Soạn bài Khuôn đúc đồng Cổ Loa: Nỏ thần không chỉ là truyền thuyết (trang 87) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Khuôn đúc đồng Cổ Loa: Nỏ thần không chỉ là truyền thuyết trang 87 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 24 30/10/2024


Soạn bài Khuôn đúc đồng Cổ Loa: Nỏ thần không chỉ là truyền thuyết trang 87

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 87 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn đã biết gì về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy? Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết ấy gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Trả lời:

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một câu chuyện hào hùng trong lịch sử dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết:

- An Dương Vương và thành Cổ Loa:

+ An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. Thành này được xây dựng với sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng.

+ Thần Rùa Vàng tặng cho An Dương Vương một chiếc móng chân để làm lẫy nỏ thần. Chiếc nỏ này có phép lạ: một phát có thể giết hàng ngàn quân địch.

- Mị Châu và Trọng Thủy:

+ Mị Châu, con gái của An Dương Vương, trông thấy nỏ thần và hỏi cha về nó.

+ Trọng Thủy, người chồng của Mị Châu, tìm cách đánh tráo lẫy nỏ thần để đem về nước.

+ Trọng Thủy thành công và nỏ thần được đem về Âu Lạc, nhưng điều này dẫn đến bi kịch cho dân tộc.

- Ý nghĩa của truyền thuyết:

+ Truyền thuyết này giúp chúng ta nhớ về tinh thần luôn cảnh giác với kẻ thù và trách nhiệm của người đứng đầu một nước.

+ Nó cũng nhấn mạnh về việc đánh giá đúng đắn, không chủ quan, để bảo vệ tổ quốc và dân tộc.

Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết gợi cho tôi suy nghĩ về sự mạnh mẽ, quyết đoán và trách nhiệm của An Dương Vương trong việc bảo vệ đất nước. Nó cũng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc cảnh giác và không chủ quan trong cuộc sống và lịch sử

* Đọc văn bản

1. Dự đoán: Dựa trên nhan đề, bạn dự đoán văn bản sẽ trình bày nội dung gì?

Em dự đoán được văn bản sẽ đề cập đến khuôn đúc đồng, chiếc nỏ thần, An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy.

2. Theo dõi: Bạn hiểu từ “độc bản” trong đoạn văn này như thế nào?

Từ “độc bản”: tồn tại một bản duy nhất

3. Theo dõi: Xác định dữ liệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn: “Trong số mười mang khuôn…như khuôn đúc, trống đồng”.

- Dữ liệu: Trong số mười mang khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh, có hai mang khuôn mặt ngoài được mài nhẵn và khắc chìm chữ Hán.

- Ý kiến, quan điểm của người viết trong đoạn văn: Điều này cho thấy nhà nước Âu Lạc, thời kì An Dương Vương dùng chữ Hán để khắc trên các hiện vật quan trọng như khuôn đúc, trống đồng.

4. Suy luận: Người viết trình bày thông tin này với mục đích gì?

Mục đích: nêu cao giá trị của bộ sưu tập khuôn khắc chữ Hán khai quật được và bản dập chữ Hán.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản mang đến thông tin về thành Cổ Loa: Miêu tả hiện trạng của di thích lò đúc và mười một mang khuôn đúc bằng đá, giới thiệu về hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đổng ở Cổ Loa để khẳng định sự tồn tại của Nỏ thần trong lịch sử.

Soạn bài Khuôn đúc đồng Cổ Loa: Nỏ thần không chỉ là truyền thuyết | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định các thông tin chính của văn bản. Văn bản đã sử dụng (những) kiểu bố cục nào để trình bày thông tin?

Trả lời:

* Các thông tin chính của văn bản:

- Nhà trứng bày khu di tích Cổ Loa ... trong tiến trình lịch sử dân tộc: Giới thiệu khái quát nơi trưng bày bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa.

- Những bảo vật này được phát hiện ... viết là "A", tạm dịch là "Người": Giới thiệu hoàn cảnh phát hiện bộ sưu tập và mô tả chi tiết một số hiện vật trong bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cố Loa.

- Ong Hoàng Công Huy ... được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia: Trình bày dữ liệu cho thấy giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa.

- Hàng nghìn di vật mũi tên đồng ... cùng lúc nhiều mũi tên là có thật: Khẳng định sự tồn tại có thật của "nỏ thần" trong lịch sử.

* Văn bản đã sử dụng kiểu bố cục: trật tự logic, với những biểu hiện cụ thể như sau:

- Phân loại đối tượng: Miêu tả hiện trạng của di tích lò đúc và mười một mang khuôn đúc băng đá.

- Quan hệ nhân quả: Giới thiệu về hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa để khẳng định sự tốn tại có thật của "nô thần" trong lịch sử.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong các thông tin chính của văn bản, người viết chọn (những) thông tin nào để trình bày chi tiết? Từ đó, nhận xét về cách chọn lọc thông tin của văn bản.

Trả lời:

- Chọn trình bày những thông tin miêu tả chi tiết về hình đáng, hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa. → Lí do chọn lựa: Cung cấp chứng tích vật chất về sự hiện diện của "nỏ thần" trong lịch sử, tiến đến khẳng định "nỏ thần" là có thật, chứ không phải chỉ có trong truyến thuyết.

- Đánh giá về cách chọn lọc thông tin: Thông tin được chộn lọc phù hợp với mục đích của văn bản, đáp ứng việc thực hiện mục đích ấy.

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định loại dữ liệu được sử dụng trong phần văn bản: “Ông Hoàng Công Huy - lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cổ Loa ... Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2283/QĐ-TTg”. Loại dữ liệu ấy giữ vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản?

Trả lời:

Loại dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn:

- Nội dung phỏng vấn ông Hoàng Công Huy - lãnh đạo Ban quản lí Khu di tích Cổ Loa: Dữ liệu này thể hiện ý kiến cá nhân của ông Hoàng Công Huy về vấn đé giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa, đây là người đang trực tiếp chịu trách nhiệm quản lí, bảo tôn bộ sưu tập. Đồng thời dữ liệu này cũng được thu thập trực tiếp bởi người thực hiện bài viết

- Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ về việc công nhận khuôn đúc đồng Cổ Loa được công nhận là Bảo vật Quốc gia: dữ liệu sơ cấp.

Vai trò của dữ liệu trong việc thể hiện thông tin chính của VB: Tăng tính thuyết phục, độ tin cậy của thông tin chính (giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa).

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy đánh giá về tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin được trình bày trong văn bản.

Trả lời:

- Dữ liệu có tính mới mẻ, cập nhật vì bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa là những di vật được phát hiện mới nhất (2004 - 2007) trong số những chứng tích được tìm thấy có liên quan đến kĩ thuật đúc đồng của người Việt ở giai đoạn Cổ Loa - thời kì An Dương Vương (hai hiện tượng khảo cổ học có liên quan được phát hiện trước đó là kho mũi tên đồng ở Cầu Vực (1959) và trống đồng, lưỡi cày đồng ở Mả Tre (1982)).

- Dữ liệu, thông tin được trình bày có tính thuyết phục và độ tin cậy cao vì được trích xuất từ nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa và một số nhận định do ông Hoàng Công Huy - lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cố Loa cung cấp cùng với Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ sưu tập khuôn đúc Cô Lao là Bảo vật Quốc gia.

- Những hiện vật liên quan đến khuôn đúc đồng Cổ Loa đều được trưng bày tại Khu di tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội).

Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): So sánh hiệu quả biểu đạt của văn bản trong hai trường hợp: có sử dụng hình minh họa (Hình 3) và không sử dụng hình ảnh.

Trả lời:

- Trường hợp VB sử dụng hình minh hoạ (Hình 3): Người đọc hiểu rõ khái niệm mang khuôn đúc là gì, hình dung được rõ nét hơn về mang khuôn đúc mũi tên ba cạnh và mang đúc mũi lao hình cánh én. Hình ảnh minh hoạ này cũng giúp người đọc hình dung rõ hơn vé cách thức người viết mô tả các bộ phận của khuôn đúc và cách thức người dân Âu Lạc đã đúc mũi tên đồng như thế nào.

- Trường hợp VB không sử dụng hình minh họạ (Hình 3): Người đọc rất khó hình dung và hiểu rõ những nội dung được trình bày trong phần VB: "Trong số mười một mang khuôn đúc bằng đá được tìm thấy ... khi hai hoặc ba mảnh mang ráp vào nhau sẽ tạo thành một sự trùng khít lí tưởng".

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Qua văn bản, người viết đã thể hiện thái độ như thế nào đối với văn hóa dân tộc? Thái độ ấy gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì?

Trả lời:

Qua văn bản, người viết thể hiện thái độ:

- Khẳng định sự tồn tại có thật của nỏ thần trong lịch sử - giai đoạn Cổ Loa, thời kì vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa và nhà nước Âu Lạc.

- Tự hào về trình độ kĩ thuật và tư duy bậc thầy của các nghệ nhân luyện kim thời Việt cổ.

Câu 7 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử.

Trả lời:

Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tượng trưng cho sức mạnh của người Âu Lạc, Nỏ thần là biểu tượng của sự chiến đấu, sự kiên cường và khả năng đánh bại mọi kẻ thù. An Dương Vương đã sử dụng nỏ thần để bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành lũy bảo vệ đất nước. Bài học trong lịch sử Việt Nam: Truyền thuyết nỏ thần nhắc nhở chúng ta luôn phải đề cao cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của nước ngoài. Đây là một thông điệp quan trọng về bảo vệ đất nước và tinh thần đoàn kết. Như vậy, hình ảnh nỏ thần không chỉ đơn thuần là một công cụ chiến đấu, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và trách nhiệm của người đứng đầu một quốc gia.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả

Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn

Thực hành tiếng Việt trang 99

Dòng Mê Kông giận dữ

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

1 24 30/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: