TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 (có đáp án 2023): Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13.

1 2,746 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Nhận biết

Câu 1. “Ngày thứ ba đen tối “ (29/10/1929) trong lịch sử nước Mĩ gắn với sự kiện nào dưới đây?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ.

B. Chính phủ Mĩ thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân lao động.

C. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm.

D. Các cuộc biểu tình của công nhân đạt đến con số kỉ lục trong lịch sử nước Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích:

“Ngày thứ ba đen tối “ (29/10/1929) trong lịch sử nước Mĩ gắn với sự kiện cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Mĩ.            

B. Anh.                      

C. Pháp.                                       

D. Đức.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở Mĩ

Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Tài chính ngân hàng.         

B. Nông nghiệp.           

C. Công nghiệp.             

D. Thương nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính ngân hàng.      

 Câu 4. Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 - 1939 là

A. “Cây gậy và củ cà rốt”.                                 

B. “Chính sách láng giềng thân thiện”.

C. “Ngoại giao đồng đôla”.                                 

D. “Cam kết và mở rộng”.

Đáp án: B

Giải thích:

Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 - 1939 là “Chính sách láng giềng thân thiện”.

Câu 5. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng

A. “Chính sách mới”.                        

B. “Chính sách kinh tế mới” (NEP).  

C. “Kế hoạch Mácsan”.                     

D. chính sách “Láng giềng thân thiện”.

Đáp án: A

Giải thích:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã   áp dụng “Chính sách mới”.       

 Câu 6. Người đề xướng việc thực hiện “Chính sách mới” ở Mĩ là Tổng thống

A. G. Oa-sinh-tơn.

B. Ph. Ru-dơ-ven.

C. B. Clin-tơn.               

D. A. Lin-côn.

Đáp án: B

Giải thích:

Người đề xướng việc thực hiện “Chính sách mới” ở Mĩ là Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven.     

Câu 7. Để nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng

A. chính sách kinh tế mới (NEP).      

B. chính sách mới.

C. chính sách cộng sản thời chiến.                        

D. đạo luật cải cách ruộng đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Để nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng chính sách mới.

Câu 8. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là

A. G. Oa-sinh-tơn.         

B. Ph. Ru-dơ-ven.

C. B. Clin-tơn.               

D. A. Lin-côn.

Đáp án: B

Giải thích:

Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là Ph. Ru-dơ-ven.  

Câu 9. Tháng 5/1921 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Mĩ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

B. Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện chính sách mới.

C. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập.

D. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích:

Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập vào tháng 5/1921.

Câu 10. Ở Mĩ, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), bắt đầu từ lĩnh vực

A. công nghiệp sản xuất ô tô.                      

B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. tài chính - ngân hàng.                   

D. công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở Mĩ, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Câu 11. Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ bao gồm nhiều đạo luật, ngoại trừ

A. Đạo luật ngân hàng.                               

B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.            

D. Đạo luật cải cách ruộng đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ bao gồm nhiều đạo luật, ngoại trừ Đạo luật cải cách ruộng đất.

Câu 12. Đạo luật nào không nằm trong “Chính sách mới” của nước Mĩ?

A. Đạo luật ngân hàng.                               

B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.            

D. Đạo luật phục hưng châu Âu.

Đáp án: D

Giải thích:

Đạo luật phục hưng châu Âu không nằm trong “Chính sách mới” của nước Mĩ

II. Thông hiểu

Câu 13. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ?

A. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.

B. Hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu.

C. Sức mua của nhân dân giảm sút.

D. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng vọt.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ:

+ Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.

+ Hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu.

+ Sức mua của nhân dân giảm sút.

Câu 14. Số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 - 1933 là do

A. khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan sang lĩnh vực công nghiệp.

B. khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan sang lĩnh vực nông nghiệp.

C. khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lên tới đỉnh điểm.

D. sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán.

Đáp án: C

Giải thích:

Số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 - 1933 là do khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lên tới đỉnh điểm.

Câu 15. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ là

A. phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.

B. nền công hòa tư sản từng bước sụp đổ.

C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ.

D. chủ nghĩa phát xít từng bước lên cầm quyền.

Đáp án: A

Giải thích:

Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ là phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.

Câu 16. Mĩ thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh nhằm mục đích

A. hình thành liên minh chống Liên Xô.

B. củng cố địa vị của Mĩ ở khu vực này.

C. thiết lập trở lại nền thống trị thực dân cũ.

D. hình thành liên minh chống chủ nghĩa phát xít.

Đáp án: B

Giải thích:

Mĩ thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh nhằm mục đích củng cố địa vị của Mĩ ở khu vực này.

Câu 17. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng 11/1933) nhằm

A. mở rộng, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

B. hình thành liên minh chống phát xít.

C. tăng cường can thiệp quân sự vào châu Âu.

D. từ bỏ lập trường chống cộng sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng 11/1933) nhằm mở rộng, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Câu 18. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ?

A. Đạo luật về ngân hàng.                                 

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.                   

D. Đạo luật phát triển thương nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích:

Đạo luật phục hưng công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ

Câu 19. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Mĩ đã thực hiện chính sách gì?

A. Giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

B. Liên kết chặt chẽ với Liên Xô để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.

C. Chủ động gây chiến để giành giật thuộc địa với Đức.

D. Tăng cường can thiệp vào các xung đột quân sự ở châu Âu.

Đáp án: A

Giải thích:

Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Mĩ đã thực hiện chính sách: giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

Câu 20. Trong Chính sách mới của Tổng thống Ru- dơ- ven: nhà nước

A. tăng cường vai trò điều tiết đối với nền kinh tế.

B. nắm độc quyền toàn bộ các ngành kinh tế.

C. để cho thị trường tự do điều chỉnh nền kinh tế.

D. chỉ kiểm soát một số ngành công nghiệp nặng then chốt.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong Chính sách mới của Tổng thống Ru- dơ- ven: nhà nước tăng cường vai trò điều tiết đối với nền kinh tế.

Câu 21. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ có điểm gì nổi bật?

A. Lâm vào trình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

B. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Liên Xô).

D. Bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

Câu 22. Ý nghĩa lớn nhất của “Chính sách mới” do tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện đối với nền kinh tế Mĩ là

A. Đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).

B. Đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. Giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân.

D. Tạo nền móng để nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Đáp án: A

Giải thích:

Ý nghĩa lớn nhất của “Chính sách mới” do tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện đối với nền kinh tế Mĩ là đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).

Câu 23. Trong những năm 1929 – 1933, đối với các vấn đề quốc tế bên ngoài châu Mĩ, chính phủ Mĩ chủ trương

A. Giữ thái độ trung lập.

B. Ủng hộ các bên dùng bạo lực giải quyết.

C. Ủng hộ các bên giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

D. Ủng hộ các bên giải quyết bằng biện pháp chính trị, quân sự.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong những năm 1929 – 1933, đối với các vấn đề quốc tế bên ngoài châu Mĩ, chính phủ Mĩ chủ trương giữ thái độ trung lập.

III. Vận dụng

Câu 24. Ý nghĩa của “Chính sách mới” do Tổng thống Rudơven đề ra đối với nền kinh tế Mĩ là

A. Đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

B. Đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của  thế giới.

C. Củng cố nền cộng hòa tư sản.

D. Xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

Đáp án: A

Giải thích:

Ý nghĩa của “Chính sách mới” do Tổng thống Rudơven đề ra đối với nền kinh tế Mĩ là đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

Câu 25. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Mĩ Rudơven đề ra là

A. Nhà nước nới lỏng độc quyền đối với nền kinh tế.

B. Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền đối với toàn bộ nền kinh tế.

C. Xóa bỏ sự can thiệp của nhà nước đối với tất cả các ngành kinh tế:

D. Nhà nước tăng cường vai trò điều tiết nền kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích:

Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Mĩ Rudơven đề ra là nhà nước tăng cường vai trò điều tiết nền kinh tế.

Câu 26. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là

A. khủng hoảng thừa.                              

B. khủng hoảng thiếu.

C. khủng hoảng lương thực.                    

D. khủng hoảng năng lượng.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là khủng hoảng thừa.

Câu 27. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 thế kỉ XX?

A. Góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.

B. Làm gia tăng tình trạng đối đầu hai cực, hai phe trên thế giới.

C. Tạo điều kiện để chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây chiến tranh thế giới.

D. Thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác giữa hai khối đế quốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ đã tạo điều kiện để chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây chiến tranh thế giới.

Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đối với nước Mĩ?

A. Tàn phá nặng nề các ngành kinh tế.

B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Mĩ.

C. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

D. Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động lan rộng toàn nước Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đối với nước Mĩ:

+ Tàn phá nặng nề các ngành kinh tế.

+ Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động lan rộng toàn nước Mĩ.

Câu 29. Nội dung nào phản ánh đúng về chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ?

A. Bản chất là loại bỏ vai trò của nhà nước trong quản lý, điều tiết nền kinh tế.

B. Được đề ra trong bối cảnh Mĩ bị Chiến tranh thế giới thứ nhất tàn phá nặng nề.

C. Chính sách mới đã góp phần giúp cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

D. Nội dung cơ bản là: thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

Đáp án: C

Giải thích:

Chính sách mới đã góp phần giúp cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 30: Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào đề thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Thực hiện ““Chính sách kinh tế mới”.

B. Thực hiện “Chính sách mới”.

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

D. Dân chủ hoá lao động.

Đáp án: B

Câu 31: Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 – 10 – 1929?

A. Ngày khủng hoảng chưa từng có

B. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%

C. Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt

D. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời

Đáp án: C

Câu 32: Bản chất của Chính sách mới là gì?

A. Nhà nước đề xuất một hệ thống những chính sách mới về kinh tế - ài chính, chính trị - xã hội

B. Nhà nước cho phép các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước có những đổi mới phù hợp

C. Là chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước

D. Là hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội

Đáp án: D

Câu 33: Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liền tiếp là:

A. Lin-côn.

B. Ru-dơ-ven.

C. Tru-man.

D. Oa-sinh-ton

Đáp án: B

Câu 34: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ?

A. Đạo luật về ngân hàng.

B. Đạo luật về tài chính.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

D. Đạo luật phục hưng thương mại.

Đáp án: C

Câu 35: Tháng 5-1921, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mĩ có liên quan đến phong trào đấu tranh của công nhân nước này?

A. Đảng Công nhân Cộng sản chủ nghĩa Mĩ thành lập.

B. Đảng Cộng sản Mĩ ra đời.

C. Đảng Cộng hoà Mĩ thành lập.

D. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ lên cao.

Đáp án: B

Câu 36: Khi bị rơi vào tình cảnh khủng hoảng nặng nề, Mĩ giải quyết khủng hoảng băng con đường:

A. phát xít hoá bộ máy nhà nước.

B. thực hiện các chính sách ôn hoà.

C. vừa phát xít hoá vừa giữ nguyên tư bản chủ nghĩa.

D. duy trì nền dân chủ tư sản, tiền hành cải cách.

Đáp án: D

Câu 37: Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 - 1939 là:

A. “Cây gậy và củ cà rốt”.

B. “Chính sách láng giềng thân thiện”.

C. “Ngoại giao đồng đô la”.

D. “Cam kết và mở rộng”.

Đáp án: B

Câu 38: Từ năm 1933 trở đi thu nhập quốc dân của Mĩ tăng lên là do tác động của:

A. “Chính sách kinh tế mới”.

B. “Chính sách mới".

C. việc buôn bán vũ khí.

D. cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Đáp án: A

Câu 39: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1931 ở Mi là:

A. khủng hoảng tài chính ngân hàng.

B. giá dầu thế giới tăng vọt.

C. sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu.

D. chi phí quốc phòng tăng cao.

Đáp án: C

Câu 40: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ?

A. Giai cấp tư sản sản xuất ô ạt, chạy theo lợi nhuận.

B. Hàng hoá dư thừa, cung vượt quá cầu.

C. Sức mua của nhân dân giảm sút.

D. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng vọt.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 2,746 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: