Giải SBT Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Hóa 11 Bài 9. Mời các bạn đón xem:

1 740 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

Bài 9.1 trang 14 sbt Hóa 11: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Trong HNO3, nitơ có 5 liên kết cộng hóa trị.

B. Trong HNO3, nitơ có hóa trị V.

C. Trong HNO3, nitơ có số oxi hóa +5.

D. Axit nitric là axit mạnh và bền.

Lời giải:

Đáp án C

Trong HNO3, nitơ có số oxi hóa +5.

Bài 9.2 trang 14 sbt Hóa 11: Dãy nào sau đây chứa tất cả các chất đều phản ứng được với axit nitric khi có đủ các điều kiện cần thiết?

A. CaCO3, CuO, Au, C

B. AgCl, Fe2O3, Zn, S

C. Ba(OH)2, ZnO, Pt, P

D. Fe(OH)3, Al2O3, Cu, SO2

Lời giải:

Đáp án: D

Khi có đủ các điều kiện cần thiết axit nitric phản ứng được với Fe(OH)3, Al2O3, Cu, SO2
Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O

Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

SO2 + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO2

 

Bài 9.3 trang 14 sbt Hóa 11: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit?

A. Axit nitric đặc và cacbon

B. Axit nitric đặc và lưu huỳnh

C. Axit nitric đặc và đồng

D. Axit nitric đặc và bạc

Lời giải:

Đáp án A

Phương trình phản ứng:

C+4HNO3 (dac) toCO2+4NO2+2H2O

Bài 9.4 trang 14 sbt Hóa 11: Khi hoà tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng(II) oxit trong dung dịch HNO3 1,00 M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng(II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,2 g            

B. 4,25 g

C. 1,88 g             

D. 2,52 g

Lời giải:

Đáp án A

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Số mol khí NO: nNO=6,7222,4=0,3 (mol)

Theo phản ứng (1) số mol Cu: nCu=0,3.32=0,45 (mol)

Khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu: mCu = 0,45.64 = 28,8 (g).

Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu: mCuO = 30 - 28,8 = 1,2 (g).

Bài 9.5 trang 14 sbt Hóa 11: Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây:

1. Fe + HNO(đặc) t° NO2↑ + ? + ?

2. Fe + HNO(loãng) → NO↑ + ? + ?

3. FeO + HNO(loãng) → NO↑ + ? + ?

4. Fe2O3 + HNO(loãng) → ? + ?

5. FeS + H+ + NO3- → N2O↑ + ? + ? + ?

Lời giải:

1. Fe + 6HNO3 (đặc) t° 3NO2↑ + Fe(NO3)3 + 3H2O

2. Fe + 4HNO3(loãng) → NO↑ + Fe(NO3)3 + 2H2O

3. 3FeO + 10HNO3(loãng) → NO↑ + 3Fe(NO3)3 + 5H2O

4. Fe2O3 + 6HNO3(loãng) → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

5. 8FeS + 26H+ + 18NO3 → 9N2O↑ + 8Fe3+ + 8SO42− + 13H2O

Bài 9.6 trang 15 sbt Hóa 11: Cho tan bột kẽm tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm N2 và N2O. Thêm NaOH dư vào dung dịch A, thấy có khí mùi khai thoát ra. Viết phương trình hoá học tất cả các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn.

Lời giải:

5Zn + 12H+ + 2NO3 → 5Zn2+ + N2↑ + 6H2O

4Zn + 10H+ + 2NO3 → 4Zn2+ + N2O↑ + 5H2O

4Zn + 10H+ + NO3 → 4Zn2+ + NH4+ + 3H2O

Dung dịch A có các ion Zn2+, NH4+, H+ và NO3.

Các phản ứng hoá học xảy ra khi thêm NaOH dư:

H+ + OH → H2O

NH4+ + OH → NH3↑ + H2O (mùi khai)

Zn2+ + 2OH → Zn(OH)2

Zn(OH)2 + 2OH → ZnO22− + 2H2O

Bài 9.7 trang 15 sbt Hóa 11: Có các chất sau đây: NO2, NaNO3, HNO3, Cu(NO3)2, KNO2, KNO3. Hãy lập một dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện phản ứng, nếu có.

Lời giải:

Dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất có thể là:

KNO2 (1) KNO3 (2) HNO3 (3) Cu(NO3)2 (4) NO2 (5) NaNO3

Các phương trình hoá học:

(1) 2KNO3 t°  2KNO2 + O2

(2) KNO3(r) + H2SO4(đặc) t° HNO3(đặc) + KHSO4(dd)

(3) 2HNO3 + Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 + 2H2O

(4) 2Cu(NO3)2 t° 2CuO + 4NO2 + O2

(5) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

Bài 9.8 trang 15 sbt Hóa 11: Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu?

Lời giải:

Phản ứng chỉ tạo ra muối nitrat và nước, chứng tỏ n là hoá trị duy nhất của kim loại trong oxit. Đặt công thức của oxit kim loại là M2On và nguyên tử khối của M là A.

Phương trình hoá học:

M2On + 2nHNO3 → 2M(NO3)n + nH2O (1)

Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol (tức (A + 62n gam)) muối nitrat thì đồng thời tạo thành 0,5 mol (tức 9n gam) nước.

(A + 62n) gam muối nitrat tạo thành 9n gam nước

34 gam muối nitrat tạo thành 3,6 gam nước

Ta có tỉ lệ: A+62n34=9n3,6

Giải phương trình được A = 23n. Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23 là phù hợp. Vậy kim loại M trong oxit là natri.

Phản ứng giữa Na2O và HNO3:

Na2O + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O (2)

Theo phản ứng (2):

Cứ tạo ra 18 gam H2O thì có 62 gam Na2O đã phản ứng

Vậy tạo ra 3,6 gam H2O thì có x gam Na2O đã phản ứng x=3,6.6218=12,4 (g)

Bài 9.9 trang 15 sbt Hóa 11: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào không đúng?

A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.

B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.

C. Các muối nitrat đều dễ bị phân huỷ bởi nhiệt.

D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hoá học trong nông nghiệp.

Lời giải:

Đáp án D

Ngoài sử dụng làm phân bón hóa học, muối nitrat còn được sử dụng để điều chế thuốc nổ đen, phẩm nhuộm, dược phẩm…

Bài 9.10 trang 15 sbt Hóa 11: Dãy nào sau đây bao gồm các muối nitrat khi bị nhiệt phân đều tạo ra oxit kim loại?

A. Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Hg(NO3)2.

B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Ca(NO3)2.

C. Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2.

D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án D

Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2 khi bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại.

Bài 9.11 trang 15 sbt Hóa 11: Viết các phương trình hoá học thể hiện chuyển hoá muối natri nitrat thành muối kali nitrat, biết có đầy đủ hoá chất để sử dụng cho quá trình chuyển hoá đó.

Lời giải:

Đầu tiên điều chế HNO3 từ muối NaNO3, sau đó cho HNO3 phản ứng với KOH vừa đủ để tạo ra muối KNO3.

Các phương trình hoá học:

NaNO3(r) + H2SO4 (đặc) t° HNO3(đặc) + NaHSO4

HNO3(dd) + KOH(dd) → KNO3(dd) + H2O

Cô cạn để đuổi nước, thu lấy KNO3.

Bài 9.12 trang 16 sbt Hóa 11: Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây: Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.

Lời giải:

Nhận biết được dung dịch FeCl3 do có màu vàng, các dung dịch còn lại đều không màu.

- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào từng dung dịch trong ống nghiêm riêng. Nhận ra được dung dịch AgNO3 do xuất hiện kết tủa trắng AgCl và nhận ra được dung dịch KOH do tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ:

FeCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3

FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl

- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận biết được cho đến dư vào từng dung dịch còn lại là Al(NO3)3 và NH4NO3:

Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa keo tan khi thêm dung dịch KOH, dung dịch đó là Al(NO3)3:

Al(NO3)3 + 3KOH → Al(OH)3↓ + 3KNO3

Al(OH)3 + KOH → KAlO2(dd) + 2H2O

Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay ra khi đun nóng nhẹ, dung dịch đó là NH4NO3:

NH4NO3 + KOH t° KNO3 + NH3↑ + H2O (mùi khai)

Bài 9.13 trang 16 sbt Hóa 11: Để nhận biết ion NO3 trong dung dịch, có thể dùng kim loại nhôm khử ion NO3 trong môi trường kiềm. Khi đó phản ứng tạo ra ion aluminat AlO2 và giải phóng khí amoniac. Hãy viết phương trình hoá học ở dạng ion rút gọn.

Lời giải:

Phương trình hoá học ở dạng ion rút gọn:

8Al + 3NO3 + 5OH + 2H2O → 8AlO2 + 3NH3

Bài 9.14 trang 16 sbt Hóa 11: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 g một hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc).

1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

2. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

Lời giải:

1. Phương trình hoá học của các phản ứng:

Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 g một hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 (ảnh 1)

2. Đặt x và y là số mol của NaNO3 và Cu(NO3)2 trong hỗn hợp X. Theo các phản ứng (1) và (2) số mol NO2 thu được là 2y mol và tổng số mol oxi là (0,5x + 0,5y) mol.

Biết khối lượng mol của hai chất NaNO3 và Cu(NO3)2 tương ứng là 85 và 188 (g/mol), ta có hệ phương trình:

85x + 188y = 27,3 (a)

0,5x + 2y + 0,5y = 0,3 (b)

Giải hệ phương trình (a), (b) được: x = y = 0,1.

Phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X:

Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 g một hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 (ảnh 1)

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 10: Photpho

Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

Bài 12: Phân bón hóa học

Bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

Bài 15: Cacbon 

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Axit nitric và muối nitrat

Trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat có đáp án

1 740 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: