- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Mẫu bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn mới nhất được quy định như thế nào?
1. Mẫu bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn |
Mẫu bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn được quy định tại mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:
Khi tiến hành lập bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn thì doanh nghiệp cần ghi chú những vẫn đề sau:
- Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hóa đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng.
- Hàng hóa mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số chứng minh thư của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.
2. Trường hợp nào không bắt buộc phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ?
Việc lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo đó, hiện nay khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì bên bán phải lập hóa đơn để giao cho bên mua và phải ghi đầy đủ nội dung hóa đơn theo quy định pháp luật. Như vậy, không có trường hợp nào không bắt buộc phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.
3. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê 01/TNDN không?
Theo quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ.
Trên đây là những nội dung liên quan đến Mẫu bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn được quy định như thế nào? Chúng tôi muốn cập nhật những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề trên để bạn đọc tìm hiểu và hiểu rõ hơn để áp dụng đúng theo quy định.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Bảng kê mua hàng dùng khi nào?
Bảng kê mua hàng sẽ được dùng để làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán, hạch toán các chi phí vật tư, hàng hóa,… Các bạn cần lưu ý rằng bảng kê mua hàng này không được khấu trừ vào thuế GTGT của các doanh nghiệp.
4.2. Mua hàng không có hóa đơn bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào quy định của các quy định về thuế thì khi bán hàng hóa mà người bán không lập hóa đơn cho người mua thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4.3. Chứng từ mua hàng là gì?
Chứng từ trong quá trình mua hàng là căn cứ chứng minh nghiệp vụ mua hàng của doanh nghiệp thực sự phát sinh với cơ quan chức năng. Chứng từ mua hàng bao gồm : Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng. Hóa đơn giá trị giá tăng.
4.4. Lập bảng kê để làm gì?
Lập bảng kê để:
- Làm căn cứ hạch toán kế toán: Bảng kê được sử dụng để ghi nhận chi phí mua hàng hóa, dịch vụ vào sổ sách kế toán.
- Kê khai thuế: Bảng kê là một trong những căn cứ để kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Có Được Xuất Hóa Đơn Theo Từng Lần Thanh Toán Không?
- Hướng dẫn thực hiện kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ
- Thời điểm xuất hóa đơn hàng hóa, dịch vụ là khi nào?
- Xuất hóa đơn có hợp lệ khi thể hiện thông tin người bán là hộ kinh doanh nhưng tra cứu thông tin thuế thì chỉ thể hiện tên người bán?
- Tổng giá trị các hóa đơn trong ngày trên 20 triệu có được thanh toán bằng tiền mặt không?
- Trường hợp hóa đơn đầu vào kê khai muộn và những điểm cần lưu ý
- Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau thì sử dụng ngày nào để kê khai và hạch toán theo quy định?
- Bồi thường hợp đồng có xuất hóa đơn không?
- Hóa đơn điện tử có được viết bằng tiếng Việt không dấu
- Chữ viết không dấu trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?