TOP 40 hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 (có đáp án 2023): Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7.

1 1,651 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

I. Nhận biết

Câu 1. Đại biểu xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp là

A. La-phông-ten.

B. Coóc-nây.

C. Mô-li-e.

D. Ô-hen-ry.

Đáp án: B

Giải thích:

Đại biểu xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp là Coóc-nây (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 2. Bản “Sonat Ánh trăng” là một trong những tác phẩm bất hủ của nhà soạn nhạc nào ở thời kì cận đại?

A. Mô-da.

B. Rem-bran.

C. Mê-li-ê.

D. Bét-tô-ven.

Đáp án: D

Giải thích:

Bản “Sonat Ánh trăng” là một trong những tác phẩm bất hủ của nhà soạn Bét-tô-ven (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 3. Đại biểu xuất sắc của nền hài kịch cổ điển Pháp là

A. La-phông-ten.

B. Coóc-nây.

C. Mô-li-e.

D. Ô-hen-ry.

Đáp án: C

Giải thích:

Đại biểu xuất sắc của nền hài kịch cổ điển Pháp là Mô-li-e (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 4. Nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển của Pháp thời cận đại là

A. La-phông-ten.                                 

B. Coóc-nây.

C. Mô-li-e.                                

D. Ô-hen-ry.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển của Pháp thời cận đại là La-phông-ten (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 5. Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là

A. Mô-da.

B. Bét-thô-ven.

C. Sô-panh.

D. Trai-cốp-xki.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là Mô-da (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 6. La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nổi tiếng của nước nào?

A. Anh.               

B. Pháp.                        

C. Đức.                     

D. Nga.

Đáp án: B

Giải thích:

La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nổi tiếng của Pháp (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 7. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức với những sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng là

A. Mô-da.

B. Trai-cốp-xki.

C. Bét-tô-ven.

D. Pi-cát-xô.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức với những sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng là Bét-tô-ven (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 8. Nhà thơ nổi tiếng của nước Nga thời cận đại là

A. Pu- skin.

B. Vích-to Huy-gô.

C. Ra-bin-đra-nát Ta-go.

D. Lép Tôn-xtôi.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà thơ nổi tiếng của nước Nga thời cận đại là Pu- skin (SGK Lịch sử 11 - trang 37).

Câu 9. Thiên tài hội họa người Hà Lan với nhiều tác phẩm chân dung, phong cảnh nổi tiếng vào buổi đầu thời cận đại là

A. Lê-vi-tan.

B. Pi-cát-xô.

C. Van Gốc.

D. Rem-bran.

Đáp án: D

Giải thích:

Thiên tài hội họa người Hà Lan với nhiều tác phẩm chân dung, phong cảnh nổi tiếng vào buổi đầu thời cận đại là Rem-bran (SGK Lịch sử 11 - trang 38).

Câu 10. Nhà soạn nhạc nổi tiếng với các tác phẩm: “Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là

A. Mô- da.

B. Bét- tô-ven.

C. Trai- cốp- xki.

D. Sô- panh.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhà soạn nhạc nổi tiếng với các tác phẩm: “Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là Trai- cốp- xki (SGK Lịch sử 11 - trang 41).

Câu 11. Những tác phẩm của nhà văn nào được Lê-nin đánh giá là “ tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?

A. Lép-tôn-xtôi.

B. Vích-to Huy-gô.

C. Lỗ Tấn.

D. Mác Tuên.

Đáp án: A

Giải thích:

Những tác phẩm của Lép-tôn-xtôi được Lê-nin đánh giá là “ tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” (SGK Lịch sử 11 - trang 39).

Câu 12. Nhà văn Pháp nổi tiếng với tác phẩm “Những người khốn khổ” là

A. Lép-tôn-xtôi.

B.Vích-to Huy-gô.

C. Lỗ Tấn.

D. Mác Tuên.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhà văn Pháp nổi tiếng với tác phẩm “Những người khốn khổ” là Vích-to Huy-gô.

Câu 13. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Lép Tôn-xtôi là

A. “Những người khốn khổ”.

B. “Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ”.

C. “Chiến tranh và hòa bình”.

D. “người I-nô-xăng đi du lịch”.

Đáp án: C

Giải thích:

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Lép Tôn-xtôi là “Chiến tranh và hòa bình”.

Câu 14. Nhà văn hóa lớn người Ấn Độ đạt giải Nô ben năm 1913 là

A. Mác Tuên.

B.Ta-go.

C. Hô-xê Ri-đan.

D. Hô-xê Mác-ti.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhà văn hóa lớn người Ấn Độ đạt giải Nô ben năm 1913 là Ta-go.    

  Câu 15. Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm phản ánh ý chí độc lập và tự do của nhân dân Cu-ba là

A. Mác Tuên.

B. Ta-go.

C. Hô-xê Ri-đan.

D. Hô-xê Mác-ti.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm phản ánh ý chí độc lập và tự do của nhân dân Cu-ba là Hô-xê Mác-ti.

Câu 16. “AQ chính truyện” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?

A. Hô-xê Mác-ti.

B. Lỗ Tấn.

C. Hô-xê Ri-đan.

D. Tào Tuyết Cần.

Đáp án: B

Giải thích:

“AQ chính truyện” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn.

Câu 17. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Tào Tuyết Cần là

A. “Nhật kí người điên”.

B. “Thơ dâng”.

C. “Hồng lâu mộng”.

D. “Chiến tranh và hòa bình”.

Đáp án: C

Giải thích:

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Tào Tuyết Cần là “Hồng lâu mộng”.

Câu 18. Nhà văn nào sau đây nổi tiếng với những tác phẩm gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động Mĩ thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Lép-tôn-xtôi.

B.Vích-to Huy-gô.

C. Pu-skin.

D. Mác Tuên.

Đáp án: D

Giải thích:

Mác Tuên là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động Mĩ thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Câu 19. Tác phẩm nào sau đây là tập tiểu thuyết xuất sắc của Vích-to Huy-gô thể hiện tinh thần nhân đạo đối với những con người đau khổ?

A. Hồng lâu mộng.

B. Những người khốn khổ.

C. Hồ Thiên nga.

D. Người đẹp ngủ trong rừng.

Đáp án: B

Giải thích:

Những người khốn khổ là tập tiểu thuyết xuất sắc của Vích-to Huy-gô thể hiện tinh thần nhân đạo đối với những con người đau khổ

Câu 20. Tác phẩm “đừng động vào tôi” của nhà thơ Hô-xê Ri-dan đã phản ánh cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân

A. Trung Quốc.

B. Campuchia.

C. Cu-ba

D. Philippin.

Đáp án: D

Giải thích:

Tác phẩm “đừng động vào tôi” của nhà thơ Hô-xê Ri-dan đã phản ánh cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philippin.

II. Thông hiểu

Câu 21. Sự phát triển của văn học thế giới từ đầu thế kỉ XIX- đến đầu thế kỉ XX chịu tác động bởi nhiều yếu tố, ngoại trừ

A. Sự bóc lột của giai cấp tư sản với người lao động trong nước.

B. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa.

C. Hoạt động xâm lược thuộc địa của các nước thực dân.

D. Sự khôi phục ảnh hưởng của giáo hội Ki-tô.

Đáp án: D

Giải thích:

- Những yếu tố tác động đến sự phát triển của văn học thế giới từ đầu thế kỉ XIX- đến đầu thế kỉ XX là:

+ Sự bóc lột của giai cấp tư sản với người lao động trong nước.

+ Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa.

+ Hoạt động xâm lược thuộc địa của các nước thực dân.

Câu 22. Từ đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, văn học các nước phương Đông đi sâu vào phản ánh

A. Quan điểm và khát vọng làm giàu của giai cấp tư sản.

B. Quan điểm và tư tưởng đấu tranh của giai cấp công nhân.

C. Cuộc sống của nhân dân trong chế độ phong kiến.

D. Cuộc sống, ý chí đấu tranh của nhân dân dưới ách thống trị thực dân.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, văn học các nước phương Đông đi sâu vào phản ánh cuộc sống, ý chí đấu tranh của nhân dân dưới ách thống trị thực dân.

Câu 23. Những thành tựu văn hóa của con người trong buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào

A. Tư tưởng của giai cấp tư sản, bênh vực người lao động.

B. Thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm của con người tư sản.

C. Ách cai trị của thực dân, đế quốc xâm lược; đấu tranh đòi độc lập, tự do.

D. Tư tưởng của giáo hội Ki-tô, dọn đường cho trào lưu triết học ánh sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

Những thành tựu văn hóa của con người trong buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm của con người tư sản.

Câu 24. “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là cách đánh giá của nhân loại về vai trò của

A. Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII - XVIII.

B. Các nhà triết học Mác-xít.

C. Các nhà xã hội không tưởng.

D. Các nhà triết học duy tâm khách quan.

Đáp án: A

Giải thích:

“Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là cách đánh giá của nhân loại về vai trò của các nhà Khai sáng thế kỉ XVII - XVIII.

Câu 25. Một trong những tiền đề của sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại là

A. Hoạt động thương mại quốc tế bắt đầu hình thành và mở rộng.

B. Các hoạt động giao lưu văn hóa Đông - Tây bắt đầu xuất hiện.

C. Những thành tựu rực rỡ của phong trào Văn hóa phục hưng thời hậu kỳ trung đại.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích:

Một trong những tiền đề của sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại là những thành tựu rực rỡ của phong trào Văn hóa phục hưng thời hậu kỳ trung đại.

Câu 26. Biến động lịch sử nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại (thế kỉ XVI - XVIII)?

A. Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên bùng nổ và giành thắng lợi.

B. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa .

C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng.

D. Chế độ phong kiến Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt.

Đáp án: A

Giải thích:

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên bùng nổ và giành thắng lợi có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại (thế kỉ XVI - XVIII)

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 1,651 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: