TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 (có đáp án 2023): Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23.

1 15705 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

I.THÔNG HIỂU

Câu 1. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. Trần Quý Cáp, Hoàng Hoa Thám.          

B. Lương Văn Can, Phan Đình Phùng.

C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.            

D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.

Đáp án: C

Giải thích:

Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.

Câu 2. Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

A. Việt Nam Quang phục hội.                              

B. Hội Duy tân.

C. Hội Phục Việt.                                       

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Đáp án: B

Giải thích:

Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức Hội Duy tân.

Câu 3. Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của

A. Hoạt động dạy học ở Đông Kinh Nghĩa Thục.  

B. Phong trào Duy Tân.

C. Phong trào Đông Du.                                       

D. Duy Tân Hội.

Đáp án: B

Giải thích:

Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của phong trào Duy Tân (SGK Lịch sử 11- Trang 142)

Câu 4. Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh?

A. Hội Duy Tân.                               

B. Phong trào Đông Du.

C. Phong trào Duy Tân.                    

D. Việt Nam Quang phục hội.

Đáp án: C

Giải thích:

Phong trào Duy Tân là phong trào gắn với tên tuổi của Phan Châu Trinh.

Câu 5. Năm 1906, Phan Chu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ.

B. thành lập Duy Tân hội.

C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.

D. tổ chức phong trào Đông du.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 1906, Phan Chu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ (SGK Lịch sử 11-Trang 142).

Câu 6. Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương

A. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.

B. thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ.

C. thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

D. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

Đáp án: D

Giải thích:

Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương thiết lập chính thể quân chủ lập hiến

Câu 7. Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

A. Việt Nam Quang phục hội.

B. Hội Duy tân.

C. Hội Phục Việt.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Đáp án: A

Giải thích:

Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội.

Câu 8. Phong trào Đông du gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.      

C. Lương Văn Can.       

D. Lương Ngọc Quyến.

Đáp án: A

Giải thích:

Phong trào Đông du gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu.

Câu 9. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.      

C. Lương Văn Can.       

D. Lương Ngọc Quyến.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh

Câu 10. Phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh?

A. Đông Kinh nghĩa thục.                           

B. Phong trào Đông du.

C. Phong trào Duy tân.                      

D. Hà thành đầu độc.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh

Câu 11. Người sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục (tháng 3/1907) là

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.      

C. Lương Văn Can.       

D. Trịnh Văn Cấn.

Đáp án: C

Giải thích:

Người sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục (tháng 3/1907) là Lương Văn Can.

II. Thông hiểu

Câu 12. Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ

A. Duy tân Minh Trị (Nhật Bản).

B. Cách mạng Nga 1905 - 1907.

C. cải cách của vua Ra-ma V (Xiêm).

D. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).

Đáp án: D

Giải thích:

Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).

Câu 13. Tháng 8/1908 phong trào Đông du tan rã vì

A. phụ huynh đòi đưa con em về trước thời hạn.

B. đã hết thời gian đào tạo nên học sinh Việt Nam  phải về nước.

C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước.

D. Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích:

Tháng 8/1908 phong trào Đông du tan rã vì Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.

Câu 14. Phong trào Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức, ngoại trừ

A. cổ động việc mở mang công, thương nghiệp.

B. tuyên truyền, đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu.

C. mở trường dạy học theo lối mới.

D. tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống Pháp.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức, ngoại trừ tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống Pháp.

Câu 15. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) đã tác động trực tiếp, dẫn tới sự bùng nổ của phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây?

A. Phong trào Đông du (1905 – 1908).                           

B. Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917).

C. Cuộc vận động khởi nghĩa ở Huế (1916).          

D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) đã tác động trực tiếp, dẫn tới sự bùng nổ của phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

Câu 16. “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của

A. Phan Bội Châu.                  

B. Phan Châu Trinh.

C. Huỳnh Thúc Kháng.           

D. Lương Văn Can.

Đáp án: A

Giải thích:

“Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.

Câu 17. Đầu thế kỉ XX, nhiều sĩ phu Việt Nam mong muốn đất nước phát triển theo con đường

A. Cải cách của Trung Quốc.

B. Duy tân của Nhật Bản.

C. Cách mạng vô sản ở Pháp.

D. Cách mạng tháng Mười Nga.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì lúc bấy giờ Nhật Bản được xem là nước “đồng văn, đồng chủng” đã theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên có thể nhờ cậy được.

Câu 18. Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục không được biểu hiện ở việc

A. chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp.

B. cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ).

C. lên án phong tục tập quán lạc hậu.

D. kêu gọi nhân dân học chữ Hán.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục được thể hiện qua việc chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân, cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ) và lên án phong tục tập quán lạc hậu.

Câu 19. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách

B. nâng cao dân trí, dân quyền.

A. tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.

C. đấu tranh ngoại giao, yêu cầu Pháp trao trả độc lập.

D. đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập đề về cứu nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách nâng cao dân trí, dân quyền.

Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố tác động dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

A. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.

B. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến lâm vào bế tắc.

C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

D. Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.

Đáp án: D

Giải thích:

- Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản không phải là nhân tố tác động dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX

Câu 21. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) không có nội dung nào dưới đây?

A. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.

B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

C. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.

D. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.

Đáp án: B

Giải thích:

Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là chủ trương của Phan Bội Châu khi thành lập Việt Nam quang phục hội

III. Vận dụng

Câu 22. Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ

A. Xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.

B. Chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.

C. Có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.

D. Chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.

Câu 23. Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải

A. Thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.

B. Xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.

C. Tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.

D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 24. Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về

A. Hệ tư tưởng.

B. Mục đích cao nhất.

C. Phương pháp.

D. Tầng lớp lãnh đạo.

Đáp án: C

Giải thích:

Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về phương pháp (bạo động/ cải cách)

Câu 25. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?

A. Do giai cấp tư sản mới ra đời lãnh đạo.

B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.

C. Đoàn kết nhân dân trong một mặt trận.

D. Gắn cứu nước với canh tân đất nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 gắn cứu nước với canh tân đất nước, muốn thay đổi chế độ chính trị, phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 26: Nội dung nào thể hiện đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?

A. Tiến hành chống Pháp và phong kiến dựa vào tầng lớp nhân dân, giành độc lập dân tộc

B. Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết

để giành độc lập

C. Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc

D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, khôi phục độc lập cho nước Việt Nam

Đáp án: B

Câu 27: Tại sao Phan Châu Trinh lại chủ trương cải cách?

A. Do sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới

B. Do xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại

C. Do thất bại của phong trào Đông Du

D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Đáp án: A

Câu 28: Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là:

A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.

Đáp án: C

Câu 29: Thành phần lãnh đạo phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là:

A. văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước.

B. các sĩ phu yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

C. tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa.

D. những nhà yêu nước đã thức tỉnh với thời cuộc.

Đáp án: C

Câu 30: Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào?

A. Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán

B. Cổ động chấn hung thực nghiệp, lập hội kinh doanh

C. Vận động nhân dân dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại

D. Mở rộng buôn bán trong nước

Đáp án: B

Câu 31: Trong nông nghiệp, Phan Châu Trinh chú ý đến hoạt động nào?

A. Vận động chia lại ruộng đất cho nông dân

B. Vận dụng phương pháp sản xuất mới

C. Cải tạo các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

D. Phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu,…

Đáp án: D

Câu 32: Trong giáo dục, cuộc vận động Duy tân đã chú trọng

A. Thay đổi nội dung học tập, chú ý đến các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật

B. Tiến hành cải cách giáo dục, dạy nhiều nội dung lịch sử, văn học

C. Mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới

D. Sử dụng chữ Nôm, không dạy chữ Hán

Đáp án: C

Câu 33: Tổ chức đầu tiên của Phan Bội Châu trong quá trình hoạt động cách mạng là:

A. Việt Nam Quang phục hội.

B. Hội Duy tân.

C. Tâm Tâm xã.

D. Hội Phục Việt.

Đáp án: B

Câu 34: Mục đích hoạt động của Hội Duy tân là:

A. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

B. dân tộc độc lập, dân quyền tự đo, dân sinh hạnh phúc.

C. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.

D. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thể giới.

Đáp án: A

Câu 35: Khi về Quảng Châu - Trung Quốc, Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào?

A. Hội Duy tân.

B. Việt Nam Quang phục hội.

C. Tâm Tâm xã.

D. Hội Phục Việt

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

1 15705 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: