TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 (có đáp án 2023): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22.

1 19,136 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

A. Thợ thủ công.

B. Nông dân.

C. Tiểu thương.

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với nông dân.

Câu 2. Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Nhà báo, nhà giáo.                                 

B. Chủ các hãng buôn.

C. Học sinh, sinh viên.                                

D. Tiểu thương, tiểu chủ.

Đáp án: B

Giải thích:

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần chủ các hãng buôn. Chủ các hãng buôn thuộc tầng lớp tư sản.

Câu 3. Dưới tác động từ chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào?

A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản.              

B. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.

C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.                          

D. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới đó là công nhâ, tư sản, tiểu tư sản (SGK Lịch sử 11- Trang 138).

Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp hóa chất.

B. Chế tạo máy.

C. Luyện kim.

D. Khai thác mỏ.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ.

Câu 5. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào?

A. Bắt đầu xâm lược Việt Nam.         

B. Hiệp ước Hác- măng được ký kết.

C. Khi quân nhà Nguyễn thất bại .               

D. Khi Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa khi khi Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam (SGK Lịch sử 11- Trang 137)

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp

A. công nhân.                         

B. tư sản.             

C. tiểu tư sản.                

D. nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân.

Câu 7. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm

A. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.                        

B. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.                   

D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Đáp án: C

Giải thích:

Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.  

Câu 8. Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được đề cập đến trong đoạn trích sau: “Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng”?

A. Công nhân.               

B. Bình dân thành thị.             

C. Nông dân.                 

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng

Câu 9. Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?

A. Rivie

B. Gác-ni-ê.

C. Pôn Đu-me.

D. Bô-la-e.

Đáp án: C

Giải thích:

 Năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đu-me nào sang làm Toàn quyền Đông Dương

Câu 10. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.         

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

D. cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

Câu 11. Những lực lượng xã hội mới nào xuất hiện ở Việt Nam do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914)?

A. Công nhân, nông dân, tư sản.                                     

B. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

C. Nông dân, địa chủ, bình dân thành thị.              

D.  Tiểu tư sản, địa chủ, công nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) là: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 12. Trước năm 1897, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

A. địa chủ phong kiến và tiểu tư sản

B. địa chủ phong kiến và tư sản

C. địa chủ phong kiến và nông dân

D. công nhân và nông dân

Đáp án: C

Giải thích:

Trước cuộc khi thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

II.THÔNG HIỂU

Câu 13. Ý nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?

A. Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

B. Bù đắp thiệt hại của quá trình bình định Việt Nam.

C. Làm giàu cho kinh tế chính quốc.

D. Khai hóa văn minh cho người Việt; giúp người Việt phát triển kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích:

 Mục đích chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là : Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, làm giàu cho kinh tế chính quốc và bù đắp những thiệt hại do quá trình bình định quân sự ở Việt Nam

Câu 14. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do

A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.

B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.

D. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

Câu 15. Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là

A. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam.

B. Phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của tư bản Pháp.

C. Thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp của tư bản Pháp.

D. Phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.

Đáp án: D

Giải thích:

Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.

Câu 16: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là mẫu thuẫn giữa

A. Giữa nông dân với địa chủ phong kiến, tay sai.

B. Nông dân với thực dân Pháp và tay sai.

C. Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và phản động tay sai.

Đáp án: D

Giải thích:

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và phản động tay sai.

Câu 17. Thực dân Pháp đã thực hiện thủ đoạn gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

A. Cấm hàng hóa các nước khác nhập vào Việt Nam.

B. Đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế với hàng hóa Pháp.

C. Giảm thuế đối với hàng hóa của nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản,...).

D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản.

Đáp án: B

Giải thích:

Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, thực dân Pháp đã: đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế với hàng hóa Pháp.

Câu 18. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là

A. Nông dân.                 

B. Công nhân.               

C. Tư sản.                     

D. Tiểu tư sản.        

Đáp án: A

Giải thích:

Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là nông dân. (SGK Lịch sử 11- Trang 139).

Câu 19. Một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ phong kiến ở Việt Nam đã phân hóa theo hướng như thế nào?

A. Giàu lên, trở thành tay sai của thực dân Pháp.   

B. Bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.

C. Nghèo đi, bị đế quốc chèn ép, áp bức.     

D. Bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân

Đáp án: A

Giải thích:

Một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ đã trở nên giàu có và trở thành tay sai của thực dân Pháp (SGK Lịch sử 11- Trang 38)

Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi chính quyền thực dân cho tham gia vào đời sống chính trị.

C. Đòi thực dân Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam

D. Đòi chính quyền thực dân thực hiện các quyền dân chủ rộng rãi.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế (SGK Lịch sử 11- Trang 139).

Câu 21. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

A. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

B. Tạo điều kiện cho dân Việt Nam  đi lại thuận lợi hơn.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.

D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự (SGK Lịch sử 11- Trang 137).

Câu 22. Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được kế thừa

A. học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

B. tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

C. truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc.

D. tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.

Đáp án: C

Giải thích:

Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được kế thừa truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc.

Câu 23. Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất  

A. Phong kiến                                   

B. Tư bản chủ nghĩa.

C. Phong kiến nửa thuộc địa.                                

D. Thuộc địa nửa phong kiến

Đáp án: D

Giải thích:

Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 24. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã

A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.

B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.

C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.

D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.

III.VẬN DỤNG

Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tới nền kinh tế Việt Nam?

A. Kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

B. Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành, các vùng, miền..

C. Phương thức sản xuất TBCN du nhập, thay thế cho quan hệ sản xuất phong kiến.

D. Phương thức sản xuất TBCN du nhập, tồn tại song song quan hệ sản xuất phong kiến.

Đáp án: C

Giải thích:

Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam và tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

Câu 26. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến nền kinh tế nước ta như thế nào?

A. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

B. Phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành mới.

C. Không có chuyển biến nào, ngày càng lạc hậu.

D. Phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích:

Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Câu 27. So với giai cấp công nhân của các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có điểm gì khác biệt?

A. Tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh và tinh thần cách mạng triệt để.

B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng.

C. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.

D. Ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột.

Đáp án: D

Giải thích:

So với giai cấp công nhân của các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có điểm khác biệt là: Ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột.

Câu 28. Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc

A. Được tổ chức chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm minh.

B. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.

C. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.

D. Ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức.

Đáp án: D

Giải thích:

Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức.

Câu 29: Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam là:

A. Ri-vi-e.

B. Gác-ni-ê.

C. Pôn-đu-me.

D. An-be Xa-rô.

Đáp án: C

Câu 30: Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là:

A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.

B. tư sản, tiểu tư sản.

C. tư sản, công nhân.

D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản.

Đáp án: B

Câu 31: Giai cấp xã hội mới ra đời gắn với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp là:

A. tiểu tư sản.

B. công nhân.

C. tư sản, công nhân.

D. tư sản, tiểu tư sản.

Đáp án: B

Câu 32: Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?

A. Đòi quyền lợi kinh tế

B. Đòi quyền lợi giai cấp

C. Đòi quyền lợi dân tộc

D. Đòi quyền tự do, dân chủ

Đáp án: A

Câu 33: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?

A. Chính sách “chia để trị”

B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”

C. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam

D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối

Đáp án: A

Câu 34: Giai cấp hay tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề trong thời gian thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Tầng lớp tư sản dân tộc

B. Tầng lớp tiểu tư sản

C. Giai cấp công nhân

D. Giai cấp nông dân

Đáp án: D

Câu 35: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tập trung vào:

A. phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, tài chính.

B. nông nghiệp. công nghiệp. quân sự.

C. cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, thu thuế, giao thông.

D. công nghiệp, thương nghiệp. quân sự.

Đáp án: C

Câu 36: Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gi?

A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất.

B. Số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất.

C. Là tay sai của đế quốc Pháp.

D. Chiếm đa số, ít ruộng đất.

Đáp án: A

Câu 37: Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản là:

A. tiểu thương, tiểu chủ, thân hào, binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

B. tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, công chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên.

C. nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà buôn lớn.

D. viên chức, công chức, phú nông, trung nông.

Đáp án: B

Câu 38: Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào?

A. Công nghiệp nặng

B. Công nghiệp nhẹ

C. Khai thác mỏ

D. Luyện kim và cơ khí.

Đáp án: C

Câu 39: Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta khi:

A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam.

B. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.

C. triều đình Huê kí hiệp ước đầu hàng.

D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì.

Đáp án: B

Câu 40: Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm:

A. phát triển kinh tế Việt Nam.

B. khai hoá văn minh cho dân tộc Việt Nam.

C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 19,136 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: