Giải SBT Hóa 11 Bài 29: Anken

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 29: Anken chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Hóa 11 Bài 29. Mời các bạn đón xem:

1 969 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Hóa 11 Bài 29: Anken

Bài 29.1 trang 44 sbt Hóa 11: Hợp chất sau có tên là gì? Bài 29.1 trang 44 SBT Hóa học 11: Hợp chất sau có tên là gì (ảnh 1)

A. 2-đimetylpent-4-en.

B. 2,2-đimetylpent-4-en.

C. 4-đimetylpent-l-en.

D. 4,4-đimetylpent-l-en.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 29.1 trang 44 SBT Hóa học 11: Hợp chất sau có tên là gì (ảnh 1)

Tên: 4,4-đimetylpent-l-en.

Bài 29.2 trang 44 sbt Hóa 11: Hợp chất sau có tên là gì? Bài 29.2 trang 44 SBT Hóa học 11: Hợp chất sau có tên là gì (ảnh 1)

A. 3-metylenpentan

B. 1,1-đietyleten

C. 2-etylbut-1-en

D. 3-etylbut-3-en

Lời giải:

Đáp án C

Bài 29.2 trang 44 SBT Hóa học 11: Hợp chất sau có tên là gì (ảnh 1)

Tên: 2-etylbut-1-en

Bài 29.3 trang 44 sbt Hóa 11: Nhận xét sau đây là sai?

1. Tất cả các anken đều có công thức là CnH2n.

2. Tất cả các chất có công thức chung CnH2n đều là anken.

3. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch brom.

4. Tất cả các anken các chất làm mất màu dung dịch brom đều là KMnO4.

Lời giải:

Đáp án B

B sai vì xicloankan cũng có công thức chung là CnH2n.

Bài 29.4 trang 44 sbt Hóa 11: Hợp chất 2,4-đimetylhex-1-en ứng với công thức cấu tạo nào cho dưới đây?

Hợp chất 2,4-đimetylhex-1-en ứng với công thức cấu tạo nào cho dưới đây (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án B

Dựa vào tên gọi xác định được:

+ Mạch chính có 6 C

+ Liên kết đôi ở giữa C số 1 và số 2

+ Ở vị trí C số 2 và số 4 có nhóm – CH3

Vậy đáp án B thỏa mãn.

Bài 29.5 trang 45 sbt Hóa 11: Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào cho dưới đây là thuận tiện nhất?

A. Phản ứng đốt cháy

B. Phản ứng cộng với hiđro

C. Phản ứng với nước brom

D. Phản ứng trùng hợp

Lời giải:

Đáp án C

Eten làm mất màu dung dịch brom còn etan thì không.

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

Bài 29.6 trang 45 sbt Hóa 11: Chất X có công thức phân tử C4H8. X có thể làm mất màu dung dịch brom và khi tác dụng với HCl tạo ra một sản phẩm duy nhất. Tên chất X đó là

A. xiclobutan.

B. but-1-en.

C. but-2-en.

D. 2 metylprop-1-en.

Lời giải:

Đáp án C

X tác dụng với Br2 → loại A

X tác dụng với HCl được một sản phẩm duy nhất do đó X có tính đối xứng cao.

Vậy X là but – 2 – en.

Bài 29.7 trang 45 sbt Hóa 11: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba khí: etan, etilen và cacbon đioxit.

Lời giải:

Thử với nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là etilen:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Hai khí còn lại đem thử với nước vôi trong; chất nào làm dung dịch vẩn đục là CO2:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

 

Bài 29.8 trang 45 sbt Hóa 11: Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một anken. Khối lượng hỗn hợp A là 9 gam và thể tích là 8,96 lít. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được 13,44 lít CO2. Các thể tích được đo ở đktc. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng chất trong A.

Lời giải:

Khối lượng trung bình của 1 mol A:  = 22,5 g/mol

Trong hỗn hợp A phải có chất có M < 22,5, chất đó chỉ có thể là CH4.

Sau đó giải hệ: x+y        =0,416x+14my=9x+my    =0,6

Ta tìm được m = 3; x = 0,3; y = 0,1.

Bài 29.9 trang 45 sbt Hóa 11: 0,7 g một anken có thể làm mất màu 16,0 g dung dịch brom (trong CCl4) có nồng độ 12,5%.

1. Xác định công thức phân tử chất A.

2. Viết công thức cấu tạo của tất cả các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử tìm được. Ghi tên từng đồng phân.

Lời giải:

1. CnH2n + Br2 → CnH2nBr2

Số mol anken = số mol Br2 = 16.12,5100.160 = 0,0125 mol

 Khối lượng 1 mol anken = 0,70,0125 = 56 gam

14n = 56 suy ra n = 4 suy ra C4H8.

2. Công thức cấu tạo

0,7 g một anken có thể làm mất màu 16,0 g dung dịch brom (ảnh 1)

Bài 29.10 trang 45 sbt Hóa 11: Hỗn hợp khí A chứa eten và hiđro. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì A biến thành hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Tính hiệu suất phản ứng cộng hiđro của eten.

Lời giải:

Giả sử trong 1 mol hỗn hợp A có x mol C2H4 và (1-x) mol H2.

MA = 28x + 2(1 - x) = 7,5.2 = 15 (g/mol)

Suy ra x = 0,5.

Giả sử khi dẫn 1 mol A qua chất xúc tác Ni, có n mol C2H4 tham gia phản ứng:

C2H4  +   H2        C2H6n mol      n mol         n mol

Số mol khí còn lại trong hỗn hợp B là (1-n) mol. Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mB = mA= 15 g.

Khối lượng của 1 mol B:

MB=151n=9.2=18 suy ra n = 1

Hiệu suất phản ứng:

H=16.0,5.100% = 33,33%

Bài 29.11 trang 45 sbt Hóa 11: Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8,0. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

Lời giải:

Giả sử trong 1 mol A có x mol CnH2n và (1 - x) mol H2.

MA = 14nx + 2(1 - x) = 2.6 = 12 (g/mol) (1)

Khi đun nóng 1 mol A có mặt chất xúc tác Ni, tất cả anken đã chuyển hết thành ankan (vì B không làm mất màu nước brom).

CnH2n+H2CnH2n+2x              x          x         (mol)

Số mol khí trong hỗn hợp B là (1 - x)

Khối lượng hỗn hợp B = khối lượng hỗn hợp A = 12 (g). Do đó:

MB=121x = 8.2 = 16 g/mol

suy ra x = 0,25

Thay x = 0,25 vào (1), tìm được n = 3.

Hỗn hợp A: C3H6 25%; H2: 75%.

Hỗn hợp B: C3H80,250,75.100% = 33,33%

H2 chiếm 66,67%.

Bài 29.12 trang 46 sbt Hóa 11: Hỗn hợp khí A chứa hiđro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A đối với hiđro là 8,26. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 11,80. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

Lời giải:

Trong 1 mol A có x mol 2 anken (có công thức chung là Cn¯H2n¯ )

và (1-x) mol H2:

MA =  + 2(1 - x) = 8,26.2 = 16,52 (g/mol). (1)

Cn¯H2n¯+H2Cn¯H2n¯+2x              x           x         (mol)

MB=16,521x = 11,8.2 = 23,6 g/mol

suy ra x = 0,3

Thay x = 0,3 vào (1), tìm được n = 3,6.

Công thức của 2 anken là C3H6 (a mol) và C4H8 (b mol)

 a+b=0,33a+4ba+b=3,6suy ra a = 0,12, b = 0,18

Hỗn hợp A: C3H6: 12%; C4H8: 18%; H2: 70%.

Hỗn hợp B: C3H80,120,7.100% = 17%

C4H10:  = 26%

H2 chiếm 57%.

Bài 29.13 trang 46 sbt Hóa 11: Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng nước brom thì màu của dung dịch nhạt đi, khối lượng của bình tăng thêm 3,15 g. Sau thí nghiệm, còn lại 8,4 lít hỗn hợp khí C có tỉ khối đối với hiđro là 17,80. Biết các thể tích được đo ở đktc và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.

Lời giải:

Số mol khí trong hỗn hợp A là 13,4422,4 = 0,6 mol

trong B là 10,0822,4 = 0,45 mol

và trong C là 8,422,4 = 0,375 mol

A chứa H2, CnH2n+2 và CmH2m. Khi A đi qua chất xúc tác Ni:

CmH2m + H2 → CmH2m+2

B chứa CnH2n+2, CmH2m+2 và CmH2m ra còn dư.

Số mol H2 trong A là: 0,6 - 0,45 = 0,15 (mol).

Đó cũng là số mol CmH2m+2 trong B.

Khi B đi qua nước brom thì CmH2m bị giữ lại:

CmH2m + Br2 → CmH2mBr2

Số mol CmH2m trong B là: 0,45 - 0,375 = 0,075 (mol).

Khối lượng 1 mol

CmH2m=14m=3,150,075 = 42 gam

suy ra m = 3

Anken là C3H6 và ankan do chất đó tạo ra là C3H8.

Trong hỗn hợp C có 0,15 mol C3H8 và 0,375 - 0,15 = 0,225 mol CnH2n+2

Khối lượng hỗn hợp C là: 0,375. 17,8. 2 = 13,35 (g).

Suy ra 0,15.44 + 0,225(14n + 2) = 13,35

Suy ra n = 2 ankan là C2H6.

A chứa C2H6 (37,5%); C3H6 (37,5%) và H2 (25%)

B chứa C2H6 (50%); C3H8 (33,3%) và C3H6 (16,7%); C chứa C2H6 (60%) và C3H8 (40%).

Bài 29.14 trang 46 sbt Hóa 11: Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml A, thu được 210 ml khí CO2. Nếu đun nóng nhẹ 100 ml A có mặt chất xúc tác Ni thì còn lại 70 ml một chất khí duy nhất. Các thể tích khí đều đo ở cùng một điều kiện.

1. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.

2. Tính thể tích oxi vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 100 ml A.

Lời giải:

1. Khi đun nóng A có mặt chất xúc tác Ni, chỉ còn lại 1 chất khí duy nhất. Vậy ankan và anken trong A có cùng số nguyên tử cacbon.

Giả sử trong 100 ml A có x mol CnH2n+2; y mol CnH2n và z mol H2.

x + y + z = 100 (1)

Khi đốt cháy hoàn toàn 100 ml A:

Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml A (ảnh 1)

2H2 + O2 → 2H2O

Thể tích CO2: n(x + y) = 210 (2)

Khi đun nóng A có mặt chất xúc tác Ni:

Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml A (ảnh 1)

x + y = 70 (3)

y = z (4)

Giải hệ phương trình, tìm được n = 3; x = 40; y = z = 30.

Thành phần thể tích của hỗn hợp A là: C3H8: 40%; C3H6: 30%; H2: 30%

2. Thể tích O2 là 350 ml.

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 30: Ankađien

Bài 31: Luyện tập anken và ankađien

Bài 32: Ankin

Bài 33: Luyện tập ankin

Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Anken

Trắc nghiệm Anken có đáp án

1 969 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: