TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 (có đáp án 2023): Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Bị giam cầm ở Thái Nguyên
Bèn cùng Đội Cấn nổi lên diệt thù
Bảy ngày, một cõi biên khu
Nghĩa quân tan rã, mặc dù kiên trung?”
A. Phan Châu Trinh.
B. Lương Ngọc Quyến.
C. Phan Bội Châu.
D. Trần Cao Vân.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu đố trên đề cập đến Lương Ngọc Quyến.
Câu 2. Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Nơi nào Bác đã ra đi
Tìm đường cứu nước cũng vì non sông”?
A. Cảng Nhà Rồng (Sài Sòn).
B. Cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
C. Cảng Cửa Ông (Quảng Ninh).
D. Cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).
Đáp án: A
Giải thích:
Câu đố trên đề cập đến Cảng Nhà Rồng
Câu 3. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân nhận được sự ủng hộ của
A. vua Hàm Nghi.
B. vua Đồng Khánh.
C. vua Thành Thái.
D. vua Duy Tân.
Đáp án: D
Giải thích:
Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân nhận được sự ủng hộ của vua Duy Tân.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đội Cấn và Lương Văn Can.
B. Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Thái Phiên và Trần Cao Vân.
Đáp án: B
Giải thích:
Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.
Câu 5. Sau khi giành được quyền làm chủ ở Thái Nguyên, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã phát hịch tuyên bố độc lập, đặt quốc hiệu là
A. Đại Hùng.
B. Đại Nam
C. Việt Nam
D. Nam Việt.
Đáp án: A
Giải thích:
Sau khi giành được quyền làm chủ ở Thái Nguyên, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã phát hịch tuyên bố độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng.
Câu 6. Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập
C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ
D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập
Đáp án: A
Giải thích:
Ngày 5-6-1911, tại bến cảng nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam, ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu La-tu-sơ-Tơ-rê-vin
Câu 7. Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào?
A. Năm 1915.
B. Năm 1916.
C. Năm 1917.
D. Năm 1918.
Đáp án: B
Giải thích:
Sau đợt khủng bố lớn của của thực dân Pháp và tay sai vào năm 1916, Việt Nam Quang phục hội tan rã.
Câu 8. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào?
A.Tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức tôn giáo, mê tín.
B. Cải cách văn hóa, xã hội.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
Đáp án: A
Giải thích:
Các hội kín thường núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để dễ tuyên truyền vận động và hoạt động trong quần chúng, chủ yếu là nông dân
Câu 9. Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là
A. tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp
B. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh
C. tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính
D. kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến
Đáp án: C
Giải thích:
Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là tiến hành một số cuộc bạo động như: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính.
Câu 10. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
A. Pháp
B. Trung Quốc
C. Nhật Bản
D. Liên Xô
Đáp án: A
Giải thích:
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.
II. Thông hiểu
Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Bắt nhân dân mua công trái, đóng thêm nhiều thứ thuế,...
B. Đẩy mạnh vơ vét sức người, sửa của của nhân dân Việt Nam.
C. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
D. Đẩy mạnh khai thác than và kim loại; thu hẹp diện tích trồng lúa,...
Đáp án: C
Giải thích:
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):
+ Bắt nhân dân mua công trái, đóng thêm nhiều thứ thuế,...
+ Đẩy mạnh vơ vét sức người, sửa của của nhân dân Việt Nam.
+ Đẩy mạnh khai thác than và kim loại; thu hẹp diện tích trồng lúa,...
Câu 12. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) trong bối cảnh
A. Các nước Âu – Mĩ bắt đầu tiến hành cách mạng tư sản.
B. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển hẳn sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
C. Khuynh hướng cách mạng vô sản xuất hiện và ngày càng phát triển.
D. Hệ tư tưởng tư sản không còn khả năng tập hợp nhân dân Việt Nam đấu tranh.
Đáp án: B
Giải thích:
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đã chuyển hẳn sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Câu 13. Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp
C. Nạn bắt lính, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng
D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
Đáp án: C
Giải thích:
Nạn bắt lính làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.
Câu 14. Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ
C. Tư tưởng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc
Đáp án: D
Giải thích:
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:
- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.
- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
⇒ Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới
Câu 15. Đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?
A. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó
B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản .
C. Để tìm hiểu xem nước Pháp làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình
D. Tìm hiểu xem điều gì ẩn sau “tự do- bình đẳng- bác ái”
Đáp án: B
Giải thích:
Sở dĩ Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của mình là do
- Người sớm dược tiếp xúc với văn minh Pháp với khẩu hiểu “tự do- bình đẳng- bác ái” nên người muốn tìm hiểu xem điều gì ẩn náy đằng sau những từ ấy
- Pháp là một nước hùng mạnh nên Người muốn đến Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình.
- Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó
Câu 16. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là
A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man
C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập
D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Đáp án: B
Giải thích:
Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Dù màu da có khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối hữu ái là thật mà thôi- hữu ái vô sản
Câu 17. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm 1914 – 1918?
A. Đấu tranh tự phát với các hình thức: bãi công, đánh lại cai thầu,…
B. Bước đầu có sự chuyển biến: từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
C. Có sự kết hợp giữa đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với quyền lợi chính trị.
D. Đấu tranh tự giác hoàn toàn và trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong những năm 1914 – 1918, công nhân Việt Nam đấu tranh tự phát với các hình thức: bãi công, đánh lại cai thầu,…
Câu 18. Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?
A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
B. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.
C. Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Đáp án: C
Giải thích:
- Yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911):
+ Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
+ Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.
+ Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Câu 19. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì
A. thực dân Pháp chỉ đầu tư vào công nghiệp phục vụ chiến tranh.
B. thực dân Pháp tập trung vốn vào khai thác mỏ, quặng.
C. tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho người Việt tự do kinh doanh.
D. hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho người Việt tự do kinh doanh.
Câu 20. So với giai đoạn 1897 – 1914, trong những năm 1914 – 1918, chính sách của Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp có điểm gì khác biệt?
A. Tăng thuế cũ, áp đặt thuế mới.
B. Khai thác lâm sản và nông nghiệp
C. Vơ vét lương thực từ nông dân.
D. Trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh.
Đáp án: D
Giải thích:
với giai đoạn 1897 – 1914, trong những năm 1914 – 1918, chính sách của Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp có điểm khác biệt là: trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh.
III. Vận dụng
Câu 21. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào công nhân Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Mang tính tự phát.
B. Mang tính tự giác.
C. Chuyển dần sang tự giác.
D. Bước đầu chuyển sang tự giác.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào công nhân Việt Nam mang tính tự phát.
Câu 22. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
B. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích:
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 đã đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
Câu 23. Thất bại của các phong trào đấu tranh vũ trang ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã chứng tỏ
A. cách mạng Việt Nam khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
B. phương pháp bạo động vũ trang không còn phù hợp với lịch sử dân tộc.
C. hệ tư tưởng tư sản không còn khả năng tập hợp nhân dân đấu tranh.
D. duy tân cải cách là con đường duy nhất để giành độc lập dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích:
Thất bại của các phong trào đấu tranh vũ trang ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã chứng tỏ cách mạng Việt Nam khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Câu 24: Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước chiến tranh là gì?
A. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang.
B. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang
D. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình.
Đáp án: A
Câu 25: Hình thức đấu tranh kinh tế của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Chống cúp phạt lương
B. Đòi tăng lương
C. Đòi giảm giờ làm
D. Chống làm việc quá 12 giờ trong ngày
Đáp án: A
Câu 26: Tính chất phong trào công nhân trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Mang tính tự giác
B. Mang tính tự phát
C. Phong trào nổ ra lẻ tẻ
D. Phụ thuộc vào phong trào yêu nước
Đáp án: B
Câu 27: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1918 là cơ sở để:
A. Người tham gia Quốc tế Cộng sản.
B. Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
C. Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. Người tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam:
Đáp án: C
Câu 28: Tác động chính sách kinh tế của Pháp trong chiến tranh đối với công nghiệp của Việt Nam là:
A. công nghiệp khai mỏ phát triển.
B. công nghiệp có điều kiện phát triển.
C. quy mô sản xuất lớn hơn.
D. nhiều xí nghiệp ra đời.
Đáp án: B
Câu 29: Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân
B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân
C. Tiếp nối truyền thống yếu nước của dân tộc
D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Đáp án: B
Câu 30: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là
A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man
C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập
D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Đáp án: B
Câu 31: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn từ 1911 - 1918 nhằm mục đích gì?
A. Giúp đất nước phát triển kinh tế.
B. Mở rộng quan hệ giao lưu với nước ngoài.
C. Xác định con đường cứu nước đúng đắn
D. Tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động khắp thế giới.
Đáp án: D
Câu 32: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì?
A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga
B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người
C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp
D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
Đáp án: D
Câu 33: Ý đồ của Pháp đối với Việt Nam về mặt kinh tế trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. nới tay cho tư bản người Việt kinh doanh.
B. biến thuộc địa thành nơi tiêu thụ hàng hoá.
C. hạn chế sự phát triển công thương nghiệp của thuộc địa
D. vơ vét của cải để bù đắp cho tổn thất và thiếu hụt của Pháp
Đáp án: D
Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án