TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5 (có đáp án 2023): Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5.

1 1716 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Trong những năm 1840 - 1847, cuộc khởi nghĩa đã thu hút đông đảo nhân dân An-giê-ri tham gia do ai lãnh đạo?

A.Mu-ha-mét Át mét.

B. A-ra-bi.

C.Áp-đen Ca-đe.

D. Phi-đen Castro.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830-1847, thu hustb đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh ( SGK Lịch sử 11- Trang 27).

Câu 2. Những năm 70, 80 thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau sự kiện nào dưới đây?

A. kênh đào Xuye hoàn thành.

B. kênh đào Pa-na-ma hoàn thành.

C. kênh đào Amsterdam hoàn thành.

D. kênh đào Stockholm hoàn thành.

Đáp án: A

Giải thích:

Những năm 70, 80 thế kỉ XX, sau khi kênh đào Xuye hoàn thành các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi

Câu 3. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XX.                                       

B. Cuối thế kỉ XIX.

C. Giữa thế kỉ XIX.

D. Giữa thế kỉ XX.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào đầu thế kỉ XX.  

Câu 4. Ai Cập bị biến thành thuộc địa của nước thực dân nào sau đây?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Bỉ.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh với Pháp, anh đã độc chiếm Ai Cập (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 5. Nước thực dân nào chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phi?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Bồ Đào Nha.

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: A

Giải thích:

Thực dân Anh chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phi (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 6. Phong trào đấu tranh ở châu Phi nổ ra mạnh mẽ đầu tiên ở khu vực nào?

A. Nam Phi.

B. Trung Phi.

C. Đông Phi.

D. Bắc Phi.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào đấu tranh ở châu Phi nổ ra mạnh mẽ đầu tiên ở khu vực Bắc Phi (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 7. Nước thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh?

A. Italia.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Bỉ.

Đáp án: B

Giải thích:

Pháp là nước thực dân chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 8. Nước nào ở châu Phi vẫn bảo vệ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây?

A. Ai Cập.

B. Angieri.

C. Xu Đăng.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Đáp án: D

Giải thích:

Ê-ti-ô-pi-a đã bảo vệ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây

Câu 9. Hai nước thực dân đi đầu trong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI là

A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

B. Anh, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Bồ Đào Nha.

D.  Đức, Hà Lan.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai nước thực dân đi đầu trong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.  

Câu 10. Từ đầu thế kỉ XX, để biến Mĩ Latinh thành sân sau, Mĩ đã thực hiện chính sách

A. Ngoại giao đồng đô la, củ cà rốt.

B. Cái gậy lớn, ngoại giao pháo hạm.

C. Củ cà rốt, láng giềng thân thiện.

D. Cái gậy lớn, ngoại giao đồng đô la.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ đầu thế kỉ XX, để biến Mĩ Latinh thành sân sau, Mĩ đã thực hiện chính sách: Cái gậy lớn, ngoại giao đồng đô la.

Câu 11. Khu vực Mĩ Latinh bao gồm

A. toàn bộ châu Mĩ.

B. lãnh thổ Bắc Mĩ và Trung Mĩ.

C. lãnh thổ Nam Mĩ và Trung Mĩ.

D. một phần Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích:

Khu vực Mĩ Latinh bao gồm một phần Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

Câu 12. Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở Mĩ Latinh vào năm 1804 là

A. Cu-ba.

B. Hai-ti.

C. Bra-xin.

D. Cô-lôm-bia.

Đáp án: B

Giải thích:

Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở Mĩ Latinh vào năm 1804 là Hai-ti. 

Câu 13. Nội dung chính của học thuyết Mơn-rô của Mĩ đối với Mĩ Latinh là gì ?

A.“Cái gậy lớn”.

B. “Người Mĩ thống trị Châu Mĩ”.

C. “ Châu Mĩ của người Mĩ”.

D. “ Châu Mĩ của người Châu Mĩ”.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1823, vì muốn độc chiếm lãnh thổ Mĩ-Latinh, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơnrô: “Châu Mĩ của người Châu Mĩ” ( SGK Lịch sử 11- Trang 30).

II, THÔNG HIỂU

Câu 14. Các nước thực dân châu Âu đẩy mạnh xâm lược châu Phi vì lục địa này

A. có trình độ phát triển cao.

B. nghèo tài nguyên khoáng sản.

C. cư dân thưa thớt.

D. giàu tài nguyên, có vị trí địa lí thuận lợi.

Đáp án: D

Giải thích:

Các nước thực dân châu Âu đẩy mạnh xâm lược châu Phi vì lục địa này giàu tài nguyên, có vị trí địa lí thuận lợi.

Câu 15. Nguyên nhân thổi bùng ngọn lửa đấu tranh ở châu Phi từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là ?

A. Ách áp bức, bóc lột của các chính quyền phong kiến.

B. Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân.

C. Giai cấp tư sản bóc lột nặng nề đối với công nhân.

D. Nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề.

Đáp án: B

Giải thích:

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi (SGK Lịch sử 11- Trang 27).

Câu 16. Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh là gì?

A. Tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển.

B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng phát triển kinh tế.

C. Biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.

D. Biến các nước Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích:

Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh là biến các nước Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

Câu 17. Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi thất bại là

A. vũ khí còn lạc hậu, thô sơ.

B. trình độ thấp, lực lượng chênh lệch.

C. các phong trào diễn ra lẻ tẻ.

D. quân sự các nước thực dân quá mạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi thất bại là trình độ tổ chức thấp, tương quan lực lượng quá chênh lệch.

Câu 18. Mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) là mâu thuẫn giữa

A. các nước thực dân.

B. nông dân với thực dân.

C. nhân dân châu phi với thực dân.

D. tư sản bản địa với thực dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) là mâu thuẫn giữa nhân dân châu phi với thực dân xâm lược.

Câu 19. Mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) là mâu thuẫn giữa

A. các nước thực dân.

B. nông dân với thực dân.

C. nhân dân châu phi với thực dân.

D. tư sản bản địa với thực dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) là mâu thuẫn giữa nhân dân châu phi với thực dân xâm lược (Tây Ban Nha/ Bồ Đào Nha).

Câu 20. Vì sao cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XIX, nhân dân châu Phi lại nổi dậy đấu tranh giành độc lập?

A. Sự bóc lột của giai cấp tư sản bản xứ.

B. Ách cai trị, bóc lột hà khắc của chủ nghĩa thực dân.

C. Ảnh hưởng từ phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á.

D. Ảnh hưởng từ trào lưu triết học ánh sáng ở châu Âu.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XIX, nhân dân châu Phi nổi dậy đấu tranh giành độc lập do Ách cai trị, bóc lột hà khắc của chủ nghĩa thực dân.

Câu 21. “Ai Cập trẻ” là tổ chức do lực lượng chính trị nào thành lập?

A. Tư sản dân tộc.

B. Công nhân.

C. Trí thức, sĩ quan yêu nước.

D. Địa chủ phong kiến.

Đáp án: C

Giải thích:

“Ai Cập trẻ” là tổ chức do trí thức, sĩ quan yêu nước Ai Cập thành lập.

Câu 22. Đầu thế kỉ XIX, sau khi giành được độc lập, nhân dân Mĩ La-tinh phải tiếp tục đấu tranh chống

A. các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo.

B. tình trạng nghèo đói, lạc hậu.

C. giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính.

D. chính sách bành trướng của Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích:

Sau khi hầu hết các nước khu vực Mĩ- Latinh giành được độc lập thì nhân dân Mĩ-Latinh phải tiếp tục đấu tranh để chống lại những chính sách bành trướng của Mĩ. (SGK Lịch sử 11- Trang 30).

Câu 23. Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “ Châu Mĩ của người Châu Mĩ” nhằm mục đích gì?

A. Xây dựng một liên minh chính trị - quân sự ở châu Mĩ.

B. Ngăn cản sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

C. Độc chiếm Mĩ Latinh, biến khu vực này thành “sân sau”.

D. Giúp đỡ các nước Mĩ- Latinh xây dựng đất nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Mục đích khi Mĩ đưa ra các học thuyết ở khu vực Mĩ Latinh nhằm độc chiếm khu vực này và biến nó thành “sân sau” của mình. ( SGK Lịch sử 11- Trang 30).

Câu 24. Để nhằm mục đính bành trướng của mình ở khu vực Mĩ Latinh, Mỹ đã thành lập tổ chức nào dưới đây?

A. Tổ chức các quốc gia châu Mĩ.

B. Liên minh các quốc gia Nam Mĩ.

C. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ.

D. Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1898, tổ chức “liên minh dân tộc các nước cộng hòa Châu Mĩ” được thành lập gọi tắt là Liên Mĩ dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn nhằm bành trướng ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ-Latinh. (SGK Lịch sử 11- Trang 30).

III, VẬN DỤNG

Câu 25. Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ-latinh từ đầu thế kỉ XX là biểu hiện của

A. chính sách đồng hóa dân tộc.

B. chính sách nô dịch văn hóa.

C. chủ nghĩa thực dân mới.

D. chủ nghĩa thực dân cũ.

Đáp án: C

Giải thích:

Tất cả những chính sách mà Mĩ đã áp dụng ở khu vực Mĩ-Latinh là biểu hiện của việc cai trị theo chủ nghĩa thực dân mới, đó chính là việc lập nên các chính quyền tay sai, than Mĩ và dung tiền để cai trị các nước thuộc địa mà không trực tiếp nhúng tay vào.

Câu 26. Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh là

A. diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt.                           

B. phong trào đấu tranh đều giành thắng lợi.

C. phong trào đấu tranh đều thất bại.                 

D. được sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài.

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh là diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt.

Câu 27. Cho các sự kiện:

1. Ở Ê-ti-ô-pi-a, đã đấu tranh chống thực dân I-ta-li-a và là một trong những nước giữ được độc lập ở châu Phi.

2. Ở Ai Cập diễn ra phong trào trào “Ai Cập trẻ”.

3. Ở Xu-đăng, diễn ra cuộc khởi nghĩa của Mô-ha-mét.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2, 1, 3.

B. 3, 1, 2.

C. 2, 3, 1.

D. 3, 2, 1.

Đáp án: C

Giải thích:

 - Phong trào trào “Ai Cập trẻ” diễn ra năm 1879

- Cuộc khởi nghĩa của Mô-ha-mét diễn ra ở Xu-đăng năm 1882

- Sự kiện Ê-tô-pi-a giữ được độc lập diễn ra năm 1896.

Câu 28. Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Mĩ La-tinh so với các nước châu Phi là

A. phong trào đấu tranh thất bại, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.

B. phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

C. phong trào đấu tranh nổ ra có sự liên kết chặt chẽ với thế giới.

D. các nước Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân.

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Mĩ La-tinh so với các nước châu Phi là các nước Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân.

Câu 29. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân khu vực Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Kẻ thù.

B. Phương pháp đấu tranh.

C. Mục tiêu.

D. Kết quả.

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân khu vực Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là Kết quả: các nước Mĩ Latinh giành thắng lợi; các nước châu phi thất bại.

Câu 30: Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Cuối thế kỉ XIX

D. Đầu thế kỉ XX

Đáp án: D

Câu 31: Cuộc khởi nghĩa của Ápđen Cađe ở Angiêri (1830 – 1847) nhằm chống lại kẻ thù nào?

A. Thực dân Anh

B. Thực dân Bồ Đào Nha

C. Thực dân Pháp

D. Thực dân Tây Ban Nha

Đáp án: C

Câu 32: Tổ chức chính trị bí mậ “Ai Cập trẻ” được thành lập, đã

A. Kêu gọi đối phó với các thế lực thù địch

B. Tập hợp, tổ chức những thanh niên yêu nước

C. Chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang

D. Đề ra những cải cách mang tính chất tư sản

Đáp án: D

Câu 33: Châu Phi không là thuộc địa của đế quốc nào cuối thể kỉ XIX?

A. Hoa Ki

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức

Đáp án: A

Câu 34: Ở châu Phi có những quốc gia nào giữ được độc lập trước sự xâm nhập của phương Tây?

A. Ai Cập, Nam Phi.

B. Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a.

C. E-ti-ô-pi-a, Công-gô.

D. Tô-gô, Ma-đa-gát-ca.

Đáp án: B

Câu 35: Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi khi nào?

A. Những năm 50, 60 của thế kỉ XIX.

B. Những năm 60, 70 của thế ki XIX.

C. Những năm 70, 80 của thể kỉ XIX.

D. Những năm 80, 90 của thế kỉ XIX.

Đáp án: C

Câu 36: Quốc gia nào là những nước đi đầu trong việc đi xâm chiếm khu vực Mĩ Latinh?

A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

B. Anh và Hà Lan.

C. Pháp và Bô Đào Nha.

D. Hà Lan và Tây BanNha.

Đáp án: A

Câu 37: Đến cuối thế kỉ XIX, nước thực dân phương Tây nào chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phí?

A. Anh

B. Pháp

C. Tây Ban Nha

D. Bồ Đào Nha

Đáp án: A

Câu 38: Ai Cập bị biến thành thuộc địa của nước thực dân nào sau đây:

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Bỉ.

Đáp án: A

Câu 39: Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Xuđăng năm 1882 là

A. Nhà sư Pucômbô

B. Nhà chính trị Ápđen Cađe

C. Nhà quân sự Átmét Arabi

D. Nhà truyền giáo Muhamét Átmét

Đáp án: D

Câu 40: Cuối thế kỉ XIX cuộc đấu tranh nào của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây được xem là tiêu biểu nhất?

A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập

B. Cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri

C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Môdămbích

D. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Êtiôpia

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 1716 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: