mặt khác, nếu cho 7 g X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, thu được 27 g Ag.

Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của chất X.

Lời giải:

Theo đầu bài 0,1 mol anđehit X kết hợp được với 0,2 mol H2. Vậy X có thể là:

- Anđehit no hai chức CnH2n (CHO)2 hoặc

- Anđehit đơn chức có 1 liên kết đôi ở gốc CnH2n-1CHO.

1. Nếu X là CnH2n(CHO)2 thì:

CnH2n(CHO)2 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → CnH2n(COONH4)2 + 4NH4NO3 + 4Ag↓

nX=14nAg=6,25.102 mol

MX=76,25.102=112 g/mol

MCnH2n(CHO)2 = 112 (g/mol) hay 14n + 2.29 = 112 suy ra n = 3,86 (loại)

2. Nếu X là CnH2n-1CHO:

CnH2n-1CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CnH2n-1COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓

nX=12nAg=1,25.101 mol

MX=71,25.101=56 g/mol

MCnH2n−1CHO = 56 (g/mol) suy ra 14n + 28 = 56 suy ra n = 2

CTPT: C3H4O

CTCT: CH2 = CH-CHO propenal.

Bài 46.12 trang 75 sbt Hóa 11: Hỗn hợp M chứa ba hợp chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng (MY < MX). Chất Z là đồng phân của chất Y.

Nếu làm bay hơi 3,2 g M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 1,68g khí nitơ ở cùng điều kiện.

Để đốt cháy hoàn toàn 16g M cần dùng vừa hết 23,52 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O với số mol bằng nhau.

Nếu cho 48g M tác dụng với Na (lấy dư), thu được 1,68 lít H2 (đktc).

Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.

Lời giải:

Số mol 3 chất trong 3,20 g hỗn hợp M: 1,6828=0,06 mol

Số mol 3 chất trong 16 g M: 0,06.163,2=0,3

Khi đốt hỗn hợp M ta chỉ thu được CO2 và H2O.

Vậy, các chất trong hỗn hợp đó chỉ có thể chứa C, H và O.

Đặt công thức chất X là CxHyOz thì chất Y là Cx+1Hy+2Oz. Chất Z là đồng phân của Y nên công thức phân tử giống chất Y.

Giả sử trong 16 g hỗn hợp M có a mol chất X và b mol hai chất Y và Z:

Hỗn hợp M chứa ba hợp chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y (ảnh 1)

Khi đốt 16 g M thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được bằng tổng khối lượng của M và O2 và bằng:

16+23,5222,4.32=49,6

Mặt khác, nCO2=nH2O=n

44n + 18n = 49,6 suy ra n = 0,8

Hỗn hợp M chứa ba hợp chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y (ảnh 1)

Số mol CO2 là: xa + (x + 1)b = 0,8 (mol) (3)

Số mol H2O là: ya+(y+2)b2=0,8 mol

do đó: ya + (y + 2)b = 1,6 (4)

Giải hệ phương trình:

Biến đổi (3) ta có x(a + b) + b = 0,8

Vì a + b = 0,3 nên b = 0,8 - 0,3x

Vì 0 < b < 0,3 nên 0 < 0,8 - 0,3x < 0,3 suy ra 1,66 < x < 2,66

x nguyên suy ra x = 2 suy ra b = 0,8 - 0,3.2 = 0,2

suy ra a = 0,3 - 0,2 = 0,1

Thay giá trị của a và b vào (4), tìm được y = 4.

Thay giá trị của a, b, x và y vào (2), tìm được z = 1.

Vậy chất X có CTPT là C2H4O, hai chất Y và z có cùng CTPT là C3H6O.

Chất X chỉ có thể có CTCT là Hỗn hợp M chứa ba hợp chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y (ảnh 1)  (etanal) vì chất CH2 = CH - OH không bền và chuyển ngay thành etanal.

Chất Y là đồng đẳng của X nên CTCT là Hỗn hợp M chứa ba hợp chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y (ảnh 1) (propanal).

Hỗn hợp M có phản ứng với Na. Vậy, chất Z phải là ancol CH2 = CH - CH2 - OH (propenol):

2CH2 = CH - CH2 - OH + 2Na → 2CH2 = CH - CH2 - ONa + H2

Số mol Z trong 48 g M là: 2. số mol H2 = 0,15 (mol).

Số mol Z trong 16 g M là: 0,15.1648=0,05

Số mol Y trong 16 g M là: 0,2 - 0,05 = 0,15 (mol).

Thành phần khối lượng của hỗn hợp M:

Chất X chiếm: 0,1.4416.100%=27,5%

Chất Y chiếm: 0,15.5816.100%=54,4%

Chất Z chiếm: 0,05.5816.100%=18,1%

Bài 46.13 trang 76 sbt Hóa 11: Viết phương trình hoá học thưc hiện các biến hoá dưới đây (mỗi mũi tên là một phản ứng):

Viết phương trình hoá học thưc hiện các biến hoá dưới đây (mỗi mũi tên là một phản ứng (ảnh 1)

Lời giải:

(1) CH2=CH2 + HCl xt CH3−CH2−Cl

(2) C2H5Cl + NaOH ancol CH2=CH2 + NaCl + H2O

(3) C2H5Cl + NaOH H2O C2H5OH + NaCl

(4) C2H5OH + HCl to C2H5Cl + H2O

(5) C2H4 + H2H+ C2H5OH

(6) C2H5OH  170o,H2SO4 C2H4 + H2O

(7) C2H5OH + CuO to CH3CHO + Cu + H2O

(8) CH3CHO + H2 to,Ni C2H5OH

(9) C2H5OH + O2 xt CH3COOH + H2O

(10) 2CH3CHO + H2 xt 2CH3COOH

(11) CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

(12) 2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4

(13) CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

(14) CH3COOC2H5 + H2 CH3COOH + C2H5OH

(15) CH3COOC2H5 + NaOH to CH3COONa + C2H5OH

Bài 46.14 trang 76 sbt Hóa 11: Có 4 bình (không ghi nhãn), mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch (dung môi là nước): propan-1-ol, propanal, axit propanoic và axit propenoic.

Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch đó. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Lời giải:

Cho 4 dung dịch thử phản ứng với dung dịch AgNO3 trong amoniac; dung dịch nào có phản ứng tráng bạc là dung dịch propanal (3 dung dịch còn lại không phản ứng):

C2H5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C2H5COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓

Thử 3 dung dịch còn lại với nước brom, chỉ có axit propenoic làm mất màu nước brom:

CH2 = CH - COOH + Br2 → CH2Br - CHBr - COOH

Thử 2 dung dịch còn lại với CaCO3, chỉ có axit propanoic hoà tan CaCO3 tạo ra chất khí:

2C2H5COOH + CaCO3 → (C2H5COO)2Ca + H2O + CO2

Dung dịch cuối cùng là dung dịch propan-1-ol.

Bài 46.15 trang 76 sbt Hóa 11: Chất A là một axit cacboxylic no, mạch hở. Để trung hoà 50 g dung dịch A có nồng độ 5,20% cần dùng vừa đúng 50 ml dung dịch NaOH 1 M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 15,6 g chất A, thu được 10,080 lít CO2 (đktc).

Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A.

Vận dụng quy tắc đọc tên thay thế của axit, hãy cho biết tên của A.

Lời giải:

A là axit no, mạch hở, chưa rõ là đơn chức hay đa chức

Vậy chất A là CnH2n+2-x(COOH)x; CTPT là Cn+xH2n+2O2x

Khối lượng mol A là (14n + 44x + 2) gam.

Khối lượng A trong 50 g dung dịch 5,2% là 50.5,2100=2,6 (g)

Số mol NaOH trong 50 ml dung dịch 1 M là: 1.501000=0,05 mol

CnH2n+2-x(COOH)x + xNaOH → CnH2n+2-x(COONa)x +xH2O

Theo phương trình: cứ (14n + 44x + 2) g A tác dụng với x mol NaOH

Theo đầu bài: cứ 2,6 g A tác dụng với 0,05 mol NaOH

14n+44x+22,6=x0,05(1)

Chất A là một axit cacboxylic no, mạch hở. Để trung hoà 50 g dung dịch A  (ảnh 1)

Theo phương trình: Khi đốt (14n + 44x + 2) g A thu được (n + x) mol CO2

Theo đầu bài: 

Khi đốt 15,6 g A thu được 10,0822,4=0,45 (mol) CO2

14n+44x+215,6=n+x0,45(2)

Từ (1) và (2), tìm được n = 1, x = 2 CTPT của A: C3H4O4

CTCT của A: HOOC - CH2 - COOH (Axit propanđioic)

Bài 46.16 trang 76 sbt Hóa 11: Hỗn hợp M chứa ancol no A và axit cacboxylic đơn chức B, cả hai đều mạch hở. Tổng số mol 2 chất trong hỗn hợp M là 0,5 mol. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M cần dùng vừa hết 30,24 lít O2. Sản phẩm cháy gồm có 23,4 g H2O và 26,88 lít CO2. Các thể tích đo ở đktc.

Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M, biết rằng chất B hơn chất A một nguyên tử cacbon.

Lời giải:

Khi đốt 0,5 mol hỗn hơp M, số mol CO2 thu đươc là: 26,8822,4=1,2 mol

Nếu đốt 1 mol hỗn hợp M, số mol CO2 thu được sẽ là 2,4 (mol).

Như vậy chất A và chất B có chứa trung bình 2,40 nguyên tử cacbon, chất A lại kém chất B 1 nguyên tử cacbon. Vậy, A có 2 và B có 3 nguyên tử cacbon.

A là ancol no có 2 cacbon: C2H6-x(OH)x hay C2H6Ox

B là axit đơn chức có 3 cacbon: C3HyO2.

Đặt số mol A là a, số mol B là b: a + b = 0,5 (1)

Hỗn hợp M chứa ancol no A và axit cacboxylic đơn chức B, cả hai đều mạch hở (ảnh 1)

Số mol O2 là: (3,5 - 0,5x)a + (2 + 0,25y)b = 1,35 (mol) (2)

Số mol CO2 là: 2a + 3b = 1,2 (mol) (3)

Số mol CO2 là: 3a+y2b=23,418=1,30 mol (4)

Giải hệ phương trình đại số tìm được: a = 0,3; b = 0,2; x = 2; y = 4.

Chất A: C2H6O2 hay CH2CH2OH     OH etanđiol (hay etylenglicol)

Chiếm 0,3.620,3.62+0,2.72.100%=56,4% khối lượng M.

Chất B: C3H4O2 hay CH2 = CH - COOH, axit propenoic chiếm 43,64% khối lượng M.

Bài 46.17 trang 76 sbt Hóa 11: Hỗn hợp M chứa 3 axit cacboxylic đơn chức mạch hở, trong đó hai chất là axit no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất là axit không no có một liên kết kép ở gốc hiđrocacbon.

Cho 29,6 g M tác dụng với dung dịch NaOH rồi cô cạn, thu được 40,6 g hỗn hợp muối khan. Đốt cháy hoàn toàn 8,88 g M thu được 6,72 lít CO2 (đktc).

Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.

Lời giải:

Các axit đơn chức tác dụng với NaOH như sau:

RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

Cứ 1 mol RCOOH biến thành 1 mol RCOONa thì khối lượng sẽ tăng thêm là:

23 - 1 = 22 (g).

Khi 29,6 g M biến thành hỗn hợp muối, khối lượng đã tăng thêm là:

40,6 - 29,6= 11 (g).

Vậy số mol 3 axit trong 29,60 g M là : 1122=0,5 mol

Khối lượng trung bình của 1 mol axit trong hỗn hợp là: 29,60,5=59,2 (g)

Vậy trong hỗn hợp M phải có axit có phân tử khối nhỏ hơn 59,2. Chất đó chỉ có thể là H-COOH. Nhưng M có 2 axit no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên đã có HCOOH thì phải có CH3COOH.

Giả sử trong 8,88 gam M có x mol HCOOH, Y mol CH3COOH và z mol CnH2n+1COOH

x+y+z=0,5.8,8829,6=0,15(1)46x+60y+(14n+44)z=8,88(2)

Hỗn hợp M chứa 3 axit cacboxylic đơn chức mạch hở, trong đó hai chất là axit no kế tiếp  (ảnh 1)

x + 2y + (n + 1)z = 0,3 (3)

Cách giải hệ phương trình:

Nhân 2 vế của phương trình (3) với 14 ta có

14x + 28y + (14n + 14)z = 4,2 (3’)

Lấy (2) trừ đi (3'):

32x + 32y + 30z = 4 68 (2')

Nhân (1) với 30 ta có:

30x + 30y + 30z = 4,50 (1')

Lấy (2') trừ đi (1'):

2x + 2y = 0,18 suy ra x + y = 0,09 suy ra z = 0,15 - 0,09 = 0,06

Thay các giá trị vừa tìm được vào phương trình (3), ta có:

0,09 + y + 0,06(n + 1) = 0,3

y = 0,15 - 0,06n

0 < y < 0,09 suy ra 0 < 0,15 - 0,06n < 0,09

1 < n < 2,5

Suy ra n = 2; y = 0,15 - 0,06.2 = 0,03 suy ra x = 0,06.

Thành phần khối lượng của hỗn hợp:

H-COOH(CH2O2) axit metanoic là: 0,06.468,88.100%=31,1%

CH3-COOH(C2H4O2) axit etanoic là: 0,03.608,88.100%=20,3%

CH2 = CH-COOH(C3H4O2) axit propenoic là: 0,06.728,88.100%=48,6%

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 40: Ancol

Bài 41: Phenol

Bài 42: Luyện tập dẫn xuất halogen, ancol, phenol

Bài 44: Anđehit-Xeton

Bài 45: Axit cacboxylic

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Luyện tập: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic

Trắc nghiệm Luyện tập: Anđehit, xeton và axit cacboxylic có đáp án

1 971 29/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: