TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 (có đáp án 2023): Ấn Độ

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 2: Ấn Độ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2.

1 2,362 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ

I. Nhận biết

Câu 1. Tình hình của Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm nổi bật nào?

A. Sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.

B. Sự ổn định và thịnh trị của chế độ phong kiến

C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển; xã hội ổn định.

D. Ấn Độ phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu(SGK Lịch sử 11- Trang 8)

Câu 2. Lợi dụng cơ hội Ấn Độ suy yếu đến giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây nào đã tranh thủ thời cơ xâm lược Ấn Độ?

A. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

C. Anh, Pháp

D. Pháp, Tây Ban Nha

Đáp án: C

Giải thích: Lợi dụng cơ hội Ấn Độ đang suy yếu, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ (SGK Lịch sử 11- Trang 8)

Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ coi Ấn Độ là

A. thuộc địa khó cai trị nhất

B. thuộc địa quan trọng nhất

C. kẻ thù nguy hiểm

D. thuộc địa nhỏ bé nhất.

Đáp án: B

Giải thích: Đến giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ánh thống trị lên Ấn Độ, biến Ấn Độ thành thuộc địa quan trọng nhất của mình (SGK Lịch sử 11- trang 8)

Câu 4. Tình trạng nổi bật ở Ấn Độ, trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết

B. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.

C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ

D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh

Đáp án: A

Giải thích: Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, những nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết(SGK Lịch sử 11- Trang 9)

Câu 5. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân

A. Anh.               

B. Pháp.              

C. Bồ Đào Nha.             

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: A

Giải thích: Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

Câu 6. Cuối năm 1885 chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được hình thành và có tên là

A.Đảng dân chủ

B. Đảng cộng hòa

C. Đảng Quốc đại

D. Quốc dân đảng

Đáp án: C

Giải thích: Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại), chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập (SGK Lịch sử 11- Trang 11)

Câu 7. Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại 20 năm đầu là

A. vận động cải cách đất nước.

B. đấu tranh ôn hòa

C. bạo động vũ trang

D. đấu tranh nghị trường.

Đáp án: B

Giải thích: Trong 20 năm đầu (1885-1995), chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại là đấu tranh ôn hòa (SGK Lịch sử 11- trang 10)

Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Duy trì chế độ đẳng cấp.                                         

B. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ.

C. thiết lập chính quyền tự trị của người bản xứ.        

D. Vơ vét, bóc lột tài nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: Thực dân Anh thiết lập quyền cai trị trực tiếp tại thuộc địa Ấn Độ.

Câu 9. Đảng Quốc Đại (thành lập năm 1885) là chính đảng đại diện cho giai cấp nào ở Ấn Độ?

A. Công nhân.                   

B. Nông dân.                    

C. Địa chủ.                        

D. Tư sản.

Đáp án: D

Giải thích: Đảng Quốc Đại (thành lập năm 1885) là chính đảng đại diện cho giai cấp tư sản ở Ấn Độ

Câu 10. Đứng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của thực dân Anh, nội bộ Đảng quốc đại có sự phân hóa thành

A. phái ôn hòa và phái cực đoan

B. phái Cộng hòa và phái Dân chủ.

C. phái Bảo thủ và phái Cấp tiến.

D. phái bạo động và phái cải cách.

Đáp án: A

Giải thích: Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của 1 số lãnh đạo đảng và chính sách của thực dân Anh, nội bộ đảng đã chia làn 2 phái: Ôn hòa và cực đoan (SGK Lịch sử 11- Trang 10)

Câu 11. Sự kiễn nào đã dẫn tới việc bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ

A.Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben gan

B. Ti Lắc bị thực dân Anh bắt giam và kết án tù

C. Sự thành lập và hành động của phái “cực đoan”

D. Thực dân Anh đàn áp người dân.

Đáp án: A

Giải thích: Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, chia rẽ 2 miền tôn giáo của Ấn Độ, điều này đã gây ra làn sóng phản đối lớn của nhân dân Ấn Độ.

Câu 12. Khi chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, Nữ hoàng Anh tuyên bố

A. đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ

B. đồng thời là Thủ tướng Ấn Độ

C. Ấn Độ là một bộ phận không thể tách rời của nước Anh

D. Nới lỏng quyền tự trị cho Ấn Độ

Đáp án: A

Giải thích: Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, 1-1-1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố cũng là Nữ hoàng Ấn Độ (SGK Lịch sử 11- Trang 9).

II. Thông hiểu

Câu 13. Sự ra đời Đảng Quốc Đại (năm 1885)

A. diễn ra đồng thời với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Ấn Độ.

B. đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

C. đã mở đầu cao trào đấu tranh vũ trang đòi độc lập ở Ấn Độ.

D. đánh dấu giai cấp công nhân Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án: B

Giải thích: Sự ra đời Đảng Quốc Đại (năm 1885) đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Câu 14. Ý nào sau đây không phản ánh đúng về chính sách kinh tế của thực dân Anh áp dụng với Ấn Độ từ giữu thế kỉ XIX?

A. Bóc lột công nhân để thu lợi nhuận

B. Tập trung phát triển công nghiệp nặng

C. Vơ vét lương thực, nguyên liệu về chính quốc

D. Mở rộng khai thác trên quy mô lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Khi đặt nền thống trị ở Ấn Độ thực dân Anh ra sức vơ vét của cải, mở rộng khai thác trên quy mô lớn và vơ vét lương thực, nguyên liệu đem về chính quốc (SGK Lịch sử 11- Trang 8)

Câu 15. Cao trào đấu tranh trong những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ đã

A. buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập của Ấn Độ.

B. xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt về đẳng cấp ở Ấn Độ.

C. xóa bỏ hoàn toàn sự cách biệt về tôn giáo ở Ấn Độ.

D. buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

Đáp án: D

Giải thích: Cao trào đấu tranh trong những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

Câu 16. Các nước tư bản phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII?

A. Nền kinh tế Ấn Độ rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Mô-gôn phát triển gay gắt.

C. Cuộc đấu tranh giữa Hồi giáo và Hin-du giáo đang phát triển.

D. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến diễn ra quyết liệt.

Đáp án: D

Giải thích: Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm Ấn Độ suy yếu. Lợi dụng cơ hội này, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ

Câu 17. Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thực hiện nhiều biện pháp để củng cố nền thống trị, ngoại trừ việc

A. cai trị gián tiếp thông qua đội ngũ tay sai bản xứ.

B. mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

C. thực hiện chính sách “chia để trị” với âm mưu “dùng người Ấn Độ trị người Ấn Độ”.

D. khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Thực dân Anh thiết lập quyền cai trị trực tiếp tại thuộc địa Ấn Độ.

Câu 18. Sự kiện nào dưới đây đã khơi nguồn cho cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

A. Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập.

B. Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

C. B.Ti-lắc bị thực dân Anh bắt giam và kết án 6 năm tù.

D. B. Ti-lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.

Đáp án: B

Giải thích: Việc thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan đã khơi nguồn cho cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ

Câu 19. Sự ra đời của Đảng Quốc đại cuối năm 1885 đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ vì 

A. giai cấp tư sản Ấn Độ  lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị.

B. giai cấp công nhân Ấn Độ lần đầu bước lên vũ đài chính trị.

C. lần đầu tiên giai cấp tư sản và vô sản Ấn Độ liên minh đấu tranh.

D. giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng về đường lối ở Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích: Sự ra đời của Đảng Quốc đại cuối năm 1885 đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ vì giai cấp tư sản Ấn Độ  lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị.

Câu 20. Đến đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm lắng xuống là do

A. mâu thuẫn giữa Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ.

B. chính sách chia rẽ của Anh, sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.

C. tinh thần đấu tranh không triệt để của phái Cực đoan.

D. chưa quy tụ lực lượng toàn dân tộc tham gia đấu tranh.

Đáp án: B

Giải thích: Đến đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm lắng xuống là do chính sách chia rẽ của Anh, sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.

Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu  khiến thực dân phương Tây xâm lược Ấn Độ là do: Ấn Độ

A. đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.

B. có truyền thống văn hóa lâu đời.

C. đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo).

Đáp án: A

Giải thích: Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ vì nơi đây đất rộng người đông, tài nguyên phong phú có thể cung cấp nguồn nguyên vật liệu, nhân công và thị trường lớn cho chính quốc

Câu 22. Đỉnh cao nhất của phong trào dân tộc (1905 – 1908) của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX là phong trào đấu tranh ở

A. Bombay.

B. Can-cut-ta

C. Ma-đrát.

D. Đê-li.

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 7-1908, ở Bom-bay công nhân tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, thành lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng. Kết quả, cuộc tổng bãi công này đã buộc thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan do cuộc đấu tranh của nhân dân đã lên đến đỉnh cao.

Câu 23. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là do mâu thuẫn giữa

A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

D. binh lính Xi-pay với sĩ quan Anh.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là do mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

Câu 24. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay đã

A. giành thắng lợi, lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

B. giải phóng đất nước, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

C. thất bại, nhưng thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

D. thắng lợi, đưa Ấn Độ phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay tuy thất bại, nhưng thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

III. Vận dụng

Câu 25. Ở Ấn Độ, phong trào dân tộc 1905 - 1908 có điểm khác biệt nào sau đây so với phong trào yêu nước giai đoạn trước?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn và thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

C. Do giai cấp phong kiến lãnh đạo, đấu tranh vì quyền lợi giai cấp

D. do một bộ phận của giai cấp tư sản lãnh đạo, đấu tranh vì độc lập dân tộc.

Đáp án: D

Giải thích: Ở Ấn Độ, điểm khác biệt của phong trào dân tộc 1905 - 1908 so với phong trào yêu nước giai đoạn trước là: do một bộ phận của giai cấp tư sản lãnh đạo, đấu tranh vì độc lập dân tộc.

Câu 26. Cơ sở cho sự ra đời của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX là

A. ý thức chính trị của tư sản Ấn Độ ngày càng phát triển.

B. sự hình thành của tầng lớp thương nhân Ấn Độ.

C. Chính phủ Anh chấp nhận trao quyền tự trị cho Ấn Độ.

D. công nhân Ấn Độ đã trưởng thành về ý thức chính trị.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ sở cho sự ra đời của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX là ý thức chính trị của tư sản Ấn Độ ngày càng phát triển.

Câu 27. Trong những năm 1885 – 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp đấu tranh nào để chống lại thực dân Anh?

A. Dùng bạo lực cách mạng để lật đổ chế độ thực dân.

B. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách.

C. Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang.

D. Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm 1885 – 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp: đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách.

Câu 28: Anh đã thực hiện chính sách cai trị gì đối với đất nước Ấn Ðộ?

A. Gián tiếp.

B. Đàn áp.

C. Mua chuộc.

D. Trực tiếp.

Đáp án: D

Câu 29: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào sau đây?

A. Tư sản.

B. Vô sản.

C. Công nhân.

D. Nông dân.

Đáp án: A

Câu 30: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Ðộ?

A. Ngày đạo luật chia cắt Ben-gan có hiệu lực.

B. Phái cực đoan trong Đảng Quốc đại thành lập.

C. Thực dân Anh bắt giam Ti-lắc.

D. Ngày Ti-lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại

Đáp án: A

Câu 31: Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa.

A. Xi-pay

B. Mi-rút

C. Đê-li

D. Bom-bay

Đáp án: A

Câu 32: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Án Độ cuối thế kỉ XIX đầu XX là mầu thuần giữa:

A. tư sản với công nhân.

B. nông dân với phong kiến.

C. thục dân Anh với tư sản.

D. toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh.

Đáp án: C

Câu 33: Chủ trương đầu tranh của Đảng Quốc đại khoảng hai mươi năm đầu là:

A. đấu tranh ôn hoà.

B. bạo động vũ trang.

C. chính trị kết hợp vũ trang.

D. thỏa hiệp để đạt được quyên lợi chính trị

Đáp án: A

Câu 34: Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh là:

A. đồng ý những đòi hỏi của tư sản Ấn Độ.

B. đồng ý những đòi hỏi đó nhưng phải có điêu kiện.

C. kìm hãm tư sản Ấn Độ phát triển băng mọi cách.

D. thẳng tay đàn áp.

Đáp án: C

Câu 35: Tình hình Ấn Độ đầu thế ki XVI có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông khác?

A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản.

C. Là thuộc địa của các nước phương Tây.

D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản.

Đáp án: A

Câu 36: Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ có điểm gì giống với thực dân Pháp cai trị Việt Nam thế kỉ XIX?

A. Cai trị theo chủ nghĩa thực dân mới.

B. Dùng sức mạnh quân sự để cai trị.

C. Dùng thủ đoạn kinh tế để cai trị.

D. Dùng sức mạnh về kinh tế - tài chính để cai trị.

Đáp án: B

Câu 37: Các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ khi:

A. cuộc tranh giành quyên lực giữa các lãnh chúa phong kiến trong nước làm Ấn Độ suy yếu.

B. Anh và Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

C. mâu thuẫn trong nội bộ Ấn Độ diễn ra.

D. Ấn Độ đang phát triển lên con đường tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Câu 38: Vai trò của Ấn Độ khi thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa là gì?

A. Trở thành nơi giao lưu buôn bán lớn nhất.

B. Trở thành nơi cung cấp nguyên liệu.

C. Trở thành thuộc thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.

D. trở thành căn cứ quân sự quan trọng ở Đông Nam Á.

Đáp án: C

Câu 39: Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?

A. Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập.

B. Đảng Quốc đại đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Anh.

C. Đảng Quốc đại trở thành đảng cấm quyền.

D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng chính trong xã hội.

Đáp án: A

Câu 40: Phong trào đầu tranh của giai cấp nào đã thức tỉnh tư sản Án Độ đâu tranh?

A. Công nhân, tiểu tư sản.

B. Nông dân, quí tộc.

C. Công nhân, nông dân.

D. Vô sản, địa chủ.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 2,362 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: