TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19 (có đáp án 2023): Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19.

1 22,741 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Căn cứ chiến đấu của nghĩa quân do Trương Định chỉ huy được đặt ở

A. Hai Sông (Hải Dương).

B. Phồn Xương (Yên Thế).

C. Bãi Sậy (Hưng Yên).

D. Gò Công (Tân Hòa).

Đáp án: D

Giải thích:

Căn cứ chiến đấu của nghĩa quân do Trương Định chỉ huy được đặt ở Gò Công (Tân Hòa).

Câu 2. Đến tháng 6/1862, phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp ở Việt Nam bao gồm

A. sáu tỉnh Nam Kì và đảo Phú Quốc.

B. ba tỉnh Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.

C. các tỉnh Bắc Kì và đảo Cát Bà.

D. ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

Đáp án: D

Giải thích:

Đến tháng 6/1862, phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp ở Việt Nam bao gồm ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

Câu 3. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn?

A. Hiệp ước Giáp Tuất.

B. Hiệp ước Nhâm Tuất.

C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

D. Hiệp ước Hác-măng.

Đáp án: B

Giải thích:

Hiệp ước Nhâm Tuất đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn

Câu 4. Ngày 1/9/1858 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam?

A. Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp được kí kết.

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm nghi, xuống chiếu Cần Vương.

C. Triều đình nhà Nguyễn kí kết với Hiệp ước Nhâm Tuất.

D. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà.

Câu 5. Người được nhân dân Nam Kì suy tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái” là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Hữu Huân.

D. Nguyễn Quyền.

Đáp án: B

Giải thích:

Người được nhân dân Nam Kì suy tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái” là Trương Định.

Câu 6. Sau thất bại ở Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp chuyển hướng, tấn công

A. Kinh đô Huế.

B. Gia Định.

C. Hà Nội.

D. Thuận An.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau thất bại ở Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp chuyển hướng, tấn công Gia Định.

Câu 7. Sau khi Đại đồn Chí Hòa bị phá vỡ (tháng 2/1861), những tỉnh nào ở Nam Kì tiếp tục rơi vào tay thực dân Pháp?

A. Biên Hòa, Vĩnh Long, Hà Tiên.

B. Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

C. Gia Định, An Giang, Vĩnh Long.

D. An Giang, Hà Tiên, Đà Nẵng.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau khi Đại đồn Chí Hòa bị phá vỡ (tháng 2/1861), các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long tiếp tục rơi vào tay thực dân Pháp

Câu 8. Ngày 5/6/1862 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm nghi, xuống chiếu Cần Vương.

B. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà.

C. Triều đình nhà Nguyễn kí kết với Hiệp ước Nhâm Tuất.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp được kí kết.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí kết với Hiệp ước Nhâm Tuất    

Câu 9. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

C. Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên.

D. Biên Hòa, Quảng Nam, An Giang.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

Câu 10. Ngày 10/12/1861 diễn ra sự kiện lịch sử nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam?

A. Liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà

B. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo.

C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết.

D. Pháp nổ súng tấn công cửa biển Thuận An – “cửa họng” của Kinh thành Huế.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngày 10/12/1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo.

Câu 11. Chiến thuật quân sự được thực dân Pháp sử dụng khi tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858) là

A. “Đánh chắc tiến chắc”.

B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.

C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Đáp án: C

Giải thích:

Chiến thuật quân sự được thực dân Pháp sử dụng khi tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858) là “Đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 12. Tháng 9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Gia Định.

B. Đà Nẵng.

C. Thuận An.

D. Hà Nội.

Đáp án: B

Giải thích:

Tháng 9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn Đà Nẵng làm địa điểm để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Câu 13. Người chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Hữu Huân.

D. Phan Tôn.

Đáp án: A

Giải thích:

Người chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) là Nguyễn Trung Trực.

Câu 14. Từ tháng 9/1858 đến tháng 2/1859, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân Đà Nẵng đặt dưới sự chỉ huy của

A. Trương Định.

B. Phan Thanh Giản.

C. Hoàng Diệu.

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ tháng 9/1858 đến tháng 2/1859, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân Đà Nẵng đặt dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.

Câu 15. Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Giáp Tuất.

Đáp án: A

Giải thích:

Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là Hiệp ước Nhâm Tuất.

II. Thông hiểu

Câu 16. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.

C. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.

D. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là: nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.

Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp?

A. Mở ba của biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) vào buôn bán.

B. Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

C. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

D. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp là nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Câu 18. Quyết định sai lầm nào của triều đình nhà Nguyễn khiến nhân dân Việt Nam bất mãn, mở đầu cho việc “quyết đánh cả triều lẫn Tây”?

A. Kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

B. Thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn là đất thuộc Pháp.

C. Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

D. Ngăn cản nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh Pháp.

Đáp án: A

Giải thích:

Triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) khiến nhân dân Việt Nam bất mãn, mở đầu cho việc “quyết đánh cả triều lẫn Tây”

Câu 19. Sự kiện nào được coi là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

A. Ngày 25/4/1882, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.

B. Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định.

C. Ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

D. Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mốc mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Câu 20. Thực dân Pháp dựa vào những duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Vu cáo Việt Nam không cho thương nhân Pháp ghé vào Đà Nẵng trú bão.

B. Đổ lỗi cho nhà Nguyễn coi trọng thương nhân Trung Quốc hơn thương nhân Pháp.

C. Nhà Nguyễn “cấm đạo”, ngăn cản thương nhân Pháp đến buôn bán.

D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực dân Pháp dựa vào những duyên cớ: nhà Nguyễn “cấm đạo”, ngăn cản thương nhân Pháp đến buôn bán để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Câu 21. Nội dung nào không phản ánh đúng lí do khiến Pháp quyết định chuyển hướng tấn công từ Đà Nẵng vào Gia Định (1859)?

A. Triều đình nhà Nguyễn không bố trí lực lượng quân đội tại Gia Định.

B. Chiếm được Gia Định, Pháp có thể dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công.

C. Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu phá sản ở Đà Nẵng.

D. Chiếm Gia Định, Pháp có thể cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.

Đáp án: A

Giải thích:

- Lí do khiến Pháp quyết định chuyển hướng tấn công từ Đà Nẵng vào Gia Định (1859):

+ Chiếm được Gia Định, Pháp có thể dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công.

+ Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu phá sản ở Đà Nẵng.

+ Chiếm Gia Định, Pháp có thể cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.

Câu 22. Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859) đã bước đầu làm thất bại âm mưu nào của Pháp?

A. “Đánh chắc tiến chắc”.

B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.

D. “Chinh phục từng gói nhỏ”.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859) đã bước đầu làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

III. Vận dụng

Câu 23. Trong những năm 1866 – 1867, tinh thần đoàn kết chống Pháp xâm lược của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia được thể hiện qua cuộc khởi nghĩa của

A. Trương Định.

B. Phan Tôn, Phan Liêm.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Trương Quyền.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong những năm 1866 – 1867, tinh thần đoàn kết chống Pháp xâm lược của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia được thể hiện qua cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền.

Câu 24. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã mắc phải sai lầm nào khi thực dân Pháp rút quân, đưa sang chiến trường Trung Quốc?

A. Không cho quân lính do thám tình hình để đối phó với hành động xâm lược của Pháp.

B. Thực hiện kế hoạch tiến công quân Pháp khi lực lượng quan quân triều đình còn yếu.

C. Không tổ chức binh lính tấn công phá vỡ phòng tuyến bao vây của địch.

D. Bị động phòng thủ, không chớp cơ hội tấn công quân Pháp.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1860, khi thực dân Pháp rút quân, đưa sang chiến trường Trung Quốc, Nguyễn Tri Phương đã mắc phải sai lầm: bị động phòng thủ, không chớp cơ hội tấn công quân Pháp.

Câu 25. Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là

A. quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình.

B. Triều đình nhà Nguyễn kiên định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

C. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

D. quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

Câu 26: Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam

A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa

B. Truyền bá đạo Thiên Chúa

C. Đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam

D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn

Đáp án: B

Câu 27: "Bao giờ người Tây nhổ hết có nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai?

A. Trương Quyền

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Trương Định

D. Nguyễn Trung Trực.

Đáp án: D

Câu 28: Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng tôn giáo nào như là một công cụ xâm lược?

A. Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Hồi giáo.

D. Bà-la môn giáo

Đáp án: B

Câu 29: Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào đấu tranh nào nổ ra, Giám mục Bá Đa Lộc chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam?

A. Phong trào Cần Vương.

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào nông dân Tây Sơn.

D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.

Đáp án: C

Câu 30: Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái?

A. Trương Quyền.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Đội Cấn.

Đáp án: C

Câu 31: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào?

A. Ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

B. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

D. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Đáp án: A

Câu 32: Năm 1857, Napôlêông III lập ra Hội đồng Nam Kì, tiếp đó cho sứ thần tới Huế đòi “tự do buôn bán và truyền đạo”, tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương. Những hành động đó chứng tỏ điều gì?

A. Pháp muốn đầu tư, hợp tác kinh tế với Việt Nam

B. Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam

C. Việt Nam là đối tác tiềm năng của Pháp

D. Pháp không quan tâm đến Việt Nam

Đáp án: B

Câu 33: Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân tới dàn trận trước cửa biển nào?

A. Đà Nẵng

B. Hội An

C. Lăng Cô

D. Thuận An

Đáp án: A

Câu 34: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?

A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng

B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn

C. Gia Định không có quân triều đình đóng

D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia

Đáp án: C

Câu 35: Tại sao khi chiếm được thành Gia Định năm 1859, quân Pháp lại phải dung thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?

A. Vì trong thành không có lương thực

B. Vì trong thành không có vũ khí

C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt

D. Vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 22,741 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: