Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác – Toán 7 Cánh diều
Với lý thuyết Toán lớp 7 Bài 12. Tính chất ba đường trung trực của tam giác chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 7.
Lý thuyết Toán 7 Bài 12. Tính chất ba đường trung trực của tam giác - Cánh diều
A. Lý thuyết
1. Đường trung trực của tam giác
– Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh được gọi là đường trung trực của tam giác đó.
Chú ý: Đường trung trực của một tam giác có thể không đi qua đỉnh nào của tam giác.
Ví dụ: Quan sát hình vẽ và chỉ ra các đường trung trực của tam giác (nếu có):
Hướng dẫn giải
Đường thẳng a vuông góc với AC tại trung điểm của cạnh đó nên đường thẳng a là trung trực của ∆ABC.
Đường thẳng b đi trung điểm của BC nhưng không vuông góc với BC tại trung điểm của cạnh đó nên đường thẳng b không là đường trung trực của ∆ABC.
Đường thẳng c ⊥ AB nhưng không vuông góc tại trung điểm của cạnh đó nên đường thẳng c không là đường trung trực của ∆ABC.
– Nhận xét: Mỗi tam giác có 3 đường trung trực.
2. Tính chất ba đường trung trực của tam giác
– Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm.
Nhận xét:
+ Để xác định giao điểm ba đường trung trực của một tam giác, ta chỉ cần vẽ hai đường trung trực bất kì và xác định giao điểm của hai đường đó.
+ Giao điểm ba đường trung trực của một tam giác cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
Do đó, trong một tam giác ba đường trung trực cùng đi qua một điểm và điểm đó cách đều ba đỉnh của tam giác.
Ví dụ: Cho ∆ABC có ba đường trung trực của AB, BC, AC cắt nhau tại O, tương ứng cắt AB, BC, CA lần lượt tại H, K, E. Chứng minh rằng: BK < OA < OC + BC.
Hướng dẫn giải
Vì O là giao điểm của ba đường trung trực trong ∆ABC nên OA = OB = OC.
Xét ∆OBK vuông tại K nên OB > BK (vì trong tam giác vuông cạnh huyền là cạnh lớn nhất). (1)
∆OBC có OB < OC + BC (bất đẳng thức trong tam giác)
Mà OA = OB
Do đó OA < OC + BC (2)
Từ (1) và (2) suy ra BK < OA < OC + BC
Vậy BK < OA < OC + BC.
B. Bài tập tự luyện
B.1 Bài tập tự luận
Bài 1. Cho ∆ABC có D là giao điểm các đường trung trực của tam giác. Kẻ DE ⊥ AC tại E; DF ⊥ AB tại F và DM ⊥ BC tại M. Chứng minh rằng .
Hướng dẫn giải
Ta có D là giao điểm các đường trung trực của ∆ABC và DE ⊥ AC tại E; DF ⊥ AB tại F và DM ⊥ BC tại M.
Suy ra DF, DM, DE lần lượt là đường trung trực của AB, BC, AC.
Do đó F, M, E lần lượt là trung điểm của AB, BC, AC
Suy ra
∆ADF vuông tại F nên DA > AF (vì cạnh huyền lớn nhất)
Suy ra (1)
∆DBM vuông tại M nên DB > BM (vì cạnh huyền lớn nhất)
Suy ra (2)
∆CDE vuông tại E nên DC > EC (vì cạnh huyền lớn nhất)
Suy ra (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra
Hay
Vì D là giao điểm của các đường trung trực trong ∆ABC nên DA = DB = DC.
Do đó
Hay
Suy ra
Suy ra
Vậy .
Bài 2. Cho ∆ABC có góc A là góc tù, gọi O là giao điểm các đường trung trực của tam giác sao cho . Tính .
Hướng dẫn giải
Theo bài ta có: O là giao điểm các đường trung trực của ∆ABC.
Do đó OA = OB = OC (tính chất đường trung trực trong tam giác).
• Xét ∆OAB có OA = OB nên ∆OAB cân tại O.
Suy ra (tính chất tam giác cân)
∆OAB có (tổng ba góc trong tam giác)
Suy ra
Mà (chứng minh trên)
Nên (1)
• Xét ∆OAC có OA = OC nên ∆OAC cân tại O.
Suy ra (tính chất tam giác cân).
∆OAC có (tổng ba góc trong tam giác)
Suy ra
Mà (chứng minh trên)
Suy ra (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
Hay
Suy ra
Suy ra
Suy ra
Vậy .
Bài 3. Cho ∆ABC vuông tại A, có và đường trung trực của BC cắt AC tại M. Qua M kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB tại N. Tính số đo các góc của ∆BMN.
Hướng dẫn giải
Theo bài ta có: M nằm trên đường trung trực của BC nên BM = CM.
Suy ra ∆BMC cân tại M nên
Vì MN // BC nên (hai góc so le trong)
Xét ∆ABC vuông tại A có:
(tổng của hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng 90°)
Suy ra
Ta lại có
Suy ra
Do MN // BC nên (hai góc trong cùng phía)
Suy ra
Vậy ∆BMN có ; ; .
B.2 Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Cho ∆ABC có là góc tù. Các đường trung trực của cạnh AB và AC cắt nhau tại O và cắt BC theo thứ tự tại D và E. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. ∆ABD cân tại D;
B. ∆ACE cân tại E;
C. ∆OAB cân tại O;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC.
Vì D thuộc đường trung trực OM của cạnh AB.
Nên D cách đều A và B.
Do đó DB = DA.
Suy ra ∆ABD cân tại D.
Do đó đáp án A đúng.
Chứng minh tương tự, ta được ∆ACE cân tại E và ∆OAB cân tại O.
Do đó đáp án B, C đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 2. Cho ∆ABC có tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt BC lần lượt tại D và E. Biết . Số đo bằng:
A. 95°;
B. 100°;
C. 105°;
D. 115°.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vì điểm D nằm trên đường trung trực của AB nên DA = DB.
Suy ra ∆DAB cân tại D.
Do đó .
Chứng minh tương tự, ta được .
Do đó .
Xét tam giác ABC có: (tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra
Suy ra
Lại có .
Suy ra
Suy ra
Do đó .
Vì vậy .
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 3. Cho ∆ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm M bất kì. Vẽ các điểm D và E sao cho AB là đường trung trực của MD và AC là đường trung trực của ME. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. Ba điểm D, A, E thẳng hàng;
B. DE ngắn nhất khi và chỉ khi AM ngắn nhất;
C. AM ngắn nhất khi và chỉ khi M là hình chiếu của A lên cạnh BC;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vì AB là đường trung trực của MD.
Nên AD = AM và BD = BM (tính chất đường trung trực)
Suy ra ∆ADM cân tại A.
Xét DABD và DABM có:
AD = AM (chứng minh trên),
AB là cạnh chung,
BD = BM (chứng minh trên),
Do đó DABD = DABM (c.c.c)
Suy ra (hai góc tương ứng)
Vì vậy .
Chứng minh tương tự, ta được và
Ta có
Suy ra ba điểm D, A, E thẳng hàng.
Do đó đáp án A đúng.
Vì ba điểm D, A, E thẳng hàng
Nên DE = DA + AE = AM + AM = 2AM.
Suy ra DE ngắn nhất khi và chỉ khi AM ngắn nhất.
Do đó đáp án B đúng.
Vì M thuộc cạnh BC nên AM ngắn nhất khi và chỉ khi M là hình chiếu của A lên cạnh BC (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên).
Do đó đáp án C đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều