Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 Tập 2 (trang 42) Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Thực hành tiếng Việt Tập 2 trang 42 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 Tập 2 trang 42
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau:
a. - Thế sao bác cũng chủ trương cải cách trong báo của bác?
- Là vì tôi cũng như bác giai. Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ, không được có hạng đàn bà ăn mặc tân thời nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi lại mẹ chồng bằng những lí thuyết bình quyền với giải phóng!
Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến làm cho nhà mĩ thuật cũng hăng hái nói tiếp:
- Đối với tôi ấy à?... Đàn bà cứ nhốt trong buồng. Mợ đã hiểu ra chưa?
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. A-mê-li-a rất tán thành cuộc hôn nhân của anh trai, đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta.
(Uy-li-am Thác-co-rây, Hội chợ phù hoa)
c. Mỗi khi xuống nhà ăn cơm, cô lại khoác tay Giô đi, như là một điều dĩ nhiên; cô đã ngồi cạnh Giô trên chiếc xe riêng mui trần của anh ta (Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình).
(Uy-li-am Thác-co-rây, Hội chợ phù hoa)
d. Tri phủ Xuân Trường được mấy niên,
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ "thôi" chữ "cứu" không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ "tiền"!
(Trần Tế Xương, Bõn tri phủ Xuân Trường)
Trả lời:
a. “Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến”: Những lời nhà báo vừa nói (Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ…) thật sự không hề “cấp tiến” mà ngược lại rất hủ lậu.
b. “Đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta”: Thiếu nữ trẻ tuổi thường bồng bột, ngây thơ, nông nổi, A-mê-li-a cũng vậy. Chính vì không khôn ngoan nên A-mê-li-a bị Rê-béc-ca lừa gạt, tin vào tình bạn của cô đối với mình.
c. “Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình”: Với giới thượng lưu Anh thế kỉ XIX thì chuyện tụ điều khiển xe ngựa là chuyện bình tượng, nhưng với Giô thì việc điều khiển xe lại lẫm liệt vì anh ta quá béo, lười biếng và thụ động.
d. Mâu thuẫn giữa sự “bình yên” của hạt Xuân Trường và vị tri phủ quen làm việc bằng tiền, cho thấy sự nhiễu nhương, thối nát của xã hội giấu dưới vẻ bề ngoài bình thường, êm ả.
⇒ Tác dụng: Bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm, tạo hiệu quả hài hước cho văn bản.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các trường hợp sau:
a. Thôi! Tôi đã nhất định... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi đã nhất định thủ tiết với hai ông!
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. Tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: Đôi môi tôi như hai kẻ hành hương rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến.
(Sếch-xpia (Shakespeare), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Romeo and Juliet))
Trả lời:
a. “Thủ tiết": nghĩa là người đàn bà góa giữ tiết hạnh với người chồng đã chết, không tái giá, tức là trong cuộc đời chỉ có một chồng thôi. Nhưng bà Phó Đoan thì đã lấy hai chồng rồi.
b. Hình phạt - êm đềm, đôi môi như kẻ hành hương - cái hôn trìu mến: Thể hiện nguyện vọng của người nói
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong hai trường hợp sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ ở bài tập 2, trường hợp nào là nói mỉa? Dựa vào đâu bạn nhận định như vậy?
Trả lời:
Trường hợp a là nói mỉa, dựa vào cụm “thủ tiết với hai ông chồng".
Vũ Trọng Phụng phơi bày bản chất bà Phó Đoan lẳng lơ, đa dâm bằng cách để bà ta hồn nhiên thủ tiết với ... hai ông chồng.
* Từ đọc đến viết:
Câu hỏi (trang 43 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự khác biệt giữa tiểu thuyết và truyện ngắn.
Đoạn văn tham khảo
Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại văn học có nhiều điểm khác biệt, thể hiện ở quy mô, bối cảnh, nhân vật, cốt truyện và sự kiện. Tiểu thuyết thường có quy mô lớn, tập trung vào việc phát triển nhân vật, cốt truyện phức tạp, và chi tiết mô tả sâu sắc. Ngược lại, truyện ngắn tập trung vào một sự kiện, tình huống, hoặc ý tưởng cụ thể, thường có quy mô nhỏ hơn và tập trung vào việc gây ấn tượng mạnh mẽ trong khoảng thời gian ngắn. Cấu trúc của tiểu thuyết thường phức tạp, có thể bao gồm nhiều nhân vật, hoàn cảnh, và diễn biến phức tạp. Trong khi đó, truyện ngắn thường tập trung vào một số nhân vật chính. Phương pháp diễn đạt trong tiểu thuyết thường linh hoạt và chi tiết, trong khi truyện ngắn thường sử dụng ngôn từ súc tích hơn. Có thể nói, tiểu thuyết và truyện ngắn đều là những thể loại văn học quan trọng, góp phần phản ánh hiện thực cuộc sống, đồng thời bày tỏ tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Mỗi thể loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với những đối tượng độc giả khác nhau.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Viết báo cáo kết quả của bài tập tự án về một vấn đề xã hội
Trình bày báo cáo kết quả bài tập sự án về một vấn đề xã hội
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Friends Global
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Friends Global
- Giải sgk Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo