TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 18 (có đáp án 2023): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 18.

1 4,177 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Trong cao trào cách mạng 1918 - 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là

A. Hội Quốc liên.

B. Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế.

C. Quốc tế Cộng sản.

D. Liên hợp quốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong cao trào cách mạng 1918 - 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là Quốc tế Cộng sản.

Câu 2. Sự kiện nào đã đưa lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

D. Trật tự Vécxai- Oasinhtơn được thiết lập.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi đã đã đưa lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại.

Câu 3. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Quốc tế cộng sản đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đấu tranh với mục tiêu trước mắt là chống

A. chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

B. chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh xâm lược.

C. chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

D. chiến tranh thế giới và đói nghèo, dịch bệnh.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Quốc tế cộng sản đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đấu tranh với mục tiêu trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 6. Trong những năm 1921 - 1925, để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Liên Xô đã thực hiện

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

B. chính sách cộng sản thời chiến.

C. chính sách mới.

D. chính sách kinh tế mới.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong những năm 1921 - 1925, để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Liên Xô đã thực hiện chính sách kinh tế mới.

Câu 7. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Mĩ đã thực hiện chính sách nào?

A. Chính sách mới.

B. Láng giềng thân thiện.

C. Cộng sản thời chiến.

D. Chính sách kinh tế mới (NEP).

Đáp án: A

Giải thích:

Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Mĩ đã thực hiện chính sách Chính sách mới.

II. Thông hiểu

Câu 8. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

D. Xã hội các nước tư bản không ổn định do các cuộc biểu tình của người thất nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là: đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp

Câu 9. Trong giai đoạn từ 1917 - 1945, đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia dân tộc có sự thay đổi lớn, chủ yếu do

A. Sự phát triển của các hệ tư tưởng mới.

B. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới.

C. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.

D. Sự phát triển của phong trào dân chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong giai đoạn từ 1917 - 1945, đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia dân tộc có sự thay đổi lớn, chủ yếu do sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại trong giai đoạn 1917 - 1945?

A. Tiến bộ về khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

B. Cuộc đối đầu giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

C. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất, trải qua nhiều bước thăng trầm.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra khốc liệt, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc đối đầu giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 11. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc Chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX là gì?

A. Mâu thuẫn gay gắt giữa phe Đồng minh với phe phát xít.

B. Chính sách theo “chủ nghĩa biệt lập” của Mĩ và Anh.

C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước Âu - Mĩ.

D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc Chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX là: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.

III. Vận dụng

Câu 12. So với các phong trào đấu tranh ở giai đoạn trước, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 20 của thế kỉ XX có điểm mới là

A. mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập rộng rãi.

B. cao trào đấu tranh vũ trang phát triển ở tất cả các quốc gia.

C. sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản.

Đáp án: D

Giải thích:

So với các phong trào đấu tranh ở giai đoạn trước, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 20 của thế kỉ XX có điểm mới là sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản.

Câu 13. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nhân loại ở nửa đầu thế kỉ XX có nhiều tác động tích cực, ngoại trừ

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

B. Mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người.

C. Đưa tới sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.

D. Tạo tiền đề cho sự phát triển của văn hóa ở giai đoạn sau.

Đáp án: C

Giải thích:

Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nhân loại ở nửa đầu thế kỉ XX có nhiều tác động tích cực, ngoại trừ đưa tới sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 14. Các nước tư bản giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 theo con đường phát xít hóa bộ máy chính quyền đều có điểm tương đồng là

A. có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường.

B. có hệ thống thuộc địa rộng lớn, giàu tài nguyên.

C. thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng thiếu nguyên liệu sản xuất.

D. muốn duy trì trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nước tư bản giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 theo con đường phát xít hóa bộ máy chính quyền đều có điểm tương đồng là có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường.

Câu 15: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Cách mạng tháng Hai

C. Cách mạng tháng Mười

D. Luận cương tháng tư

Đáp án: C

Câu 16: Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?

A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản

C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Đáp án: A

Câu 17: Liên Xô là cụm từ viết tắt của

A. Liên bang Xô viết

B. Liên hiệp các Xô viết

C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Đáp án: D

Câu 18: Tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, tổ chức nào đã tiến hành 7 đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng trên thế giới?

A. Hội quốc liên

B. Liên hợp quốc

C. Phe Đồng minh

D. Quốc tế Cộng sản

Đáp án: D

Câu 19: Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là

A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu

B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Nạn thất nghiệp tràn lan

D. Sản xuất đình đốn

Đáp án: B

Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì Lịch sử thế giới hiện đại?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918).

B. Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi (1917).

C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc.

D. Hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn hình thành.

Đáp án: B

Câu 21: Nội dung nào dưới đây tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại?

A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô hình thành.

B. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật.

C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

D. Sự hình thành các công ty độc quyền xuyên quốc gia.

Đáp án: B

Câu 22: Bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới là gì?

A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.

B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.

C. Bài học về phương pháp đấu tranh.

D. Đoàn kết vô sản quốc tế.

Đáp án: A

Câu 23: Kẻ thù chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga là gì?

A. Chế độ phong kiến.

B. Chính phủ tư sản lâm thời.

C. Liên quân các nước để quốc.

D. Giặc ngoại xâm, nội phản.

Đáp án: B

Câu 24: Bản chất nhà nước vô sản Nga mang lại quyền lợi cho ai?

A. Công nhân.

B. Nông dân

C. Tư sản.

D. Nhân dân.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 4,177 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: