Sách bài tập Toán 7 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chương 4

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài tập cuối chương 4.

1 2,694 30/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Toán 7 trang 87 Tập 1

Bài 1 trang 87 Sách bài tập Toán 7 Tập 1:

a) Đo các góc trong Hình 1.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b) Nêu tên các cặp góc kề bù.

Lời giải

a) Sử dụng thước đo góc ta đo được xOy^=30°,yOz^=90°,zOt^=60°,xOz^=120°,yOt^=150° xOt^=180°.

b) Các cặp góc kề bù có trong hình là: xOy^ kề bù với yOt^; xOz^ kề bù với zOt^.

Bài 2 trang 87 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy kể tên các cặp góc đối đỉnh trong Hình 2.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

a) Các cặp góc đối đỉnh trong hình là: A^1 A^3; A^2 A^4.

b) Các cặp góc đối đỉnh trong hình là: B^1 B^3; B^2 B^4.

c) Trong hình không có cặp góc nào đối đỉnh do chỉ có tia Oa là tia đối của tia Ob nhưng tia Oc không là tia đối của tia Od.

Bài 3 trang 87 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trong Hình 3 cho biết a // b. Tìm số đo các góc đỉnh A và B.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

– Tại đỉnh A:

• Vì A^2 A^4 là hai góc đối đỉnh nên A^2=A^4=32°.

• Vì A^1 A^4 là hai góc kề bù nên ta có:

A^1+A^4=180°

Suy ra A^1=180°A^4=180°32°=148°

• Vì A^1 A^3 là hai góc đối đỉnh nên A^1=A^3=148°.

– Tại đỉnh B:

Vì a // b nên:

B^1=A^4=32° (hai góc so le trong)

B^2=A^1=148° (hai góc so le trong)

B^3=A^4=32° (hai góc đồng vị)

B^4=A^1=148° (hai góc đồng vị).

Vậy A^1=148°,A^2=32°,A^3=148°; B^1=32°,B^2=148°,B^3=32°,B^4=148°.

Bài 4 trang 87 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ hình, viết giả thiết và kết luận của định lí về đường phân giác của hai góc kề bù.

Lời giải

Hình vẽ minh họa:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Viết giả thiết và kết luận bằng kí hiệu:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 5 trang 87 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD và đường thẳng d cắt hai cạnh AD và CB như trong Hình 4.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Tìm góc đối đỉnh của góc M1.

b) Tìm góc kề bù của góc M1.

c) Tìm góc đồng vị của góc M3.

d) Tìm góc có số đo bằng số đo của góc M1.

Lời giải   

a) Góc đối đỉnh của M^1 M^3.

b) Góc kề bù của M^1 M^2.

c) Góc đồng vị của M^3. N^1.

d) Các góc có số đo bằng số đo của M^1 là: M^3 (đối đỉnh) và N^1.(so le trong).

Bài 6 trang 87 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình thoi ABCD, biết AC là phân giác BAD^. Hãy chứng tỏ CA là phân giác BCD^.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vì ABCD là hình thoi nên AB // CD và AD // BC.

Do AB // CD nên BAC^=DCA^ (hai góc so le trong)

Do AD // BC nên CAD^=ACB^(hai góc so le trong)

Mà AC là tia phân giác của BAD^ nên BAC^=CAD^

Suy ra DCA^=ACB^

Do đó CA là tia phân giác của BCD^.

Vậy CA là tia phân giác của BCD^.

Bài 7 trang 87 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Phát biểu giả thiết, kết luận, vẽ hình minh họa và chứng minh định lí: “Nếu một tứ giác có ba góc vuông thì góc còn lại cũng là góc vuông”.

Lời giải

Hình vẽ minh họa:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Viết giả thiết và kết luận bằng kí hiệu:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chứng minh định lí:

A^=B^=90° nên AB BC, AB AD.

Do đó BC // AD (hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song)

C^=90° nên BC CD.

Ta có BC // AD và BC CD.

Do đó AD CD (một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại).

Suy ra D^=90°.

Vậy D^=90°.

Giải SBT Toán 7 trang 88 Tập 1

Bài 8 trang 88 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 5, hãy chứng tỏ rằng xy // zt.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải   

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đặt các góc A1, A2 và B1 như hình vẽ.

Ta có A^1 A^2 là hai góc kề bù nên:

A^1+A^2=180°.

Suy ra A^1=180°A^2=180°56°=124°.

Do đó A^1=B^1=124°

A^1 B^1 ở vị trí đồng vị

Nên xy // zt.

Bài 9 trang 88 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 6, hãy chứng tỏ rằng MN // EF.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải   

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

MNE^ ENF^ là hai góc kề nhau nên:

MNE^+ENF^=MNF^

Suy ra MNF^=69°+42°=111°.

Vẽ tia Nx là tia đối của tia NF.

Khi đó xNM^ MNF^ là hai góc kề bù nên:

xNM^+MNF^=180°

Suy ra xNM^=180°MNF^

Hay xNM^=180°111°=69°

Lại có NFE^=69° nên xNM^=NFE^=69°

xNM^ NFE^ là hai góc ở vị trí đồng vị.

Do đó MN // EF.

Bài 10 trang 88 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 7.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Chứng minh rằng MN // RS.

b) Cho O^1=142°. Tính N^1,S^1.

Lời giải   

Bài 11 trang 88 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Quan sát Hình 8.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Chứng minh rằng m // n.

b) Cho N^2=70°. Tính M^1,M^2.

Lời giải   

a) Ta có m d và n d.

Do đó m // n (hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song).

Vậy m // n.

b) Vì m // n nên M^2=N^2=70° (hai góc đồng vị).

M^2 M^1 là hai góc kề bù nên:

M^1+M^2=180°

Suy ra M^1=180°M^2=180°70°=110°.

Vậy M^2=70° M^1=110°.

Bài 12 trang 88 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy phát biểu phần kết luận còn thiếu của định lí sau:

a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tạo thành các cặp góc đồng vị .?.

b) Nếu hai đường thẳng cùng tạo với một đường thẳng các góc so le trong bằng nhau thì .?.

Lời giải

a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì tạo thành các cặp góc đồng vị bằng nhau.

b) Nếu hai đường thẳng cùng tạo với một đường thẳng các góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

Bài 13 trang 88 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy phát biểu phần kết luận còn thiếu của định lí sau:

a) Hai góc cùng bù một góc thứ ba thì .?.

b) Hai đường phân giác của hai góc kề bù thì .?.

Lời giải   

a) Hai góc cùng bù một góc thứ ba thì bằng nhau.

b) Hai đường phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc.

Giải SBT Toán 7 trang 89 Tập 1

Bài 14 trang 89 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì các cặp góc đồng vị có được cũng bằng nhau”.

a) Hãy vẽ hình minh họa định lí trên.

b) Viết giả thiết và kết luận của định lí.

c) Hãy chứng minh định lí trên.

Lời giải

a) Hình vẽ minh họa:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b) Viết giả thiết và kết luận bằng kí hiệu:

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

c) Chứng minh định lí:

• Vì A^1 A^3 là hai góc đối đỉnh nên A^1=A^3.

A^3=B^1 (giả thiết)

Suy ra A^1=B^1.

Chứng minh tương tự ta có: A^3=B^3=B^1

• Lại có A^1 A^2 là hai góc kề bù nên:

A^1+A^2=180°

Suy ra A^2=180°A^1      (1)

B^1 B^2 là hai góc kề bù nên:

B^1+B^2=180°

Suy ra B^2=180°B^1      (2)

A^1=B^1                      (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra A^2=B^2.

Chứng minh tương tự ta cũng có A^4=B^4.

Vậy định lí được chứng minh.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Thu tập và phân loại dữ liệu

Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn

Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

Bài tập cuối chương 5

Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Xem thêm tài liệu Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Ôn tập chương 4

1 2,694 30/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: