TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 15 (có đáp án 2023): Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 15.

1 1870 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

I. Nhận biết

Câu 1. Phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc bùng nổ bằng cuộc đấu tranh của lực lượng xã hội nào sau đây?

A. Học sinh, sinh viên.          

B. Công nhân.              

C. Nông dân.             

D. Tư sản dân tộc.

Đáp án: A

Giải thích:

Phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc bùng nổ bằng cuộc đấu tranh của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.

Câu 2. Trong phong trào Ngũ Tứ (1919), giai cấp nào đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập?

A. Tư sản.                              

B. Nông dân.             

C. Công nhân.                

D. Địa chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phong trào Ngũ Tứ (1919), giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu có chủ trương đấu tranh là

A. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đòi độc lập.

B. bất bạo động, bất hợp tác đối với thực dân Anh.

C. tập hợp nhân dân khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền thực dân.

D. kết hợp bạo động và cải cách để đòi độc lập.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu có chủ trương đấu tranh là: bất bạo động, bất hợp tác đối với thực dân Anh.

Câu 4. Lãnh tụ của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là

A. Ti-lắc                          

B. M. Gan-đi                   

C. J. Nê-ru

D. R. Ta-go.

Đáp án: B

Giải thích:

Lãnh tụ của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là M. Gan-đi

Câu 5. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau

A. phong trào Ngũ tứ.                                                    

B. phong trào Nghĩa hòa đoàn.

C. phong trào Duy tân Mậu tuất.                                              

D. cách mạng Tân Hợi.

Đáp án: A

Giải thích:

Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau phong trào Ngũ tứ. 

Câu 6. Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919) là

A. công nhân và tư sản dân tộc.                   

B. tư sản dân tộc, công nhân, bình dân thành thị.

C. nông dân, công nhân, binh lính.              

D. công nhân, nông dân và trí thức yêu nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919) là công nhân, nông dân và trí thức yêu nước.

Câu 7. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919 - 1939 là

A. Đảng Quốc Đại.                                     

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.     

C. Đảng Đại hội dân tộc.                   

D. Đảng dân chủ.

Đáp án: A

Giải thích:

Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919 - 1939 là Đảng Quốc Đại.  

Câu 8. Ngày 4/5/1919 diễn ra sự kiện nào trong tiến trình lịch sử Trung Quốc?

A. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

B. Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.

D. Nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày 4/5/1919 diễn ra cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.

Câu 9. Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa

A. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.         

B. Quốc dân đảng và Đảng Nhân quyền Trung Hoa.

C. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.                

D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.   

Câu 10. Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nhằm thôn tính toàn bộ

A. Việt Nam.                 

B. Trung Quốc.    

C. Miến Điện.                         

D. Mã Lai.

Đáp án: B

Giải thích:

Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. 

II. Thông hiểu

Câu 11. Sự kiện nào sau đây có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

C. Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.

D. Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập.

Đáp án: B

Giải thích:

Sự kiện có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là: Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

Câu 12. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất.             

B. Phong  trào Nghĩa Hòa Đoàn.

C. Cách mạng Tân Hợi.                                

D. Phong trào Ngũ Tứ.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 13. Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc là

A. giai cấp công nhân Trung Quốc ngày càng trưởng thành.

B. sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.

D. phong trào cách mạng trong nước phát triển rộng khắp.

Đáp án: C

Giải thích:

Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc là sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.

Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chính sách bóc lột, áp bức tàn bạo của thực dân Anh.

B. Chính phủ Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ.

D. Sự ra đời của Đảng Quốc Đại Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất là Chính sách bóc lột, áp bức tàn bạo của thực dân Anh.

Câu 15. Hình thức, biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?

A. Tẩy chay hàng hóa Anh.                                     

B. Biểu tình hòa bình.

C. Bãi thị, bãi khóa.                                               

D. khởi nghĩa vũ trang.

Đáp án: D

Giải thích:

Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng biện pháp: bất bạo động; tẩy chay hàng hóa Anh; Biểu tình hòa bình; Bãi thị, bãi khóa.

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc?

A. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

C. Quốc Dân đảng được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa được thành lập.

Đáp án: B

Giải thích:

Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập đã dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc

Câu 17. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực

A. đế quốc và phong kiến.                           

B. đế quốc và tư sản mại bản.

C. tư sản và phong kiến.                              

D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Đáp án: A

Giải thích:

Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực đế quốc và phong kiến.   

III. Vận dụng

Câu 18. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919)?

A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành.

B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản ở Trung Quốc.

C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.

D. Thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Trung Quốc.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Trung Quốc.

Câu 19. Phong trào Ngũ Tứ (1919) có ý nghĩa

A. đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc hoàn thành.

B. đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. góp phần chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Trung Quốc.

D. xác lập vai trò lãnh đạo duy nhất của công nhân đối với cách mạng Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Phong trào Ngũ Tứ (1919) có ý nghĩa góp phần chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Trung Quốc.

Câu 20. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919)?

A. Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng tư sản ở Trung Quốc.

C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.

D. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc hoàn thành.

Đáp án: A

Giải thích:

Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

Câu 21. Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là

A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

B. Có hình thức đấu tranh phong phú.

C. Có sự ra đời của một chính đảng vô sản.

D. Diễn ra trên quy mô rộng khắp.

Đáp án: C

Giải thích:

Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là có sự ra đời của một chính đảng vô sản.

Câu 22: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?

A. Chính quyền thực dân Anh tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến

B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột

C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động

D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng

Đáp án: D

 Câu 23: Phong trảo Ngũ tứ ở Trung Quốc bùng nổ nhằm:

A. phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

B. chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.

C. đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản Trung Quốc.

D. chống đế quốc và phong kiến Mãn Thanh.

Đáp án: A

Câu 24: Mục đích của phong trào Ngũ tứ là:

A. đòi cải thiện điều kiện học tập của sinh viên.

B. chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước để quốc.

C. phản đối những hành động của lực lượng Quốc dân đảng.

D. Mĩ chống lại chính quyền Trung Quốc đương thời.

Đáp án: B

Câu 25: Lực lượng tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc gồm có:

A. tư sản và công nhân.

B. tư sản và nông dân.

C. công nhân và nông dân.

D. đông đảo các tầng lớp xã hội.

Đáp án: D

 Câu 26: Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là:

A. tư sản dân tộc và nông dân.

B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

C. sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.

D. công nhân, nông dân ở Vũ Xương.

Đáp án: C

 Câu 27: Từ sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng cách mạng nào được truyền bá vào Trung Quốc?

A. Dân chủ tư sản.

B. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

C. Triết học Ánh sáng.

D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Đáp án: B

 Câu 28: Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là lực lượng nào?

A. Công hội

B. Tổ chức công đoàn

C. Đảng Quốc đại

D. Tướng lĩnh trong quân đội

Đáp án: C

Câu 29: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?

A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động

B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ

C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc

D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Đáp án: A

 Câu 30: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh với phương pháp đấu tranh chủ yếu nào?

A. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị

B. Dung biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh

C. Dùng bạo lực cách mạng

D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 1870 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: