Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm (trang 117) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm trang 117 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 200 22/05/2024


Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm trang 117

* Tri thức về kiểu bài

Kiểu bài: Thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm là kiểu văn bản thư tín, trong đó người viết thư trao đổi với người nhận thư về một vấn đề trong cuộc sống, đồng thời sử dụng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Về nội dung: nêu được vấn đề cần quan tâm, trình bày được ý kiến về vấn đề.

- Về hình thức:

+ Mở đầu: Nêu địa điểm, thời gian viết thư, danh tính người nhận, lời chào mở đầu,

+ Nội dung: Trình bày ý kiến trao đổi về vấn đề.

+ Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư.

Với hình thức thư điện tử, bố cục về cơ bản như thư tay, nhưng cần chú ý đến địa chỉ người nhận, chức năng Cc, Bcc.

* Đọc ngữ liệu tham khảo

Phân tích bài viết tham khảo: Thư gửi con trai (SGK trang 118)

- Nêu thời gian viết thư, chào hỏi người nhận thư

- Cách xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp

- Nêu vấn đề cần trao đổi

- Trình bày chi tiết về vấn đề trao đổi

- Nêu giải pháp

- Làm rõ vấn đề bằng ví dụ cụ thể

- Thuyết phục người đọc bằng lí lẽ

- Lời chúc, lời chào tạm biết

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Bức thư gồm những phần nào?

Trả lời:

Bức thư gồm 3 phần: Mở đầu; nội dung và kết thúc

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Mục đích viết thư của tác giả là gì?

Trả lời:

Mục đích: Khuyên nhủ con trai mình hãy trở thành một người có nhân tính

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Tìm những lí lẽ, bằng chứng mà người bố đã sử dụng để thuyết phục con trai mình.

Trả lời:

- Hãy trở thành người có nhân tính, có nhân cách tốt đẹp.

- Để có nhân tính, trước hết bản thân phải có nhân cách tốt đẹp:

+ Lí lẽ, bằng chứng: tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là Lin-cơn

- Con đang ở trong độ tuổi của thời kì lí tưởng nuôi dưỡng nhân cách:

+ Lí lẽ, bằng chứng: thời đi học, nhiều người không chịu khó học => người không đủ tiêu chuẩn bước vào xã hội.

+ Lí lẽ, bằng chứng: những người hết lòng ham học, thật thà, có trách nhiệm, đạo đức tốt => có tiền đồ tươi sáng.

- Bảo vệ lương tâm, nhân cách của mình:

+ Lí lẽ, bằng chứng: làm bác sĩ, luật sư, doanh nhân, nông dân, nghị sĩ, chính trị gia… trước hết vẫn làm “người”

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Tác giả đã đề xuất những giải pháp nào để hình thành nhân cách của con người?

Trả lời:

Có nhân cách tốt đẹp:

- Học tập, thật thà, có trách nhiệm, đạo đức tốt

- Bảo vệ và tôn trọng nhân cách, giữ gìn phẩm hạnh của mình

- Có tấm lòng cao thượng

Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản có phù hợp với đối tượng người nhận hay không?

Trả lời:

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phù hợp với đối tượng người nhận, đó là những lời tâm sự của người cha dành cho con của mình.

Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Sau khi đọc xong ngữ liệu, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm?

Trả lời:

Khi viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm, cần sử dụng lí lẽ, bằng chứng để tăng thêm tính thuyết phục.

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 120 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Viết thư trao đổi với bạn về một vấn đề mà học sinh lớp 12 quan tâm.

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Những vấn đề mà học sinh lớp 12 thường quan tâm trước khi bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời (lựa chọn nghề nghiệp tương lai, phương pháp học tập, sự cân bằng giữa học tập và giải trí, tình bạn và tình yêu,…).

- Đối tượng người đọc là ai? Đối tượng đó sẽ mong muốn nhận được điều gì từ lá thư của bạn?

- Cần chọn cách viết như thế nào để lá thư có tính thuyết phục?

- Tìm hiểu mối quan tâm của những người bạn trong lớp, trong trường,… thông qua trò chuyện, tâm sự, trang mạng xã hội, qua các cuộc thảo luận trong nhom, trong lớp,…

- Tìm đọc những thông tin liên quan đến đề tài mà bạn đã chọn trên các tờ báo, trang web, các loại sách dành cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông như sách hướng nghiệp, tâm lí, kĩ năng sống,…

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Những nội dung cần trao đổi về đề tài dã chọn là gì?

- Những ví dụ nào từ sách vở, thực tế cuộc sống có thể là minh chứng cho vấn đề cần trao đổi?

- Có những giải pháp nào cho vấn đề?

- Những giải pháp đề xuất cho vấn đề là gì?

- Từ các ý đã tìm, lập thành dàn ý cho lá thư.

- Nêu các ví dụ có thể làm rõ vấn đề.

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý đã lập, bạn viết một bức thư hoàn chỉnh, đảm bảo ngắn gọn rõ ràng, bố cục hợp lí, lập luận thuyết phục, lí lẽ xác đáng, đề xuất giải pháp khả thi (nếu cần), sử dụng cách xưng hô phù hợp. Với hình thức thư điện tử, bạn lưu ý: đặt tiêu đề thư rõ ràng, bao quát nội dung chính; sử dụng chính xác tính năng gửi cho nhiều người (Bcc - ẩn danh sách người cùng nhận; Cc – hiển thị danh sách người cùng nhận), có thể sử dụng chữ kí điện tử.

Bài viết tham khảo:

Ngày … tháng … năm

Bạn của tôi!

Tôi rất vui được tham gia cuộc trò chuyện về một vấn đề quan trọng mà học sinh lớp 12 thường quan tâm. Một trong những vấn đề quan trọng nhất đó chính là việc lựa chọn ngành nghề và hướng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Việc chọn ngành nghề là một quyết định quan trọng và đôi khi khá áp đặt đối với nhiều học sinh. Đây không chỉ đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc của từng người.

Mình hiểu rằng việc lựa chọn ngành nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều học sinh, có rất nhiều yếu tố cần xem xét như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Việc tham khảo ý kiến từ người thầy cô, gia đình, và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng rất quan trọng.

Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc tự tìm hiểu về chính mình. Hỏi bản thân mình về sở thích, niềm đam mê và điều mình thực sự muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy nghiên cứu về các ngành nghề khác nhau, điều kiện để theo học, cũng như triển vọng tương lai của từng ngành. Hỏi ý kiến từ người thầy cô, gia đình và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng là điều rất quan trọng.

Một khía cạnh không thể bỏ qua là trải nghiệm thực tế. Tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, hoặc làm tình nguyện, cũng như tham gia các khóa học ngoại khóa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề mà bạn hướng đến.

Để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, làm sao để đạt được chúng, và hãy chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mà bạn sẽ gặp phải trên đường đi.

Cuối cùng, đừng quên rằng ngành nghề không phải là tất cả. Chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng cho một sự nghiệp thành công và hạnh phúc.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn đã có kế hoạch cụ thể cho tương lai sau khi tốt nghiệp chưa? Hãy chia sẻ với tôi ý kiến của bạn về vấn đề này nhé. Rất mong được trò chuyện cùng bạn.

Trân trọng,

[Kí tên]

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại, tự kiểm tra bài viết dựa trên bảng kiểm sau:

Bảng kiểm kĩ năng viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm

Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

- Điều chỉnh những chỗ chưa đạt

1 200 22/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: