TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 14 (có đáp án 2023): Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 14.

1 1174 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Nhận biết

Câu 1. Lĩnh vực nào chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản?

A. Tài chính ngân hàng.               

B. Nông nghiệp.         

C. Công nghiệp.     

D. Thương nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích:

Lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản

Câu 2. Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là

A. Trung Quốc.          

B. Việt Nam.          

C. Phi-lip-pin.                     

D. Triều Tiên.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là Trung Quốc.     

Câu 3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng Dân chủ Tự do.                                          

B. Đảng Cộng sản.

C. Đảng Công nhân Xã hội.                                    

D. Đảng Xã hội Dân chủ.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Câu 4. Lò lửa chiến tranh ở châu Á trong những năm 30 thế kỉ XX là

A. Trung Quốc.               

B. Nhật Bản.                      

C. Triều Tiên.                      

D. Xiêm.

Đáp án: B

Giải thích:

Lò lửa chiến tranh ở châu Á trong những năm 30 thế kỉ XX là Nhật Bản.

Câu 5. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -  1933)?

A. Áp dụng “Chính sách mới”.                    

B. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

C. Thực hiện dân chủ hóa lao động.            

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhật Bản đã thực hiện quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -  1933)

Câu 6. Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là

A. Việt Nam.                 

B. Triều Tiên.                

C. Mông Cổ.                  

D. Trung Quốc.

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là Trung Quốc.

Câu 7. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.             

B. Đảng Dân chủ Tự do.

C. Đảng Cộng sản Nhật Bản.                      

D. Đảng Công minh (Komei).

Đáp án: C

Giải thích:

Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là Đảng Cộng sản Nhật Bản.       

Câu 8. Quốc gia thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Nhật Bản.                 

B. Đức.                                             

C. Anh.                                            

D. Pháp.

Đáp án: A

Giải thích:

Quốc gia thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là Nhật Bản.

Câu 9. Tháng 7/1922 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

B. Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Thủ tướng Ta-na-ca trình lên Thiên hoàng kế hoạch xâm lược thế giới.

D. Cuộc “bạo động lúa gạo” của nhân dân Nhật Bản bùng nổ.

Đáp án: A

Giải thích:

Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập vào tháng 7/1922

Câu 10. Tháng 9/1931 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

B. Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Thủ tướng Ta-na-ca trình lên Thiên hoàng kế hoạch xâm lược thế giới.

D. Cuộc “bạo động lúa gạo” của nhân dân Nhật Bản bùng nổ.

Đáp án: B

Giải thích:

Tháng 9/1931, Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 11. Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ Vệ quốc.             

B. Trung Hoa Dân quốc.

C. Mãn Châu Quốc.       

D. Chính phủ Quốc dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là Mãn Châu Quốc.

Câu 12. Lãnh đạo phong trào công nhân Nhật Bản trong những năm 1918 – 1939 là

A. Đảng Xã hội dân chủ.               

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản.

C. Đảng Dân chủ tự do.                  

D. Đảng Công minh (Komei).

Đáp án: B

Giải thích:

Lãnh đạo phong trào công nhân Nhật Bản trong những năm 1918 – 1939 là Đảng Cộng sản Nhật Bản.

II. Thông hiểu

Câu 13. Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương

A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.

B. chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

C. cải cách kinh tế - xã hội, mở rộng các quyền tự do dân chủ.

D. thiết lập nền dân chủ đại nghị để xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

Đáp án: A

Giải thích:

Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.

Câu 14. Quá trình phát xít hóa chính quyền ở Nhật Bản kéo dài suốt những năm 30 của thế kỉ XX do

A. giới quân phiệt Nhật không đủ mạnh.

B. không nhận được sự ủng hộ của các thế lực phát xít bên ngoài.

C. mâu thuẫn nội bộ và phong trào đấu tranh của nhân dân.

D. Thực quyền của Thiên Hoàng bị giảm sút.

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình phát xít hóa chính quyền ở Nhật Bản kéo dài suốt những năm 30 của thế kỉ XX do mâu thuẫn nội bộ và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu 15. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản vì ngành này

A. chịu lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

B. là ngành kinh tế phát triển nhất ở Nhật.

C. thu hút phần lớn lực lượng lao động trong nước. 

D. chưa được áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Đáp án: A

Giải thích:

Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản vì ngành này chịu lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

Câu 16. Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.

C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền quân chủ lập hiến.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp: quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

Câu 17. Lí do cơ bản nhất khiến Nhật Bản đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước là do quốc gia này

A. có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.

B. bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

C. có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. chính phủ Nhật Bản suy yếu, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Lí do cơ bản nhất khiến Nhật Bản đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước là do quốc gia này có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 18. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra thông qua việc

A. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

B. Chuyển đổi từ chế độ đa đảng sang chế độ một đảng, do các tướng lĩnh đứng đầu.

C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

D. Quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của Thiên hoàng và đàn áp phong trào cộng sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Câu 19. Nguyên nhân chính khiến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX là do

A. Sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh.

B. Sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản.

C. Sự can thiệp của các thế lực đế quốc vào Nhật Bản.

D. Sự bất đồng giữa Thiên hoàng và chính phủ về cách thức thoát khỏi khủng hoảng.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân chính khiến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX là do sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh.

III. Vận dụng

Câu 20. Một trong những đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản là

A. diễn ra thông qua việc chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang độc tài phát xít.

B. kết hợp quân phiệt hóa bộ máy nhà nước sẵn có với đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

C. diễn ra nhanh chóng do sự thống nhất cao độ trong nội bộ giới cầm quyền.

D. gắn liền với các cuộc chiến tranh loại bỏ ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án: B

Giải thích:

Một trong những đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản là kết hợp quân phiệt hóa bộ máy nhà nước sẵn có với đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Câu 21. Điểm khác biệt của quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức là gì?

A. Diễn ra nhanh chóng do sự đồng thuận trong giới quân phiệt.       

B. Tiến hành đồng thời với cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

C. Diễn ra quá trình chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

D. Hoàn thành trước khi nước Nhật lâm vào khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

Đáp án: B

Giải thích:

So với Đức, quá trình phát xít hóa ở Nhật có điểm khác biệt là: tiến hành đồng thời với cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

Câu 22. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật? 

A. Làm cho lực lượng quân phiệt Nhật suy yếu căn bản.

B. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.              

C. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa.

D. Buộc giới cầm quyền Nhật Bản phải thi hành nhiều cải cách dân chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật

Câu 23. Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ so với Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 là

A. Trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

B. Tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

D. Theo đuổi lập trường chống Liên Xô.

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ so với Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 là trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

Câu 24. Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức so với Nhật Bản là

A. Diễn ra sự chuyển giao quyền lực từ giai cấp tư sản sang thế lực phát xít.

B. Tiến hành đồng thời với các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

C. Diễn ra thông qua các cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội.

D. Kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức so với Nhật Bản là diễn ra sự chuyển giao quyền lực từ giai cấp tư sản sang thế lực phát xít.

Câu 25. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. góp phần làm thất bại âm mưu gây xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.

B. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

C. góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.

D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.

Đáp án: B

Giải thích:

Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

Câu 26: Đặc điểm của quá trình tập trung sản xuất ở Nhật là:

A. hình thành các công ty lũng đoạn nhà nước.

B. xuất hiện nhiều xí nghiệp liên hợp.

C. tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng đạt mức cao.

D. hình thành các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát.

Đáp án: B

Câu 27: Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh hế giới thứ nhất là

A. Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu

B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế

C. Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới

D. Là nước thứ hai (sau Mĩ) thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế

Đáp án: D

Câu 28: Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy hái của chủ nghĩa tư bản

C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

Đáp án: B

Câu 29: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém

B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người

C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn

D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước

Đáp án: D

Câu 30: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề,ngoại trừ

A. Khắc phục hậu quả của việc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Đáp án: C

Câu 31: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ

Đáp án: C

Câu 32: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu

A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

B. Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX

C. Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX

D. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX

Đáp án: D

Câu 33: Cuộc khủng hoảng kinh tế thể giới 1929 - 1933 ở Nhật Bản diễn ra trầm trọng nhất vào năm:

A. 1929.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

Đáp án: C

Câu 34: Hiệu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động như thế nào đến người lao động ở Nhật?

A. Thu nhập quốc dân giảm một nửa.

B. Nông dân bị phá sản, 1/3 bị mất ruộng, 3 triệu công nhân thất nghiệp.

C. Nhà nước không tiếp tục trợ cấp thất nghiệp.

D. Hàng hoá khan hiếm, không đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đáp án: B

Câu 35: Khó khăn lớn nhất của Nhật trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

A. thiếu nhân công để sản xuất.

B. thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá.

C. bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh.

D. thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 1174 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: