Soạn bài Dòng Mê Kông giận dữ (trang 101) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Dòng Mê Kông giận dữ trang 101 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 120 30/10/2024


Soạn bài Dòng Mê Kông giận dữ trang 101

* Nội dung chính: Văn bản cung cấp thông tin về thực trạng sạt lở bờ sông đáng báo động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nêu ra những hệ quả của nó.

Soạn bài Dòng Mê Kông giận dữ | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định kiểu bố cục của văn bản. Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lí giải cơ sở đề xuất của bạn.

Trả lời:

Văn bản trình bày thông tin theo trật tự logic, cụ thể như sau:

- Liệt kê: Nhóm tác giả giả đã trình bày hoàng loạt dữ liệu nhằm cung cấp thôn tin về thực trạng sạt lở bờ sông đáng báo động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Quan hệ nhân quả: Trình bày nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông là do tỉ lệ xói – bồi ngày càng chênh lệch ở các khu vực dọc theo những con sông lớn, tình trạng khai thác cát quá mức của con người; kết quả là “Những người sống phụ thuộc nhiều nhất vào sông Mê Kông đang phải trả giá cho những lỗi lầm không phải họ gây ra”

Nhận xét mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản: Nhan đề rất phù hợp và khái quát được nội dung của văn bản. Tất cả các thông tin chính của văn bản đều được trình bày để làm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở bờ sông nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là do những tác động quá mức của con người đến dòng sông, hậu quả là dong sông “phẫn nộ” quyết lấy lại tất cả, kể cả tính mạng của con người. Nhan đề còn cho thấy được hậu quả khôn lường của việc khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt.

Đề xuất nhan đề khác: Thực trạng sạt lở bờ sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyên nhân sạt lở nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở đề xuất: Dựa trên các thông tin chính được trình bày trong văn bản.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những thông tin, dữ liệu được nêu trong văn bản có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện tại hay không? Hãy lí giải.

Trả lời:

Những thông tin, dữ liệu được nêu trong văn bản vẫn có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện tại vì những thông tin, dữ liệu trong văn bản đều có tính mới mẻ, cập nhật:

- Thông tin về những vụ sạt lở tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra ở những thời điểm rất gần với hiện tại, chẳng hạn như vụ sạt lở ở cù lao An Bình, tinh Vĩnh Long vào chiều ngày 05/12/2022.

- Những con số thống kê về tình trạng sạt lở bờ sông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được tính đến năm 2022. Trong đó, có những thông tin, dữ liệu về tình trạng sạt lở, khai thác cát quá mức các mỏ cát ở hai bên bờ sông tại thời điểm năm 2012. Những thông tin, dữ liệu ấy cho thấy dù được thống kê từ năm 2012 thì đó vẫn là nguyên nhân mang tính dự đoán cho hệ quả xảy ra đúng vào năm 20211 (Sự cố sạt lở lịch sử cuối năm 2022 tại củ lao An Bình).

-> Tất cả những thông tin, dữ liệu được nêu trong văn bản vẫn có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện tại.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”. Phân tích vai trò của các thông tin chi tiết trong phần văn bản trên.

Trả lời:

- Thông tin cơ bản của phần Sông đói “ngoạm bờ”: Lí do gây nên tình trạng sạt lở bờ sông nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: tải lượng phù sa từ thượng nguồn Mê Kông giảm, dẫn đến tỉ lệ xói – bồi ngày càng chênh lệch ở hầu hết địa phương dọc theo những con sông lớn; thực trạng khai thác cát quá mức do nhu cầu sử dụng cát của con người ngày càng lớn à Cả dòng sông và con người đều trong cơn “khát” cát. Khi mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên, dòng sông tất yếu sẽ “ngoạm bờ”.

- Các chi tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”:

+ Chi tiết về việc giảm tải lượng phù sa mịn tại nguồn vào năm 2014, năm 2040, lí do gây nên thực trạng đó là do một loạt đập thủy điện ở Trung Quốc – thượng nguồn Mê Kông – đi vào hoạt động. Hình ảnh minh họa ước tính khối lượng xói – bồi trung bình một năm (giai đoạn 2020 – 2022) ở một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chi tiết về nguyên nhân gây ra vụ sạt lở ở cù lao An Bình và nhuwnhx cảnh báo của SIWRR về tốc độ diễn biến xói bồi do tác động của con người.

+ Chi tiết về nguyên nhân gây ra sự cố sạt lở lịch sử cuối năm 2022 tại cù lao AN Bình là do tác động của con người khi nạo vét lòng dẫn và khai thác cát quá mức.

- Vai trò của các chi tiết trong phần Sông đói “ngoạm bờ”: Giải thích rõ hơn tình trạng “đói” cát của những dòng sông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lí do vì sao sông đói “ngoạm bờ”, đó là do tình trạng sông tỉ lệ xói – bồi chênh lệch quá lớn nên sông phải “ngoạm bờ” để bù lại lượng phù sa và cát bị mất.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét hiệu quả sử dụng của những từ ngữ như vết thương, nội soi tổng quát, cơ thể tự nhiên trong phần văn bản: “Khi “vết thương” ở bờ sông vừa tạm lành, các cơ quan chuyên môn lại phát hiện mối nguy mới nhiều khả năng sẽ phức tạp hơn cho cù lao An Bình ... như chặt phá rừng, xây dựng đập hay khai thác cát, đều sẽ phải “trả giá””.

Trả lời:

Những từ ngữ như vết thương, nội soi tổng quát, cơ thể tự nhiên trong đoạn văn "Khi

"vết thương" ở bở sông vừa tạm lành, các cơ quan chuyên môn lại phát hiện mối nguy mới nhiều khả năng sẽ phức tạp hơn cho cù lao An Bình ... như chặt phá rừng, xây dựng đập hay khai thác cát, đều sẽ phải "trả giá"" thuộc cùng hệ thống từ ngữ gợi liên tưởng đến tình trạng tổn thương của cơ thể "dòng sông". Việc sử dụng những từ ngữ ấy trong đoạn trích đem đến những hiệu quả như:

- Miêu tả sinh động những tồn thương mà dòng sông phải chịu đựng trước sự tác động quá mức của con người.

- Góp phần thể hiện thái độ xót xa của người viết trước những hậu quả mà dòng sông nói riêng và thiên nhiên nói chung phải gánh chịu; từ đó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc cần bảo vệ thiên nhiên, tránh việc khai thác cạn kiệt vì có thể dẫn đến những tác hại khôn lường.

Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nếu văn bản không sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ thì hiệu quả biểu đạt của thông tin sẽ như thế nào?

Trả lời:

Nếu VB không sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ thì người đọc rất khó hình dung cụ thể thông tin được biểu đạt trong một số phần của VB, cụ thể:

- Hình 1 cung cấp thông tin chi tiết về tỉ lệ xói - bồi bở sông trung bình trong một năm của giai đoạn 2020 - 2022 ở một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là những thông tin chi tiết không được trình bày bằng phương tiện ngôn ngữ trong VB. Hình ảnh trực quan giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng "đói" phù sa mịn ở một số dòng sông thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hình 2 cung cấp thông tin trực quan về sự gần gũi giữa vị trí các mỏ cát và vị trí sạt lở ở khu vực cù lao An Bình, Vĩnh Long, năm 2012 để giúp người đọc hình dung rõ hơn về mối quan hệ nhân quả giữa việc khai thác cát với vụ sạt lở đã xảy ra ở cù lao An Bình. Hình ảnh ấy vừa minh hoa trực quan vừa cung cấp thêm thông tin chi tiết ở dạng hình ảnh để thông tin trong những phần VB được trình bày trước và sau hình 2 trở nên rõ hơn.

- Hình 3 giúp người đọc hiểu hơn về cái giá phải trả nếu con người tác động quá mức đến thiên nhiên, cả một diện tích rộng vốn là xóm làng nay đã trở thành một bãi sông rộng phủ kín lục binh.

Câu 6 (trang 106 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định đề tài của văn bản. Đề tài ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?

Trả lời:

- HS có thể xác định để tài của VB theo một số gợi ý sau: tác động của con người đến thiên nhiên, mỗi quan hệ giữa con người với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long,...

- Ý nghĩa của để tài trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: HS có thể trình bày những ý kiến đánh giá hác nhau miễn là hợp lí và thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý tham khảo: thiết thực, cấp bách, giàu tính thời sự, đặt ra vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn lợi của sông ngòi ở khu vực Đồng bằng sông Cứu Long theo hướng bền vững và hiệu quả,...

Câu 7 (trang 106 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn đánh giá như thế nào về quan điểm: “Mọi tác động qua lại giữa con người và dòng sông đều mang tính nhân quả, có tầm ảnh hưởng liên khu vực”.

Trả lời:

Tôi đánh giá rằng quan điểm này rất đúng. Sông là một phần quan trọng của môi trường sống và cung cấp nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng mọi tác động của chúng ta đều có thể gây ra hậu quả không mong muốn đối với môi trường và cộng đồng xung quanh. Chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ và quản lý tốt tài nguyên nước để đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Ôn tập trang 119

A. Ôn tập cuối học kì 2

B. Hệ thống hóa về văn học Việt Nam

1 120 30/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: