TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4 (có đáp án 2023): Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4.

1 2889 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

I, Nhận biết

Câu 1. Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?

A. Xã hội chủ nghĩa

B. Tư bản

C. Chiếm hữu nô lệ

D. Phong kiến

Đáp án: D

Giải thích:

 Đến giữa TK XIX, các nước ĐNA vẫn duy trì chế độ xã hội quân chủ phong kiến( SGK Lịch sử 11- Trang 18)

Câu 2. Trong nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây

A.Bru nây

B. Xin ga po

C. Xiêm

D. Mã Lai

Đáp án: C

Giải thích:

Dưới những chính sách ngoại giao khôn khéo, Xiêm đã trở thành nước duy nhất không trở thành thuộc địa(SGK Lịch sử 11- Trang 25)

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào?

A.Khởi nghĩa Pucômbô

B. Khởi nghĩa Chậupachay

C. Khởi nghĩa Ong Kẹo

D. Khởi nghĩa Phacađuốc

Đáp án: D

Giải thích:

Mở đầu cho những cuộc đấu tranh chống lại ách nô lệ hà khắc của Pháp nhân dân Lào đã mở cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc(SGK Lịch sử 11- Trang 23)

Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xi-a?

A. Hà Lan.           

B. Pháp.              

C. Bồ Đào Nha.             

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: A

Giải thích:

Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xi-a

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, đế quốc nào đã gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha và biến Philippin thành thuộc địa?

A. Hà Lan. 

B. Pháp.              

C. Mỹ.                              

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha và biến Phi-lip-pin thành thuộc địa

Câu 6. Vào cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của nước nào?

A. Mĩ

B. Tây Ban Nha

C. Pháp

D. Anh

Đáp án: C

Giải thích:

 Đến cuối thế kỉ  XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột khai thác ở ba nước Đông Dương (SGK Lịch sử 11- Trang 19)

Câu 7. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang trong giai đoạn

A. hình thành

B. phát triển cực thịnh

C. khủng hoảng, suy thoái

D. bước đầu phát triển

Đáp án: C

Giải thích:

Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực (SGK Lịch sử 11- Trang 18)

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bôlôven ở Lào trong những năm 1901 – 1937 do ai lãnh đạo?

A. Phacađuốc       

B. Ong Kẹo và Commađam

C. Pucômbô      

D. Thiên hộ Dương

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bôlôven do Ong-kẹo và Com-ma-đam chỉ huy nổ ra năm 1901 và kéo dài đến năm 1937 (SGK Lịch sử 11- Trang 24)

Câu 9. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước nào

A.Phi-líp-pin

B. In-đô-nê-xi-a

C. Lào

D. Mi-an-ma

Đáp án: B

Giải thích:

 Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập nền thống trị ở đây (SGK Lịch sử 11- Trang 18)

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Cam-pu-chia có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền ở Việt Nam?

A. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.                               

B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

C. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.                                 

C. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô ở Cam-pu-chia có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền ở Việt Nam

Câu 11. Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Lào kéo dài hơn 30 năm?

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.         

B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

C. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.                                 

D. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bôlôven do Ong-kẹo và Com-ma-đam chỉ huy nổ ra năm 1901 và kéo dài đến năm 1937 (SGK Lịch sử 11- Trang 24)

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866-1867) ở Cam-pu-chia đã liên kết chiến đấu chống Pháp với nghĩa quân nào ở Việt Nam?

A. Trương Định, Trương Quyền.  

B. Trương Định, Võ Duy Dương.

C. Trương Quyền, Võ Duy Dương.

D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) ở Cam-pu-chia đã liên kết chiến đấu chống Pháp với nghĩa quân của Trương Quyền, Võ Duy Dương ở Việt Nam.

II, Thông hiểu

Câu 13. Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nào?

A. Các quốc gia phong kiến ở  Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng.

B. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu tiến hành cách mạng tư sản.

C. Ấn Độ, Trung Quốc đã cải cách thành công và giữ được độc lập dân tộc.

D. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang phát triển thịnh đạt.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh các quốc gia phong kiến ở  Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng.

Câu 14. Một trong những biện pháp cải cách của vua Xiêm Ra-ma V là

A. cải cách hành chính theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

B. nhà nước nắm độc quyền đối với tất cả các ngành kinh tế.

C. xóa bỏ hoàn toàn thuế ruộng đất đối với nông dân.

D. ban hành hiến pháp mới quy định chế độ cộng hòa.

Đáp án: A

Giải thích:

Một trong những biện pháp cải cách của vua Xiêm Ra-ma V là cải cách hành chính theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

Câu 15. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do

A. chính  sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Rama V

B.  Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng vô sản trên khắp cả nước

C. duy trì chế độ phong kiến chuyên chế.

D. tăng cường khả năng quốc phòng

Đáp án: A

Giải thích:

 Mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị và kinh tế vào Anh - Pháp, tuy nhiên nhờ sự ngoại giao khéo léo của mình Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa.

Câu 16. Để phát triển đất nước, bảo vệ nền độc lập, vua Rama IV đã thực hiện chủ trương

A. cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc cho thực dân Anh.

B. mở cửa buôn bán, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản.

C. kêu gọi các nước tư bản đầu tư vào Xiêm.

D. xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa.

Đáp án: B

Giải thích:

Để phát triển đất nước, bảo vệ nền độc lập, vua Rama IV đã thực hiện chủ trương mở cửa buôn bán, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản.

Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp?

A. Các giáo sĩ phương Tây vào Campuchia truyền giáo

B. Pháp cho quân xâm nhập vào Campuchia theo đường thủy.

C. Pháp gây áp lực buộc vua Nôrômđô chấp nhận quyền bảo hộ

D. Vua Nôrômđô kí với Pháp hiệp ước năm 1884

Đáp án: D

Giải thích:

Sau khi gạt bỏ sự ảnh hưởng của Xiêm với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc Nô-rôm-đô kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp (SGK Lịch sử 11- Trang 22)

Câu 18. Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là

A. nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

B. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

C. mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chính quyền phong kiến cai trị.

D. tiềm lực quốc phòng yếu kém, không đủ khả năng hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Câu 19. Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm được thực hiện trong bối cảnh

A. thực dân Pháp đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Xiêm.

B. đất nước đứng trước sự đe dọa xâm nhập của chủ nghĩa thực dân.

C. Xiêm đã trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. các nước khác ở châu Á đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

Đáp án: B

Giải thích:

Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm được thực hiện trong bối cảnh đất nước đứng trước sự đe dọa xâm nhập của chủ nghĩa thực dân.

Câu 20. Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?

A. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm.

B. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm.

C. Đưa đất nước trở thành một cường quốc tư bản chủ nghĩa.

D. Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: D

Giải thích:

Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa

Câu 21. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

A.Thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gây tổn thất cho các nước đế quốc.

B. Phong trào diễn ra đơn lẻ, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương

C. Phong trào diễn ra rộng lớn, đoàn kết đấu tranh trong cả nước

D. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh vũ trang

Đáp án: C

Giải thích:

 Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra nhỏ lẻ và chưa có sự thống nhất trên cả nước.

Câu 22. Chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập.

B. Đưa đất nước trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh.

C. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm.

D. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm.

Đáp án: A

Giải thích:

Chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V ở Xiêm giúp Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập.

Câu 23. Nguyên nhân khách quan nào khiến các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều bị thất bại?

A. Diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

B. Sự chênh lệch về tương quan lực lượng.

C. Thiếu tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn.

D. Trình độ tổ chức đấu tranh thấp.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên nhân khách quan khiến các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều bị thất bại là: sự chênh lệch về tương quan lực lượng.

Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu Lào chính thức bị biến thành thuộc địa của Pháp?

A. Pháp sáp nhập Lào vào Liên bang Đông Dương.

B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của triều Nguyễn ra khỏi Lào.

C. Pháp buộc triều đình Luông-pha-bang chấp nhận sự bảo hộ.

D. Pháp kí với Xiêm Hiệp ước năm 1893.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự kiện Pháp kí với Xiêm Hiệp ước năm 1893 đã đánh dấu Lào chính thức bị biến thành thuộc địa của Pháp

Câu 25. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?

A. Khuất phục trước quân xâm lược.

B. Rời bỏ tổ quốc, đi nơi khác sinh sống.

C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.

D. Không quan tâm đến chuyện thế sự.

Đáp án: C

Giải thích:

Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ nhân dân Đông Nam Á đã đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.

III, Vận dụng

Câu 26. Cuộc cải cách ở Xiêm và Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân tăng cường xâm lược thuộc địa.

B. Được tiến hành “từ dưới lên”, dựa vào quần chúng nhân dân.

C. Được thực hiện thành công, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc.

D. Góp phần đưa đất nước trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc cải cách ở Xiêm và Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc có điểm tương đồng là: diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu 27. Điểm tương đồng của cuộc Duy tân Minh TRị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, mở rộng quan hệ với phương Tây

B. Tiến hành cải cách khi đất nước đã trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.

C. Nhận được viện trợ của các nước tư bản phương Tây để phát triển kinh tế

D. Tiến hành cải cách và thoát khỏi sự xâm lược của phương Tây

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm chung của hai quốc gia đó chính là đều thực hiện cải cách và có những chính sách ngoại giao khôn khéo giúp mình thoát khỏi sự lệ thuộc vào phương Tây

Câu 28. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là

A. không mở mang nông nghiệp ở thuộc địa.

B. thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

C. vơ vét kinh tế, đàn áp nhân dân, chia để trị.

D. bảo tồn văn hóa truyền thống thuộc địa.

Đáp án: C

Giải thích:

Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là vơ vét, đàn áp, chia để trị.

Câu 29. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng, suy yếu

B. Đông Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi

C. Khu vực Đông Nam Á có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào

D. Các nước Đông Nam Á phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng còn chậm

Đáp án: D

Giải thích:

Từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, mặc dù có rất nhiều tài nguyên và vị trí thuận lợi nhưng kinh tế chưa phát triển.

Câu 30. Trong bối cảnh chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận thuộc địa vì

A. tổ chức, lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống xâm lược.

B. thực hiện biện pháp nhượng - cắt đất cho các nước phương Tây

C. tiếp tục đóng cửa, duy trì chế độ phong kiến cũ

D. tiến hành cải cách đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa

Đáp án: D

Giải thích:

Mặc dù nằm trong số các quốc gia bị thực dân phương Tây nhòm ngó nhưng Xiêm và Nhật đã kịp thời thực hiện những cải cách tiến bộ, thực hiện những cuộc cách mạng tư sản để không bị phụ thuộc bởi các nước tư bản.

Câu 31. Nội dung nào không phản ánh đúng lý do dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước ở Lào đầu thế kỉ XX?

A. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

B. Sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng.

C. Thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đúng đắn.

D. Các phong trào đấu tranh không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích:

- Lý do dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước ở Lào đầu thế kỉ XX:

+ Phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

+ Sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng.

+ Thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đúng đắn.

Câu 32. Cuộc Duy tân Minh Trị và cải cách ở Xiêm đều mang tính chất là.

A. cách mạng tư sản triệt để

B. giải phóng dân tộc

C. cách mạng tư sản không triệt để

D. cách mạng vô sản

Đáp án: C

Giải thích:

Mặc dù thực hiện hang loạt cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa- giáo dục nhưng hai cuộc cách mạng này được gọi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: chưa triệt để thu tiêu thế lực phong kiến…

Câu 33. Vì sao Xiêm nằm trong sự tranh chấp của Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập?

A. Nhờ sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ

B. Sử dụng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp

C. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ

D. Chính sách ngoại giao mềm dẻo

Đáp án: D

Giải thích:

Vua Ra-ma đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao,nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí “đệm” giữa 2 nước Anh và Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền đất nước. (SGK Lịch sử 11- trang 25)

Câu 34: Triều đại nào của Vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa ngăn cản thương nhân giáo sĩ phương Tây vào Xiêm?

A. Triều đại Ra-ma.

B. Triều đại Ra-ma IV.

C. Triều đại Ra-ma V.

D. Tất cả các triều đại trên.

Đáp án: A

Câu 35: Trong chính sách đối ngoại của mình, vua Ra-ma V của Xiêm mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước nào?

A. Các nước Anh và Pháp.

B. Các nước Âu - Mĩ.

C. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan.

D. Các nước Mĩ - Nhật Bản.

Đáp án: B

Câu 36: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. Thực dân Anh

B. Thực dân Pháp

C. Thực dân Hà Lan

D. Thực dân Tây Ban Nha

Đáp án: B

Câu 37: Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?

A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

B. Chính phue Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Đáp án: A

Câu 38: Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1884?

A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Đáp án: B

Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ cuối thế kỉ XIX là do

A. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp

B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp

C. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến

D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc

Đáp án: A

Câu 40: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống hực dân Pháp rong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?

A. Acha Xoa

B. Pucômbô

C. Commađam

D. Sivôtha

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 2889 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: