Soạn bài B. Hệ thống hóa về văn học Việt Nam (trang 122) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài B. Hệ thống hóa về văn học Việt Nam trang 122 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 96 30/10/2024


Soạn bài B. Hệ thống hóa về văn học Việt Nam trang 122

Đọc văn bản: “Nhìn chung về các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam” và trả lời một số câu hỏi nêu phía dưới:

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nào? Nêu tên tác phẩm tiêu biểu cho mỗi thể loại đó.

Trả lời:

Văn học dân gian Việt Nam gồm các thể loại chính:

- Thần thoại: Thần Trụ Trời, Nữ Thần Mặt Trời, Nữ Thần Mặt Trăng...

- Truyền thuyết: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm….

- Sử thi: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường), Xinh Nhã…

- Truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau, Cây khế, Sự tích quả dưa hấu…

- Truyện ngụ ngôn: Con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ, Thầy bói xem voi…

- Truyện thơ: Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu, Lục Vân Tiên, Sơ kính tân trang….

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Kẻ bảng vào vở và xếp các tác phẩm – tác giả nêu phía dưới vào ô phù hợp trong bảng:

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Giai đoạn

Tác phẩm – tác giả

Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV

Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Nửa cuối thế kỉ XIX

Một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).

Trả lời:

Giai đoạn

Tác phẩm – tác giả

Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV

Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông)

Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)

Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)

Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích)

Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ)

Nửa cuối thế kỉ XIX

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến)

Thương vợ (Trần Tế Xương)

Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh)

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Trả lời:

Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

* Văn học chữ Hán

- Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.

- Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...

- Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.

* Văn học chữ Nôm

- Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

- Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở và ghi tên ít nhất 5 tác phẩm (kèm tên tác giả) đã học thuộc văn học hiện đại Việt Nam vào ô phù hợp trong bảng (có thể chọn tác phẩm từ lớp 6 đến lớp 12)

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Thời kì

Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận

Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Trả lời:

Thời kì

Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận

Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thơ thơ (Xuân Diệu), Điêu tàn (Chế Lan Viên), Tuyên ngôn độc lập, Việc làng (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao), Kĩ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng), Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố),

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng; Đôi mắt, Nhật ký ở rừng của Nam Cao; Vùng mỏ của Võ Huy Tâm; Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng; Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc…

Câu 5 (trang 125 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm hiểu về nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo trong văn học hiện đại Việt Nam. Phân tích biểu hiện của nội dung yêu nước hoặc nhân đạo qua một/một số tác phẩm đã học.

Trả lời:

* Nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo trong văn học hiện đại Việt Nam:

- Nội dung yêu nước:

+ Văn học hiện đại Việt Nam chuyển tiếp và phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước trong các sáng tác.

+ Văn học ở những thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1975 đã nêu lên quan niệm mới về đất nước, con người và tình yêu tổ quốc. Trước đó ở thời kì văn học trung đại, các nhà Nho yêu nước và cả nhân dân sống trong điều kiện ý thức hệ phong kiến thống trị không thể nào quan niệm có nước lại không có vua. Nước là của vua, yêu nước tất phải yêu vua, yêu vua là yêu nước. Tuy nhiên, sang đến thời kì văn học hiện đại, sự thiết lập chế độ xã hội, chính trị mới cũng dẫn đến thay đổi trạng thái ý thức xã hội. Quan niệm của các tác giả văn thơ cách mạng về quốc gia đã khác trước. Nước không còn là của vua, vua và nước không còn là một. Vấn đề yêu nước ở văn học đầu thế kỉ XX gắn liền với vấn đề cách mạng, chống giặc ngọai xâm. Yêu nước trong văn học hiện đại gắn liền với vấn đề dân chủ. Yêu nước của tác giả đã đi đến khẳng định quyền làm chủ của người dân trong xã hội. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của người dân trong sự nghiệp cứu nước.

+ Nội dung yêu nước tiếp tục được thể hiện ở các giai đoạn sau này trong các sáng tác văn học hiện đại. Yêu nước ở giai đoạn sau 1975 còn được thể hiện trong tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, làng xóm, yêu những điều giản dị nhất.

- Nội dung nhân đạo:

+ Từ thời kì văn học Trung đại đến thời kì chuyển giao văn học hiện đại và sau này, nội dung nhân đạo vẫn luôn được thể hiện trong các sáng tác văn học.

+ Nội dung nhân đạo được biểu hiện qua việc thể hiện tình yêu thương sâu sắc giữa người với người, qua sự cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu được tác giả miêu tả, thể hiện qua những sáng tác văn học.

+ Điều này được thể hiện ở việc thương cảm trước những bi kịch cuộc sống con người và đồng cảm với khát vọng của họ.

+ Khẳng định mạnh mẽ quyền sống và quyền tự do, đồng thời ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người.

+ Hơn hết còn là việc dùng ngòi bút để lên án, tố cáo thế lực tàn bạo, lộng quyền chà đạp lên con người; phê phán sự tha hóa vì đồng tiền.

+ Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc và bảo vệ quyền hạnh phúc, ước mơ của những yếu thế trong xã hội.

* Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

- Hình ảnh nhân vật Mị và A Phủ

+ Trong đôi mắt của tác giả, những chàng trai, cô gái Mèo là những người đẹp người đẹp nết, dũng cảm, yêu đời, yêu lao động, khỏe mạnh.

+ Mị cũng là một người con hiếu thảo.

+ Mị có sức sống mãnh liệt tiềm tàng.

+ Mị cũng là cô gái biết đồng cảm.

+ A Phủ đại diện cho hình tượng chàng thanh niên vùng Tây Bắc được các cô gái ao ước.

⇒ Thông qua cách xây dựng nhân vật Mị và A Phủ, tác giả đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc thì nhà văn không thể hoá thân vào nhân vật để thấu hiểu những tâm trạng tinh tế, phức tạp của Mị cũng như những đau khổ mà A Phủ đã chịu đựng.

- Sự tàn bạo của cường quyền:

+ Cha con thống lí Pá Tra là hiện thân của tội ác đại diện cho chế độ lãnh chúa phong kiến còn duy trì ở miền núi trước cách mạng.

+ Cảnh xử kiện đánh đòn phạt và A Phủ cho thấy sự tham lam, tàn bạo của những tên chúa đất miền núi.

+ Cảnh A Sử trói Mi một cách lạnh lùng, tàn nhẫn cho thấy sự vô lương tâm, mất hết nhân tính của giai cấp thống trị.

- Sự tàn bạo về thần quyền:

+ Thủ tục trình ma đã cướp đi sự sống và cả khát vọng giải thoát ở những con người lao động bị áp bức bằng con ma vô hình.

+ Giai cấp thống trị đã cột chặt chế độ nô lệ đối với những người lao động trong ngục tù của cường quyền và thần quyền.

⇒ Mô tả chân thực sự tàn độc của cha con nhà Thống lí, Tô Hoài đã bộc lộ thái độ căm ghét đối với chế độ thực dân phong kiến qua hình ảnh cha con ông thống lí Pá Tra. Lên án cái xấu để bảo vệ cái đẹp cũng là một nét nhân đạo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Dòng Mê Kông giận dữ

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Ôn tập trang 119

A. Ôn tập cuối học kì 2

1 96 30/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: