Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (trang 17) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ trang 17 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 20 30/10/2024


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ trang 17

Bạn đã học về cách viết kiểu bài nghị luận xã hội ở các lớp trước và nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ ở Bài 2. Hãy vận dụng những kĩ năng đã học để phân tích ngữ liệu dưới đây.

* Đọc ngữ liệu tham khảo: Bạn đang ở đâu trong hành trình khẳng định bản thân?

- Phân tích ngữ liệu tham khảo:

+ Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

+ Giải thích vấn đề cần bàn luận.

+ Trình bày luận điểm thứ nhất: Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm rõ luận điểm thứ nhất.

+ Trình bày luận điểm thứ hai: Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm rõ luận điểm thứ hai.

+ Khẳng định lại ý kiến và đề xuất phương hướng hành động.

Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm bố cục của bài viết và xác định vấn đề được bàn luận trong bài viết.

Trả lời:

- Bố cục bài viết gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến lời nhắn đó: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.

+ Phần 2: Tiếp đến trở nên quan trọng: Giải thích vấn đề cần bàn luận

+ Phần 3: Tiếp đến không ngại thử thách bản thân: Trình bày luận điểm, nêu lí lẽ, bằng chứng để làm rõ luận điểm.

+ Phần 4: Khẳng định lại ý kiến và đề xuất phương hướng hành động.

- Vấn đề được bàn luận trong bài viết: Người trẻ trong vấn đề khẳng định giá trị bản thân.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét cách mở bài và kết bài của bài viết.

Trả lời:

- Cách mở bài: Giới thiệu vấn đề bằng cách sử dụng giả thuyết, nêu ra một câu chuyện.

- Cách kết bài: Khẳng định lại ý kiến và đề xuất phương hướng hành động bằng một giả thuyết, hình dung khác.

=> Cách mở bài khơi gợi, tạo sự hứng thú, tò mò cho người đọc. Kết bài là sự thôi thúc, cổ vũ con người hãy tiến về phía trước, mạnh dạn bước trên con đường tự khẳng định mình, không được bỏ cuộc.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết.

Trả lời:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn học được điều gì về cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ qua bài viết trên?

Trả lời:

Từ bài viết trên ta thấy được, khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ chúng ta cần:

- Chú ý đến luận điểm, lí lẽ, bằng chứng

- Khi nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần sáng rõ, thuyết phục, logic cao

- Lựa chọn và sắp xếp luận điểm phù hợp, để bài viết trở nên mạch lạc, rõ ràng.

Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trường bạn mở một diễn đàn bàn về vấn đề người trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa, có gợi ý một số đề tài cụ thể: hòa nhập chứ không hòa tan; những xu hướng nghề nghiệp trong tương lai; người trẻ và vai trò công dân toàn cầu;…Hãy chọn một trong những đề tài nêu trên (hoặc đề xuất một đề tài khác) và viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của bạn.

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Bạn chọn đề tài nào?

- Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?

- Người đọc bài viết này là ai? Họ mong chờ điều gì từ bài viết của bạn?

- Với mục đích và người đọc như vậy, bạn sẽ chọn cách viết như thế nào?

- Thu thập những lí lẽ, bằng chứng trong sách, báo, trong cuộc sống liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

- Trao đổi hoặc phỏng vấn ý kiến của các bạn trong lớp, trên mạng xã hội về vấn đề mà đề bài đặt ra.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Chọn lọc những lí lẽ, bằng chứng đã thu thập.

- Thống kê, phân loại các ý kiến mà bạn đã phỏng vấn/ trao đổi.

- Trên cơ sở đó, phác thảo ý tưởng cho bài viết.

- Phân loại ý nào là luận điểm, ý nào là lí lẽ, bằng chứng; loại bỏ các ý trùng lặp hoặc không phục vụ cho vấn đề cần bàn luận.

- Sắp xếp các ý vừa tìm được theo một trình tự hợp lí (tham khảo hướng dẫn lập dàn ý ở Bài 2).

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với kiểu bài.

Bài làm tham khảo

Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ đặt chân tới một vùng đất xa xôi nào đó? Có bao giờ bạn ước mơ được trở thành bạn bè của khắp năm châu bốn bể? Có bao giờ bạn muốn đi và đi thật nhiều? Chắc mọi người đang nghĩ chuyện đó là hảo huyền hoặc nó chỉ dành cho các cậu ấm cô chiêu nào đó. Với xã hội ngày nay, việc hội nhập trở thành công dân toàn cầu là điều vô cùng cần thiết. Đó không còn là viển vông hay ước mơ trong giả tưởng như phần đa mọi người vẫn nghĩ.

Vậy công dân toàn cầu là gì? Và giới trẻ của chúng ta cần làm gì để hiện thực hóa ước mơ đó? Công dân toàn cầu (Global Citizen) là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Dựa vào khái niệm trên ta có thể vạch ra bước đi đầu tiên trên hành trình trở thành công dân toàn cầu đó là xóa bỏ mọi rào cản về ranh giới, địa lí cũng như văn hóa của các quốc gia trong nhận thức của mình. Điều này nói thì có vẻ dễ dàng như không phải ai cũng làm được. Và nó sẽ càng khó khăn hơn với những người hướng nội, chỉ muốn bên cạnh những thứ thân quen với mình. Có nhiều người sinh sống ở nước ngoài lâu năm cũng không thể hòa nhập được với con người và nền văn hóa của nước họ. Âu một phần cũng là do bản thân quá cứng nhắc, thụ động trong việc hòa nhập với quốc tế của người Đông Á chúng ta.

Trong cuộc phỏng vấn tại một trường Đại học Úc, mọi sinh viên tại đó đều cho rằng sinh viên Việt Nam có phần rụt rè, ngại tiếp xúc với bạn bè ngoại quốc, họ chỉ hoạt động xung quanh thế giới của riêng họ cùng những người bạn cùng quốc tịch. Vì thế mới hiểu rõ, không phải chỉ cần du học, ra nước ngoài sinh sống là có thể trở thành công dân toàn cầu. Điều đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là nhận thức của chúng ta về khái niệm đó. Đương nhiên điều thứ hai phải kể đến cũng vô cùng quan trọng đó chính là khả năng ngoại ngữ. Khi đọc cuốn Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới của ba tấm gương tiêu biểu cho hình ảnh công dân toàn cầu Thu Hương, Phan Linh, Anh Đức. Tôi không khỏi ngưỡng mộ họ không những về niềm say mê, nỗ lực và khả năng hòa nhập cực xuất sắc mà ở họ còn có một nền móng ngoại ngữ khiến ta phải choáng ngợp.

Mỗi cá nhân đều sở hữu trên dưới bốn ngôn ngữ ngoại. Tôi nghĩ họ chắc chắn đã và đang là nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẽ với hàng ngàn bạn trẻ khắp đất nước trên con đường vạch lối đi để trở thành công dân toàn cầu của mình. Ngoài hai vấn đề cốt lõi như đã nêu trên, bản thân mỗi bạn trẻ cùng cần phải có niềm đam mê khám phá, trau dồi kĩ năng mềm và đặc biệt là nền tảng kiến thức cơ bản. Tôi xin nhắc lại, vấn đề nhận thức là vô cùng quan trọng. Với những bạn trẻ ngày nay, có thể do quá vội vàng trên hành trình hòa nhập với thế giới mà có cái nhìn sai lệch về công dân toàn cầu. Câu khẩu hiệu rất quen thuộc của chính phủ ta đó là “ hòa nhập nhưng không hòa tan”. Quá sính ngoại mà quên đi cái đẹp cái hay của dân tộc là một hành vi cần phải lên án mạnh mẽ. Học hỏi, hòa nhập một cách có chọn lọc là việc làm khôn ngoan của các công dân toàn cầu tương lai. Bởi lẽ ở mỗi quốc gia đều có cái đẹp và cái chưa được đẹp, có cái phù hợp và cái chưa phù hợp với dân tộc ta.

Nếu các bạn là những người đang còn trẻ, nếu các bạn thật sự nghĩ mình cần phá vỡ ranh giới của riêng bạn. Thì câu nói này của Tony Robbin sẽ là dành cho bạn: “Nếu bạn nói về một điều gì đó thì đó là ước mơ, nếu bạn hình dung ra nó thì nó là có thể, nhưng nếu bạn lên kế hoạch thì đó sẽ là hiện thực.”

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

- Đọc lại bài viết, dùng bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Bài 2) để tự kiểm soát bài viết của mình.

- Bạn đã có những tiến bộ gì về kĩ năng viết kiểu bài này so với bài nghị luận đã viết ở bài trước?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

Ôn tập trang 22

Tri thức ngữ văn trang 23

Hai quan niệm về gia đình và xã hội

Ở Va-xan

1 20 30/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: