Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 11) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Hoàng Hạc lâu trang 11 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 1,132 20/03/2024


Soạn bài Hoàng Hạc lâu trang 11

*Trước khi đọc

Câu hỏi trang 11 Ngữ văn 12 Tập 1: Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Lời giải:

Hoàng Hạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

*Đọc văn bản

Câu 1 trang 11 Ngữ văn 12 Tập 1: Hai câu đầu có tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường không?

Lời giải:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

- Phá cách độc đáo:

Câu 1:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6: B # T

+ chữ thứ 2 giống chữ thứ 4: thanh B

Câu 2:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6: T # B

→ Hai câu có tuân thủ luật bằng trắc

Câu 2 trang 12 Ngữ văn 12 Tập 1: Theo bạn, vì sao khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn

Lời giải:

- Khói sóng dập dờn tỏa dịu trên sông khiến vạn vật như chìm đắm vào cõi mông lung, vô định.

- Tác nhân khơi dậy nỗi nhớ quê hương đau đáu trong lòng thi nhân. Tạo nên cái buồn não nuột cho khách đường xa.

- Thi sĩ băn khoăn tự hỏi không biết quê hương mình ở tận phương nào?

*Sau khi đọc

Câu 1 trang 12 Ngữ văn 12 Tập 1: Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ

Lời giải:

- Chủ thể trữ tình: tác giả

- Bài thơ tả cảnh, thể hiện tình yêu quê hương da diết và man mác hương vị Thiền, ẩn hiện cái lí chân không, vô thường và vô ngã.

- Bài thơ như một bức tranh thiên nhiên đẹp nói về cảnh ở Hoàng Hạc lâu. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống.

Câu 2 trang 12 Ngữ văn 12 Tập 1: Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối)

Lời giải:

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua sự đổi thay của bức tranh phong cảnh.

- Nhà thơ không tả về hiện tại cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất.

- Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.

- Tác giả tiếc nuối những quãng thời gian đó nhưng giờ đã mất đi và vĩnh viễn không quay trở lại, tác giả chỉ luyến tiếc và trống trải trong tâm hồn của mình.

- Tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu.

Câu 3 trang 12 Ngữ văn 12 Tập 1: Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ

Lời giải:

- Bố cục:

Câu 1 + 2: Đề

Câu 3 + 4: Thực

Câu 5 + 6: Luận

Câu 7 + 8: Kết

- Đọc bản phiên âm và bản dịch thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3, bản dịch thơ thứ nhất đọc theo nhịp thơ lục bát.

- Bốn câu thơ đầu:

+ Đối lập giữa quá khứ với hiện tại

+ Đối lập xưa và nay

+ Đối lập còn và mất

+ Đối lập giữa thực và hư

+ Đối thanh

- Bốn câu cuối:

+ Đối lập giữa không gian thực - không gian tâm tưởng

Câu 4 trang 12 Ngữ văn 12 Tập 1: Theo bạn, các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

Lời giải:

(1) tích nhân, điển tích, chỉ người xưa. Tục truyền Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc lâu. Sách Hoàn vũ ký ghi là Phí Hội từ lầu này cưỡi hạc vàng lên tiên nên gọi là lầu Hạc Vàng. Sách Tề hài chí thi ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng qua lầu này nên lầu gọi là lầu Hạc vàng.

(2) du du là từ Tàu, mông mênh, lai láng, bao la. Du du một từ có tần số xuất hiện rất cao trong thơ Đường .

(3)- thê thê là mượt mà, tươi tốt. Cỏ xanh là ước lệ trong thơ Đường, luôn gợi sự quyến luyến với Vương tôn (Vương tôn là từ trọng vọng giành với ai đó ), ước lệ này được giới thi nhân dùng nhiều mà Vương Duy người đồng thời với ông là một điển hình. Nó cũng là một điển từ. "thê thê" là lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ trong Sở từ "Vương tôn du hề bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê".

→ Trong thơ thất ngôn bát cú, địa danh nhằm tăng độ gợi hình của ý. Thi nhân thường chọn địa danh có huyền thoại đặc biệt liên quan đến câu chuyện hay con người lịch sử đã xuất hiện trong sách vở của Trung Hoa.

Câu 5 trang 12 Ngữ văn 12 Tập 1: Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?

Lời giải:

- Phong cách cổ điển

- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố

- Hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ

Câu 6 trang 13 Ngữ văn 12 Tập 1: Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin thích hợp vào bảng:

Tác phẩm, tác giả

Phong cách sáng tác

Thời kì văn học (trung đại, hiện đại)

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du)

Thơ duyên (Xuân Diệu)

Lời giải:

Tác phẩm, tác giả

Phong cách sáng tác

Thời kì văn học (trung đại, hiện đại)

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Phong cách cổ điển

Trung đại

Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du)

Phong cách cổ điển

Trung đại

Thơ duyên (Xuân Diệu)

Phong cách lãng mạn

Hiện đại

1 1,132 20/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: