TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 (có đáp án 2023): Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8.

1 1,143 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

I, NHẬN BIẾT

Câu 1. Năm 1854, Mạc phủ phải ký hiệp ước mở hai cửa biển “Si-mô-đa” và “Ha-cô-đa-tê” cho nước nào buôn bán?

A. Tây Ban Nha và Mỹ.                                       

B. Anh, Pháp, Nga.        

C. Mỹ.                                                                 

D. Mỹ,Đức, Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1854, Mạc phủ phải ký hiệp ước mở hai cửa biển “Si-mô-đa” và “Ha-cô-đa-tê” cho Mỹ vào buôn bán.(SGK Lịch sử 11 -Trang 5).

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.

Đáp án: C

Giải thích:

Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

Câu 3. Một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản diễn ra vào ngày 18/3/1871, đó là sự kiện nào?

A. Phong trào Hiến chương ở Anh.                       

B. Phong trào Li-ông ở Pháp.

C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.                             

D. Công xã Pa-ri (Pháp).

Đáp án: D

Giải thích:

Công xã Pa-ri (Pháp, 1871) được coi là một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản đối với chủ nghĩa tư bản.

Câu 4. Cuộc cánh mạng Tân Hợi năm 1911, là cuộc cách mạng theo khuynh hướng

A. Vô sản.                                                           

B. Dân chủ tư sản.          

C. Tư sản.                                                            

D. Xã hội chủ nghĩa.      

Đáp án: B

Giải thích:

Ra đời vào cuối thế kỉ XIX, dựa vào cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tồn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

Câu 5. Sự kiện mở đầu cho lịch sử thế giới Cận đại là

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.                               

B. Cách mạng tư sản Pháp.

C. Cách mạng tư sản Anh.                                    

D. Cách mạng tư sản Đức.

Đáp án: A

Giải thích:

Cách mạng tư sản Hà Lan là sự kiện mở đầu cho lịch sử thế giới thời Cận đại.

Câu 6. Cuộc cách mạng thời cận đại nào được Lê-nin đánh giá là “một cây chổi không lồ quét sạch mọi rác rưởi ở Châu Âu”?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.                               

C. Cách mạng tư sản Anh.

B. Cách mạng tư sản Pháp.                                   

D. Cách mạng tư sản Đức.           

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc cách mạng tư sản Pháp nào được Lê-nin đánh giá là “một cây chổi không lồ quét sạch mọi rác rưởi ở Châu Âu”

Câu 7. Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) diễn ra đầu tiên ở

A. Pháp.     

B. Mĩ.        

C. Anh.     

D. Đức.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) diễn ra đầu tiên ở Anh.

Câu 8. Ai là người đã phát minh ra máy hơi nước trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)?

A. Giêm Oát.       

B. Étmơn Cácrai. 

C. Xtiphenxơn.    

D. Giêm Hagrivơ.

Đáp án: A

Giải thích:

Giêm Oát là người đã phát minh ra máy hơi nước trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)

Câu 9. Ai là người đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)?

A. Giêm Oát.       

B. Étmơn Cácrai. 

C. Xtiphenxơn.    

D. Giêm Hagrivơ.

Đáp án: A

Giải thích:

Giêm Hagrivơ là người đã phát minh ra ra máy kéo sợi Gien-ni trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)

Câu 10. Hai nước duy nhất ở châu Á không bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là

A. Nhật Bản, Trung Quốc.       

B. Nhật Bản, Xiêm.

C. Xiêm, Phi-líp-pin.               

D. Mông Cổ, Nga.

Đáp án: B

Giải thích:

Hai nước duy nhất ở châu Á không bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là Nhật Bản, Xiêm.

Câu 11. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc

A. Pháp.     

B. Đức.      

C. Anh.      

D. Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Câu 12. Chủ nghĩa đế quốc thực dân là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc

A. Pháp.     

B. Đức.      

C. Anh.      

D. Nhật Bản.

Đáp án: C

Giải thích:

Chủ nghĩa đế quốc thực dân là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Anh.

Câu 13. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc

A. Pháp.     

B. Đức.      

C. Anh.      

D. Nhật Bản.

Đáp án: A

Giải thích:

Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Pháp.

II. Thông hiểu

Câu 14. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là

A. đập phá máy móc.     

B. bãi công.

C. thành lập công đoàn. 

D. khởi nghĩa vũ trang.

Đáp án: A

Giải thích:

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc.

Câu 15. Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVII) diễn ra dưới hình thức

A. chiến tranh giải phóng dân tộc.               

B. đấu tranh thống nhất đất nước.

C. cải cách, canh tân đất nước.          

D. nội chiến cách mạng.

Đáp án: A

Giải thích:

Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVII) diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 16. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX) diễn ra dưới hình thức

A. chiến tranh giải phóng dân tộc.               

B. đấu tranh thống nhất đất nước.

C. cải cách, canh tân đất nước.          

D. nội chiến cách mạng.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX) diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.    

Câu 17. Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành của phe Trục phát xít Béclin – Roma – Tôkiô.

B. Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước  - phe Liên minh.

C. Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc.

D. Mĩ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị ở châu Âu.

Đáp án: B

Giải thích:

Biểu hiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng là: sự hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước  - phe Liên minh.

Câu 18. Đâu không phải là nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á?

A. Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng.

B. Đông Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản.

C. Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Là các nước tư bản phát triển nhanh về kinh tế, kĩ thuật.

Đáp án: D

Giải thích:

Các nước Đông Nam Á trước khi bị thực dân phương Tây xâm lược đều là các quốc gia phong kiến lạc hậu nhưng lại có vị trí địa lí rất quan trọng và đây còn là nơi giàu các tài nguyên, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 19. Trước nguy cơ mất đi nền độc lập và chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của các nước thực dân phương Tây, nhân dân Đông Nam Á đã có những hành động như thế nào?

A. Run sợ, khuất phục thực dân xâm lược.

B. Di cư sang các quốc gia khác sinh sống.

C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.

D. Hợp tác với thực dân xâm lược để lật đổ chế độ phong kiến.

Đáp án: C

Giải thích:

Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ nhân dân Đông Nam Á đã anh dung đấu tranh chống lại sự xâm lược của các đế quốc thực dân và giải phóng dân tộc.

Câu 20. Cuối thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị, vì

A. nhà nước phong kiến còn mạnh.

B. nhận được sự giúp đỡ của Mĩ.

C. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa rất phát triển.

D. có chính sách ngoại giao khôn khéo.

Đáp án: D

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị, vì có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền.

Câu 21. Đâu không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới Cận đại?

A. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

B. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập hệ thống chủ nghĩa tư bản.

C. Sự ra đời và phát triển của phong tròa công nhân quốc tế.

D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc và đẩy mạnh quá trình xâm lược.

Đáp án: A

Giải thích:

Những nội dung chính của Lich sử thế giới cận đại bao gồm:Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

Câu 22. Mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội các nước tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp

A. tư sản vàquý tộc.

B. tư sản và nông dân.

C. tư sản và vô sản.

D. nông dân và địa chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

Mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. 

Câu 23. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản phương Tây khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc là

A. xuất khẩu tư bản ra nước ngoài.

B. thành lập nhiều tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.

C. hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới.

D. đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển snag giai đoạn chủ nghĩa đế quốc là việc đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Câu 24. Các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng mong muốn xây dựng một chế độ xã hội

A. không có tư hữu, không có bóc lột.

B. đảm bảo các quyền đẳng và tư hữu của công dân.

C. đảm bảo mọi đặc quyền, đặc lợi cho giai cấp tư sản.

D. giành mọi đặc quyền, đặc lợi cho giai cấp công nhân.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng mong muốn xây dựng một chế độ xã hội không có tư hữu, không có bóc lột.

III. Vận dụng

Câu 25. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại mặc dù thắng lợi ở những mức độ khác nhau nhưng đều

A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.

B. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Đáp án: B

Giải thích:

Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại mặc dù thắng lợi ở những mức độ khác nhau nhưng đều tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 26. Khác với cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) đặt dưới sự lãnh đạo của

A. tầng lớp quý tộc mới. 

B. liên minh chủ nô và tư sản.

C. giai cấp tư sản.          

D. liên minh quý tộc mới và tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Khác với cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản (cách mạng tư sản Pháp đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới).

Câu 27. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX) có điểm gì tương đồng?

A. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.       

B. Diễn ra khi đất nước đã bị thực dân phương Tây xâm lược, nô dịch.

C. Giúp Nhật Bản và Xiêm phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Giúp Nhật Bản và Xiêm vươn lên trở thành đế quốc hùng mạnh ở châu Á.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX) có điểm tương đồng là: mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 1,143 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: