Sách bài tập Toán 9 Bài 7 (Kết nối tri thức): Căn bậc hai và căn thức bậc hai
Với giải sách bài tập Toán 9 Bài 7: Căn bậc hai và căn thức bậc hai sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 9 Bài 7.
Giải SBT Toán 9 Bài 7: Căn bậc hai và căn thức bậc hai
Bài 3.1 trang 31 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Tìm các căn bậc hai của mỗi số sau:
a) 81;
b) 16125
c) 0,0121;
d) 6 400.
Lời giải:
Ta thấy:
a) 81 = 92 = (–9)2 nên căn bậc hai của 81 là 9 và –9.
b) 16125=(425)2=(−425) nên căn bậc hai của 16125 là 425 và -425
c) 0,0121 = 0,112 = (–0,11)2 nên căn bậc hai của 0,0121 là 0,11 và –0,11.
d) 6 400 = 802 = (–80)2 nên căn bậc hai của 6 400 là 80 và –80.
Bài 3.2 trang 32 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Sử dụng MTCT tính:
a) √17 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba);
b) Các căn bậc hai của 4 021 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm);
c) Giá trị biểu thức −11+√112−4.3.22.3 (làm tròn kết quả với độ chính xác 0,005).
Lời giải:
a) Nhập trên máy tính:
Ta được kết quả √17≈4,123
b) Nhập trên máy tính:
Ta được kết quả √4021≈63,41
c) Nhập trên máy tính:
Ta được kết quả −11+√112−4.3.22.3≈−0,19
Bài 3.3 trang 32 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Rút gọn:
a) (√4,1)2−(−√6,1)2
b) (√101)2−√(−99)2
c) √(√3+2√2)2−(−√3+2√2)
d) √(√10+3)2−√(√10−3)2
Lời giải:
a) (√4,1)2−(−√6,1)2
= 4,1 – 6,1 = –2.
b) (√101)2−√(−99)2
= 101 – 99 = 2.
c) √(√3+2√2)2−(−√3+2√2)
=(√3+2√2)−(−√3+2√2)
=√3+2√2+√3−2√2=2√3
d) √(√10+3)2−√(√10−3)2
=√10+3−(√10−3)
=√10+3−√10+3 = 6.
Bài 3.4 trang 32 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ hiệu hai bình phương và bình phương của một hiệu, rút gọn:
a) (√3+√2)(√3−√2)
b) √2−2√2+1
Lời giải:
a) (√3+√2)(√3−√2)
=(√3)2−(√2)2
= 3 – 2 = 1
b) √2−2√2+1
=√(√2)2−2√2+1
=√(√2−1)2
=|√2−1|
=√2−1
Bài 3.5 trang 32 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Khi giải phương trình ax2 + bx + c = 0 (a, b, c là ba số thực đã cho, a ≠ 0), ta phải tính giá trị của căn thức bậc hai √b2−4ac. Hãy tính giá trị của căn thức này với các phương trình sau:
a) x2 + 5x + 6 = 0;
b) 4x2 – 5x – 6 = 0;
c) –3x2 – 2x + 33 = 0.
Lời giải:
a) Xét phương trình x2 + 5x + 6 = 0
Ta có: a = 1, b = 5, c = 6
√b2−4ac=√52−4.1.6=√1=1
b) Xét phương trình 4x2 – 5x – 6 = 0
Ta có: a = 4, b = –5, c = –6
√b2−4ac=√(−5)2−4.4.(−6)=√121=√112=11
c) Xét phương trình –3x2 – 2x + 33 = 0.
Ta có: a = –3, b = –2, c = 33
√b2−4ac=√(−2)2−4.(−3).33=√400=√202=20
Bài 3.6 trang 32 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Rút gọn các biểu thức sau:
a) √49x4−3x2;
b) √a6(a−b)2:(a−b) với a < b < 0.
Lời giải:
a) √49x4−3x2
=√(7x2)2−3x2
= 7x2 – 3x2 = 4x2.
Vậy √49x4−3x2=4x2
b) √a6(a−b)2:(a−b) với a < b < 0.
=√a6(a−b)2a−b
=√(a3)2(a−b)2a−b
=|a3.(a−b)|a−b
Vì a < b < 0 nên a – b < 0 hay |a3(a−b)|=a3(a−b), suy ra
√a6(a−b)2:(a−b)
=|a3.(a−b)|a−b
=a3.(a−b)a−b = a3.
Vậy với a < b < 0 thì √a6(a−b)2:(a−b)=a3.
Bài 3.7 trang 32 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Rút gọn rồi tính giá trị biểu thức √25(4x2−4x+1)2 tại x=√3.
Lời giải:
√25(4x2−4x+1)2
=√52.[(2x)2−2.2x.1+12]
=√52.(2x−1)2
=√[5(2x−1)]2
=|5(2x−1)|
Thay x=√3 vào biểu thức √25(4x2−4x+1)2 ta được:
√25(4x2−4x+1)2
=|5(2x−1)|
=|5(2.√3−1)|
=|10√3−5|
=10√3−5
Vậy với x=√3 thì √25(4x2−4x+1)2=10√3−5
Lý thuyết Căn bậc hai và căn thức bậc hai
1. Căn bậc hai
Khái niệm căn bậc hai
Căn bậc hai của số thực không âm a là số thực x sao cho x2=a. |
Nhận xét:
- Số âm không có căn bậc hai.
- Số 0 có một căn bậc hai duy nhất là 0.
- Số dương a có đúng hai căn bậc hai đối nhau là √a (căn bậc hai số học của a) và −√a.
Ví dụ:
- √81=9 nên 81 có hai căn bậc hai là 9 và -9.
- Căn bậc hai số học của 121 là √121=11.
Tính căn bậc hai của một số bằng máy tính cầm tay
Để tính các căn bậc hai của một số a>0, chỉ cần tính √a. Có thể dễ dàng làm điều này bằng cách sử dụng MTCT. Sử dụng nút này để bấm căn bậc hai. |
Ví dụ:
Bấm lần lượt các phím ta tính được √11,1≈3,33.
Vậy căn bậc hai của 11,1 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) là 3,33 và -3,33.
Tính chất của căn bậc hai
√a2=|a| với mọi số thực a. |
Ví dụ: √(1+√2)2=|1+√2|=1+√2; √(−3)2=|−3|=3.
2. Căn thức bậc hai
Khái niệm căn thức bậc hai
Căn thức bậc hai là biểu thức có dạng √A, trong đó A là một biểu thức đại số. A được gọi là biểu thức lấy căn hoặc biểu thức dưới dấu căn. |
Ví dụ: √2x−1, √−13x+2 là các căn thức bậc hai.
Điều kiện xác định của căn thức bậc hai
√A xác định khi A lấy giá trị không âm và ta thường viết là A≥0. Ta nói A≥0 là điều kiện xác định (hay điều kiện có nghĩa) của √A. |
Ví dụ: Điều kiện xác định của căn thức √2x+1 là 2x+1≥0 hay x≥−12.
Điều kiện xác định của căn thức √−13x+2 là −13x+2≥0 hay x≤6.
Hằng đẳng thức √A2=|A|
Với A là một biểu thức, ta có:
|
Ví dụ: Với x<0, ta có 1 – x > 0. Do đó (√1−x)2=1−x.
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Global Success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức