TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16 (có đáp án 2023): Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16.

1 7,175 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I.NHẬN BIẾT

Câu 1. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là

A. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.

B. giành độc lập bằng con đường hòa bình.

C. đòi quyền lãnh đạo cách mạng.

D. đoàn kết các lực lượng chống đế quốc.

Đáp án: A

Giải thích:

Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.(SGK Lịch sử 11-Trang 84).

Câu 2. Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là

A. Xu hướng tư sản.                                            

B. Xu hướng vô sản.          

C. Xu hướng cải cách.                                         

D. Xu hướng bạo động.

Đáp án: B

Giải thích:

Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là xu hướng vô sản.

Câu 3. Chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng rãi ở Miến Điện sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Đảng Dân tộc.         

B. Quốc dân Đảng.            

C. Phong trào Thakhin.               

D. Đảng Cộng hòa

Đáp án: C

Giải thích:

Chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng rãi ở Miến Điện sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: Phong trào Thakhin.

Câu 4. Chính đảng vô sản ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.                          

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đảng Cộng sản Mã Lai.                                    

D. Đảng Cộng sản Phi-lip-pin

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị?

A. Tư sản.                

B. Công nhân.                    

C. Địa chủ.                    

D. Nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Lào kéo dài hơn 30 năm là

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.

B. Khởi nghĩa của Chậu Pa-chay.

C. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

D. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài từ năm 1901 - 1937.

Câu 7. Phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia trong những năm 1925 - 1926 là

A. phong trào chống phát xít, chống chiến tranh.

B. khởi nghĩa của A-cha Xoa.

C. khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

D. phong trào chống thuế, chống bắt phu.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia trong những năm 1925 - 1926 là phong trào chống thuế, chống bắt phu.

Câu 8. Lực lượng chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia những năm 20 của thế kỉ XX là

A. công dân.              

B. tư sản.                

C. nông nhân.                      

D. tiểu tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực lượng chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia những năm 20 của thế kỉ XX là nông nhân

Câu 9. Trong phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), Đảng Cộng sản Đông Dương tập hợp nhân dân tham gia đấu tranh

A. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.

B. đánh đổ đế quốc Pháp và phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc.

C. chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

D. chống phong kiến, đòi ruộng đất cho nông dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), Đảng Cộng sản Đông Dương tập hợp nhân dân tham gia đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

II. Thông hiểu

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất yếu tố nào gây tác động lớn nhất đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước Đông Nam Á ?

A.Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.

C. Những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Chính sách cai trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

Đáp án: D

Giải thích:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất chính sách cai trị và bóc lột của thực dân phương Tây  gây tác động lớn nhất đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước Đông Nam Á.(SGK Lịch sử 11- Trang 83).

Câu 11. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. xuất hiện xu hướng vô sản.

B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.

C. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

D. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng về bối cảnh bùng nổ của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi.

B. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước tư bản.

C. Phong trào chống chủ nghĩa thực dân lan rộng ở các nước thuộc địa

D. Chủ nghĩa đế quốc suy yếu, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.

Đáp án: D

Giải thích:

- Bối cảnh bùng nổ của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi.

+ Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước tư bản.

+ Phong trào chống chủ nghĩa thực dân lan rộng ở các nước thuộc địa

Câu 13. Một trong những biểu hiện chứng tỏ bước tiến của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. một tổ chức đoàn kết các chính đảng tư sản trong khu vực ra đời.

B. một số nước trong khu vực đã giành được độc lập dân tộc.

C. giai cấp tư sản vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ở tất cả các nước.

D. một số chính đảng của giai cấp tư sản thành lập và có ảnh hưởng sâu rộng.

Đáp án: D

Giải thích:

Một trong những biểu hiện chứng tỏ bước tiến của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là một số chính đảng của giai cấp tư sản thành lập và có ảnh hưởng sâu rộng.

Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ do 

A. chính sách bắt lính của Pháp.        

B. chính sách bóc lột tàn bạo của Pháp.

C. chính sách chia để trị của Pháp.    

D. chính sách độc quyền muối, sắt của Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ do chính sách bóc lột tàn bạo của Pháp.

III. Vận dụng

Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia từ năm 1918 đến năm 1929 là gì?

A. Chưa có một tổ chức lãnh đạo đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.

B. Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

C. Không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

D. Tương quan lực lượng quá chênh lệch.

Đáp án: C

Giải thích:

- Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia từ năm 1918 đến năm 1929:

+ Chưa có một tổ chức lãnh đạo đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.

+ Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

+ Tương quan lực lượng quá chênh lệch

Câu 16. Nhận định nào đúng về sự chuyển biến của công nhân các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành một tầng lớp.

B. Vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ở tất cả các nước.

C. Ngày càng trưởng thành và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị.

D. Bắt đầu tham gia vào các cuộc đấu tranh chống thực dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân các nước Đông Nam Á ngày càng trưởng thành và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị.

Câu 17. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Nền kinh tế thuộc địa phát triển cân đối và đồng bộ giữa các ngành.

B. Phương thức sản xuất tư bản tiếp tục được du nhập.

C. Công nghiệp thuộc địa phát triển, đủ sức cạnh tranh với chính quốc.

D. Quan hệ bóc lột phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.

Đáp án: B

Giải thích:

Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến hệ quả: phương thức sản xuất tư bản tiếp tục được du nhập.

Câu 18. Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm mới nào sau đây?

A. Khuynh hướng vô sản xuất hiện.

B. Khuynh hướng tư sản xuất hiện.

C. Khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế.

D. Khuynh hướng tư sản hoàn toàn thắng thế.

Đáp án: A

Giải thích:

Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm mới là: khuynh hướng vô sản xuất hiện

Câu 19: Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Tổ chức Liên hợp quốc.

B. Hội Quốc liên.

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Liên hiệp tư bản.

Đáp án: B

Câu 20: Những nước nào đạt được nhiều lợi ích nhất theo Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn?

A. Anh, Pháp, Mi, Ba Lan.

B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.

C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.

D. Mĩ, Pháp, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Đáp án: C

Câu 21: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vec-xai và Oa-sinh-tơn để kí kết các hiệp ước nhằm:

A. phân chia quyền lợi.

B. phân chia quyền lợi chính trị.

C. thiết lập các tổ chức quân sự.

D. bàn cách hợp tác về quân sự.

Đáp án: A

Câu 22: Quan hệ giữa các nước tư bản trong Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì:

A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.

B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.

C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.

D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.

Đáp án: C

Câu 23: Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?

A. Duy trì một trật tự thế giới mới.

B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.

C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.

D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận.

Đáp án: A

Câu 24: Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là

A. Duy trì trật tự thế giới mới

B. Tăng cường an ninh giữa các nước

C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế

D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước

Đáp án: A

Câu 25: Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

A. Xã hội

B. Kinh tế

C. Văn hóa

D. Chính trị

Đáp án: B

Câu 26: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mĩ

Đáp án: D

Câu 27: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tê thể giới 1929 -1933?

A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.

B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.

C. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.

D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.

Đáp án: B

Câu 28: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là:

A. Mĩ - Anh - Đức và Nhật - Ÿ - Pháp.

B. Mĩ - Ý - Nhật và Anh - Pháp - Đức.

C. Mĩ - Anh - Pháp và Đức - Ý - Nhật.

D. Đức - Áo - Hung - Ý và Anh - Pháp - Nga.

Đáp án: C

Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào?

A. Pari ( 1919-1920) và Luân Đôn (1920 – 1921)

B. Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922)

C. Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)

D. Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922)

Đáp án: B

Câu 30: Những năm 1924 - 1929, được xem là thời kì hoàng kim nhất của nước nào trong hệ thống tư bản chủ nghĩa?

A. Nước Anh

B. Nước Mỹ

C. Nước Đức

D. Nước Nhật

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 7,175 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: