Sách bài tập Toán 9 Bài 13 (Kết nối tri thức): Mở đầu về đường tròn

Với giải sách bài tập Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 9 Bài 13.

1 320 01/10/2024


Giải SBT Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn

Bài 5.1 trang 56 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Các bánh xe (xe đạp, ô tô,...) đều có dạng hình tròn (với tâm tại trục của bánh xe). Hãy giải thích lí do.

Lời giải:

Các bánh xe có dạng hình tròn để khi chuyển động, trục bánh xe luôn giữ một khoảng cách không đổi đối với mặt đường (bằng với bán kính bánh xe). Điều đó giúp người ngồi trên xe không bị mất thăng bằng (di chuyển lên xuống) trên đường bẳng phẳng.

Bài 5.2 trang 56 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O) có bán kính bằng 2,5 cm và hai tia Ox, Oy vuông góc với nhau tại O. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 3 cm; trên tia Oy lấy điểm B sao cho OB = 4 cm. Gọi M là trung điểm của đoạn AB. Chứng minh rằng điểm M nằm trên đường tròn (O).

Lời giải:

Cho đường tròn (O) có bán kính bằng 2,5 cm và hai tia Ox, Oy vuông góc với nhau tại O

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác vuông AOB ta có:

AB=OA2+OB2=32+42=5 (cm)

M là trung điểm AB nên OM=MA=MB=AB2=52=2,5(cm)

Mà bán kính đường tròn (O) là 2,5 cm nên điểm M nằm trên đường tròn (O). (đpcm)

Bài 5.3 trang 56 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm A(0; –3) và B(2; 0). Gọi C và D là các điểm lần lượt đối xứng với A và B qua O.

a) Xác định toạ độ của hai điểm C và D.

b) Xác định vị trí của các điểm A, B, C và D đối với đường tròn (O; 3).

Lời giải:

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm A(0; –3) và B(2; 0). Gọi C và D là các điểm lần lượt đối xứng với A và B qua O

a) Điểm C đối xứng với A qua O nên điểm C có hoành độ và tung độ là số đối với hoành độ và tung độ của điểm A. Suy ra tọa độ điểm C là C(0; 3).

Điểm D đối xứng với B qua O nên điểm D có hoành độ và tung độ là số đối với hoành độ và tung độ của điểm B. Suy ra tọa độ điểm C là C(–2; 0).

b) Vì OA = OC = 3 nên A và C nằm trên đường tròn (O; 3).

Vì OB = OD = 2 < 3 nên B và D nằm trong đường tròn (O; 3).

Bài 5.4 trang 56 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho điểm A(3; 1). Gọi B, C và D là các điểm đối xứng với A lần lượt qua trục hoành, qua gốc O và qua trục tung.

a) Xác định toạ độ của ba điểm B, C và D.

b) Có hay không một đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C và D. Xác định tâm và bán kính của đường tròn đó, nếu có.

Lời giải:

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho điểm A(3; 1). Gọi B, C và D là các điểm đối xứng với A lần lượt qua trục hoành

a) + Điểm B đối xứng với A qua trục hoành nên A và B có cùng hoành độ, tung độ của B là số đối của tung độ của A. Suy ra tọa độ điểm B là B(3; –1).

+ Điểm D đối xứng với A qua trục tung nên A và D có cùng tung độ, hoành độ của D là số đối của hoành độ của A. Suy ra tọa độ điểm D là B(–3; 1).

+ Điểm C đối xứng với A qua O nên tung độ, hoành độ của C là số đối của tung độ, hoành độ của A. Suy ra tọa độ điểm C là B(–3; –1).

b) Ta thấy: OA=OB=OC=OD=32+12=10

Vậy 4 điểm A, B, C, D cùng nằm trên đường tròn O;10

Bài 5.5 trang 56 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O), đường kính AB và điểm M thuộc (O) (M không trùng với điểm nào trong hai điềm A và B). Trên (O) lấy điểm N nằm khác phía của M đối với đường thẳng AB sao cho AM = BN. Chứng minh rằng O là trung điểm của đoạn MN.

Lời giải:

Cho đường tròn (O), đường kính AB và điểm M thuộc (O) M không trùng với điểm nào trong hai điềm A và B

Xét ∆AOM và ∆BON có

Ta thấy: OM = ON (bán kính đường tròn (O))

OA = OB (bán kính đường tròn (O))

AM = BN (theo đề bài)

Do đó ∆AOM = ∆BON (c.c.c), suy ra AOM^=BON^

Ta có: AOM^+MOB^=180°(do A, O, B thẳng hàng).

AOM^=BON^ nên BON^+MOB^=180°, suy ra ba điểm M, O, N thẳng hàng.

Mà OM = ON nên 3 điểm O là trung điểm của MN. (đpcm)

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn

1. Đường tròn

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 1)

Định nghĩa đường tròn

Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0), kí hiệu là (O; R), là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.

Khi không cần để ý đến bán kính ta kí hiệu đường tròn tâm O là (O).

Điểm thuộc đường tròn

Nếu A là một điểm của đường tròn (O) thì ta viết A(O). Khi đó, ta còn nói đường tròn (O) đi qua điểm A, hay điểm A nằm trên đường tròn (O).

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 2)

Tổng quát:

- Điểm A nằm trên đường tròn (O; R) nếu OA = R;

- Điểm A nằm trong đường tròn (O; R) nếu OA < R;

- Điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) nếu OA > R.

Hình tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm nằm trên và nằm trong đường tròn (O;R).

2. Tính đối xứng của đường tròn

a) Đối xứng tâm

Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua điểm I (hay qua tâm I) nếu I là trung điểm của đoạn MM’.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

Ví dụ: Nếu O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành ABCD thì

+) OA = OC nên A và C đối xứng với nhau.

+) OB = OD nên B và D đối xứng với nhau.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

b) Đối xứng trục

Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d (hay qua trục d) nếu d là đường trung trực của đoạn MM’.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 5)

Ví dụ: Nếu AH là đường cao trong tam giác ABC cân tại A thì AH cũng là đường trung trực của BC, nên B và C đối xứng với nhau qua AH.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 6)

c) Tâm đối xứng của đường tròn

- Đường tròn là hình có tâm đối xứng; tâm của đường tròn là tâm đối xứng của nó.

- Đường tròn có một tâm đối xứng.

d) Trục đối xứng của đường tròn

- Đường tròn là hình có trục đối xứng; mỗi đường thẳng qua tâm của đường tròn là một trục đối xứng của nó.

- Đường tròn có vô số trục đối xứng.

1 320 01/10/2024