TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 (có đáp án 2023): Trung Quốc

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 3: Trung Quốc có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3.

1 3,501 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc

I. Nhận biết

Câu 1. Trong những năm 1644 – 1911, Trung Quốc đặt dưới sự cai trị của vương triều phong kiến nào?

A. Minh.

B. Mãn Thanh.

C. Đường.

D. Tống.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm 1644 – 1911, Trung Quốc đặt dưới sự cai trị của vương triều phong kiến Mãn Thanh.

Câu 2. Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi là gì? 

A. Chiến tranh cục bộ.

B. Chiến tranh bạo động.

C. Chiến tranh thuốc phiện.

D. Cuộc chiến dầu mỏ.

Đáp án: C

Giải thích: Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc, được gọi là Chiến tranh thuốc phiện (SGK Lịch sử 11- Trang 13)

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?

A. Khang Hữu Vi.

B. Tôn Trung Sơn.

C. Lương Khải Siêu.

D. Hồng Tú Toàn.

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo

Câu 4. Đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?

A. Vùng Sơn Đông.

B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.

C. Vùng Đông Bắc.

D. Thành phố Bắc Kinh.

Đáp án: A

Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm vùng Sơn Đông ở Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)

Câu 5. Đến cuối thế kỷ XIX, Anh xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?

A. Vùng Sơn Đông.

B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.

C. Vùng Đông Bắc.

D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Đáp án: B

Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Anh xâm chiếm được vùng châu thổ sông Dương Tử của Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)

Câu 6. Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?

A. Vùng Sơn Đông.

B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.

C. Vùng Đông Bắc.

D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Đáp án: C

Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản xâm chiếm được vùng Đông Bắc của Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)

Câu 7. Đến cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?

A. Vùng Sơn Đông.

B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.

C. Vùng Đông Bắc.

D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Đáp án: D

Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm chiếm được vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)

Câu 8. Thực dân Anh đã viện cớ gì để mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?

A.Triều đình Mãn Thanh cấm đạo và sát hại các giáo sĩ

B. Nhà Thanh từ chối tiếp nhận quốc thư của nữ hoàng Anh.

C. Chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện các tàu buôn Anh

D. Triều đình Mãn Thanh không hợp tác, gây hấn với thực dân Anh

Đáp án: C

Giải thích: Viện cớ triều đình Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (SGK Lịch sử 11- Trang 13)

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài bao nhiêu năm?

A. 20 năm.

B. 13 năm.

C. 15 năm.

D. 24 năm.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài 13 năm (từ năm 1851 đến năm 1864)

Câu 10. Ai là người ủng hộ cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc?

A. Hồng Tú Toàn.

B. Tôn Trung Sơn.

C. Vua Quang Tự.

D. Từ Hi Thái Hậu.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của vua Quang Tự (SGK Lịch sử 11- Trang 14)

Câu 11. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở vùng nào của Trung Quốc?

A. Sơn Đông.

B. Nam Kinh.

C. Sơn Tây.

D. Bắc Kinh.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở vùng Sơn Đông của Trung Quốc (SGK Lịch sử 11- Trang 14)

Câu 12. Ai là người lãnh đạo của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX?

A. Khang Hữu Vi.

B. Mao Trạch Đông.

C. Lương Khải Siêu.

D. Tôn Trung Sơn.

Đáp án: D

Giải thích: Tôn Trung Sơn là người lãnh đạo của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX (SGK Lịch sử 11- Trang 15)

II. Thông hiểu

Câu 13. Nguyên nhân sâu xa nào đã dẫn đến thất bại của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc?

A. Không dựa vào nhân dân mà chỉ ở tầng lớp sĩ phu quan lại yêu nước

B. Từ Hi Thái hậu thiếu quyết tâm khi tiến hành cải cách đất nước.

C. Không được sự ủng hộ của vua và quần chúng nhân dân

D. Bị các nước thực dân, đế quốc phương Tây chia rẽ.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân(SGK Lịch sử 11- Trang 14)

Câu 14. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào năm 1905 có tên gọi là

A. Đảng Dân chủ tư sản Trung Quốc.

B. Đảng Dân chủ tư sản kiểu mới ở Trung Quốc.

C. Trung Quốc Đồng minh hội.

D. Trung Quốc Liên minh hội.

Đáp án: C

Giải thích: Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào năm 1905 có tên gọi là Trung Quốc Đồng minh hội.

Câu 15. Thực chất của việc chính quyền Mãn Thanh kí sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” là gì?

A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước

B. Giúp nhân dân giao thương buôn bán dễ dàng

C. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc

D. Đẩy mạnh ngành giao thông vận tải ở Trung Quốc

Đáp án: C

Giải thích: Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “ Quốc hữu hóa đường sắt” thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. ( SGK Lịch sử 11- Trang 17)

Câu 16. Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.

B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc

C. Thành lập chính phủ dân quốc

D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

Đáp án: B

Giải thích: Mục tiêu của Trung Quốc đồng minh hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày (SGK Lịch sử 11 – Trang 15)

Câu 17. Một trong những hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

A. chưa thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ.

B. chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến.

C. không tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. không lật đổ được chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

Đáp án: B

Giải thích: Những hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là: chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến; chưa động chạm đến quyền lợi của đế quốc xâm lược; chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

Câu 18. Một trong những hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

A. chưa động chạm đến quyền lợi của đế quốc xâm lược.

B. không tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. chưa thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ.

D. không lật đổ được chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

Đáp án: A

Giải thích: Những hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là: chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến; chưa động chạm đến quyền lợi của đế quốc xâm lược; chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

Câu 19. Một trong những hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

A. chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

B. không tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. chưa thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ.

D. không lật đổ được chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

Đáp án: A

Giải thích: Những hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là: chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến; chưa động chạm đến quyền lợi của đế quốc xâm lược; chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

Câu 20. Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các đế quốc xâu xé.

B. thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân.

C. đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc ở châu Á.

D. khẳng định vai trò của quan lại, sĩ phu tiến bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các đế quốc xâu xé.

Câu 21. Sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản vào Trung Quốc đã phá vỡ nền kinh tế nào trong nước?

A. Kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế nông nghiệp.

B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa đan xen với kinh tế phong kiến.

C. Kinh tế công thương nghiệp đang phát triển.

D. Kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế gia đình của nông dân.

Đáp án: D

Giải thích: Sự bành trướng và lấn át của chủ nghĩa tư bản đã phá vỡ nền kinh thế tiểu thủ công nghiệp và kinh tế gia đìh của nông dân.

Câu 22. Việc kí kết Điều ước Tân Sửu (1901) đã đánh dấu

A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

B. chế độ phong kiến ở Trung Quốc bước vào giai đoạn thịnh vượng.

C. Trung Quốc trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

D. chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc hoàn toàn sụp đổ.

Đáp án: A

Giải thích: Việc kí kết Điều ước Tân Sửu (1901) đã đánh dấu Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 23. Sự kiện mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc là

A. thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện 1840 – 1842.

B. cuộc chiến tranh Trung – Nhật 1894 – 1895.

C. các nước Âu, Mĩ, Nhật Bản họp bàn về việc xâu xé Trung Quốc.

D. liên quan Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp tiến vào Bắc Kinh.

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm 1840 – 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc (SGK – Trang 58).

Câu 24. Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898)?

A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.

B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.

D. Mở đường cho Trung Quốc đi lên xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898) tuy thất bại nhưng đã khiến những mâu thuẫn trong triều đình phong kiến phát triển gay gắt, làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc và tạo điều kiện cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

Câu 25. Cách mạng Tân Hợi (1911) đã

A. đưa nhân dân lao động Trung Quốc lên nắm chính quyền.

B. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

C. chấp dứt ách cai trị của thực dân phương Tây ở Trung Quốc.

D. lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: B

Giải thích: Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

III. Vận dụng

Câu 25. Trung Quốc bị nhiều nước đế quốc cuồng xâu xé, xâm lược vì

A. triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.

B. Trung Quốc rộng lớn, một nước đế quốc khó có thể xâm lược.

C. phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.

D. triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc một quốc gia rộng lớn, đông dân nên một nước đế quốc khó có thể xâm lược và cai trị được vì vậy các nước đã chia nhau xâu xé Trung Quốc.

Câu 26. Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) có tác động như thế nào tới chế độ phong kiến ở Trung Quốc?

A. Làm cho chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

B. Củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiếnchuyên chế ở Trung Quốc.

C. Đẩy chế độ phong kiến Trung Quốc đến bờ vực khủng hoảng, suy vong.

D. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc.

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc.

Câu 27. Hạn chế trong học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn là không chú trọng vào mục tiêu

A. chia ruộng đất cho dân cày

B. chống đế quốc xâm lược.

C. chống chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

D. dân chủ dân sinh

Đáp án: B

Giải thích: Hạn chế trong học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn là không chú trọng vào mục tiêu chống đế quốc xâm lược.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?

A. Thực quyền nằm trong tay phái thủ cựu.

B. Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc.

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt.

D. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của quan lại tiến bộ.

Đáp án: D

Giải thích:

- Những nguyên nhân thất bại của cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX:

+ Thực quyền nằm trong tay phái thủ cựu.

+ Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc.

+ Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt.

Câu 29. Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Trung Quốc trong phong trào Nghĩa Hòa đoàn (đầu thế kỉ XX) là

A. triều đình phong kiến Mãn Thanh.                             

B. các nước thực dân, đế quốc xâm lược.

C. bộ phận địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc.        

D. các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.

Đáp án: B

Giải thích: Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Trung Quốc trong phong trào Nghĩa Hòa đoàn (đầu thế kỉ XX) là các nước thực dân, đế quốc xâm lược.

Câu 30. Với Điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước        

A. cộng hòa tư sản.

B. quân chủ lập hiến.                    

C. thuộc địa, nửa phong kiến.

D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Đáp án: D

Giải thích: Với Điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 31: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ đầu tiên tại

A. Sơn Đông

B. Trực Lệ

C. Sơn Tây

D. Vân Nam

Đáp án: A

Câu 32: Mục tiêu của tổ chức Trung Quôc Đồng minh hội là:

A. dân tộc độc lập, dân quyên tự do, dân sinh hạnh phúc.

B. tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc.

C. đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh.

D. đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày.

Đáp án: D

Câu 33: Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng nảo ở Trung Quốc?

A. Vô sản.

B. Dân chủ tư sản.

C. Phong kiến.

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: B

Câu 34: Ngày 29-12-1911 gắn với sự kiện nào sau đây trong cuộc Cách mạng Tân Hợi?

A. Chính quyên Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”.

B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.

C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh.

D. Viên Thê Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Đáp án: C

Câu 35: Hiến pháp lâm thời của Trung Hoa Dân quốc đã thông qua nội dung nào sau đây?

A. Công nhận quyền binh đẳng, quyền tự do dân chủ của mọi công dân.

B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

C. Ép buộc vua Thanh phải thoái vị.

D. Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Đáp án: A

Câu 36: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. Không dựa vào lực lượng nhân dân

B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt

C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm

D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu

Đáp án: A

Câu 37: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nhằm mục tiêu

A. tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh

B. tấn công trụ sở của chính quyền phong kiến Mãn Thanh

C. tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc

D. đánh đuổi đế quốc khỏi đất nước Trung Quốc

Đáp án: A

Câu 38: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

A. Bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp

B. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân

C. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí

D. Triều đình Mãn Thanh bắt tay với các nước đế quốc cùng đàn áp

Đáp án: C

Câu 39: Điểm giống nhau trong cuộc Duy tân Mậu Tuât ở Trung Quôc với Cái cách Minh Trị ở Nhật Bản là:

A. đều mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

B. đều có nền tảng kinh tế tư bản tiến hành cải cách.

C. đều được tiến hành bởi những vị vua anh minh sáng suốt.

D. đêu được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Đáp án: A

Câu 40: Ý nghĩa quốc tế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là:

A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

B. ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á.

C. lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.

D. chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 3,501 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: