Chương V Luật lâm nghiệp 2017: Phát triển rừng
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thiết lập hệ thống rừng giống quốc gia để lưu giữ nguồn gen, cung ứng nguồn giống chất lượng cao bền vững.
2. Xây dựng, nâng cấp rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng; đối với cây trồng chính, chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh giống, nguồn giống, vật liệu giống được công nhận.
3. Nâng cao phẩm chất di truyền, chọn, tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt, đáp ứng yêu cầu kinh doanh lâm sản và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chọn, tạo, nhân giống cây trồng lâm nghiệp cho năng suất, chất lượng cao; tăng cường năng lực quản lý, điều hành sản xuất, cung ứng giống; nâng cao nhận thức về giống cây lâm nghiệp cho người dân và cơ quan, tổ chức.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục giống cây trồng chính; trình tự, thủ tục công nhận giống, nguồn giống, vật liệu giống.
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
c) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì diện tích rừng hiện có;
b) Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Đối với rừng giống quốc gia, thực hiện hoạt động để duy trì và phát triển rừng theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Đối với vườn thực vật quốc gia, thực hiện hoạt động sưu tập, chọn lọc, lưu giữ, gây trồng loài cây bản địa gắn với nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, tham quan du lịch.
1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, duy trì và hình thành cấu trúc rừng bảo đảm chức năng phòng hộ.
2. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ, kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng;
b) Trồng rừng ở nơi đất trống, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng; trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa, loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ.
3. Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng;
b) Áp dụng biện pháp trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt; được trồng bổ sung tại những nơi chưa đủ tiêu chí thành rừng.
1. Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.
2. Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.
3. Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi nó điều kiện thích hợp.
1. Tổ chức, cá nhân trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; động vật rừng thông thường phải bảo đảm điều kiện về nguồn giống hợp pháp, cơ sở nuôi bảo đảm an toàn với người và động vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn quần thể loài trong môi trường tự nhiên.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp phép trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài động vật rừng thông thường.
1. Trồng cây phân tán là trồng cây ngoài diện tích rừng để tăng diện tích cây xanh, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, kết hợp cung cấp gỗ, củi và dịch vụ du lịch.
2. Cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, phát động toàn dân thực hiện phong trào trồng cây phân tán; tổ chức trồng, quản lý, bảo vệ cây phân tán tại đô thị, nông thôn, khu công nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán.
1. Hệ thống đường lâm nghiệp bao gồm đường vận xuất, vận chuyển lâm sản, đường tuần tra bảo vệ rừng; kho, bến bãi tập kết lâm sản.
2. Công trình phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, cứu hộ, bảo vệ, phát triển động vật rừng, thực vật rừng.
3. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Trạm bảo vệ rừng; biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
5. Công trình kết cấu hạ tầng cần thiết khác phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Article 44. Development of varieties of forest plants
1. Establish the national forest seedling network to store genetic resources and supply sustainably high quality varieties.
2. Develop and upgrade seedling forests, forest nurseries, budwood orchards; only produce or trade in recognized varieties, varieties resources and materials in case of primary trees.
3. Improve genetic quality, select and reproduce new varieties with high productivity, high quality and good resistance in order to satisfy requirements for trading in forest products and adapt to climate change.
4. Conduct research and apply science and technology advances in selecting, reproducing and propagating highly productive and high quality forest plant varieties; enhance capacity of varieties management, reproduction execution and supply; raise awareness of people, authorities and organizations of forestry plant varieties.
5. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify the list of primary plant varieties; procedures for recognizing varieties, varieties resources and materials.
Article 45. Bio-forestry measures
1. Bio-forestry measures consist of:
a) Localizing and promoting natural forest reproduction or additional planting;
b) Nurturing and enriching forests;
c) Regenerating natural forests;
d) Planting new forests, replanting forests and nurturing planted forests.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall specify this Article.
Article 46. Reserve forest development
1. In case of national parks, natural reserves and species - habitat reserves:
a) Maintain natural structures of forests and ensure natural development of forests in strictly protected sub-zones of reserve forests;
b) Restore natural structures of forests; impose measures for combining natural regeneration and enrichment of forests, plant native trees in ecological restoration sub-zones of reserve forests and service and administrative sub-zones of reserve forests;
c) Rescue, conserve and develop species of organisms.
2. In case of landscape protection areas:
a) Maintain available forest area;
b) Apply techniques to afforestation, localize and promote natural forest regeneration and enrichment to improve forest quality.
3. Forests used for scientific research or experiment purposes shall be protected and developed in accordance with scientific research tasks decided by forest owners or competent state authorities.
4. National seedling forests shall be maintained and developed according to plans adopted by competent state authorities.
5. National botanical gardens shall collect, select, store and plant native trees associated with scientific research, education and training in environment and tourism.
Article 47. Protection forest development
1. Watershed and bordering protection forests shall be developed as concentrated forests or inter-areas; maintain and form forest structures to ensure forest protection functions.
2. In case of watershed or bordering protection forests and forests protecting community water resources:
a) Protect and combine localization and promotion of natural forest regeneration with forest enrichment;
b) Plant forests located on vacant land or unable to be naturally regenerated into forests; plant mixture of multiple native trees, multi-purpose trees and non-timber forestry products.
3. In case of wind/sand shielding protection forests; forests for tide shielding or sea encroachment prevention:
a) Establish forest belts in compliance with natural conditions in each area;
b) Apply afforestation methods with deep-rooted tree species, especially native plants that are able to grow in and adapt to harsh conditions; plant additional trees in areas where criteria for afforestation are not satisfied.
Article 48. Production forest development
1. Maintain available natural production forests; restore natural forests in area that has been used but fails to meet forest criteria; only reform natural forests located in area that is unable to restore.
2. Form concentrated forest areas, apply modern biotechnology and intensive forestry techniques to improve planted forest productivity and provide materials for forest products processing industry.
3. Stimulate afforestation of mixed-species or non-timber forest products; combine planting fast-growing small trees with planting long-term large trees; convert from small timber forests into large ones (if possible).
Article 49. Transplant of forest plants and breeding of forest animals
1. Organizations and individuals transplanting and reproducing forest plants and breeding forest animals that are endangered or rare, forest plants or animals on the list of the CITES Appendices or ordinary forest animals shall satisfy requirements for legal varieties/breeds, farms ensuring safety for human and livestock, environmental and epidemic safety not having adverse influence on species population conservation in natural environment.
2. The Government shall specify requirements, procedures and power to license transplanting and reproduction of forest plants and breeding of forest animals that are endangered or rare, forest plants or animals on the list of the CITES Appendices and ordinary forest animals.
Article 50. Scattered afforestation
1. Scattered tree planting means planting trees beyond forest area in order to increase green space, create landscapes, protect the environment associated with timber or wood supply and tourist services.
2. Central and local authorities and organizations shall disseminate and raise people's awareness of planting scattered trees; organize planting, management and protection of scattered trees in urban/rural areas and industrial parks.
3. The State shall formulate policies on varieties supply and provide guidance on planting techniques of scattered trees.
Article 51. Infrastructure serving forest protection and development
1. Forestry route system including roads for exporting/transporting forest products, patrolling roads for forest protection; warehouses or forest products yards.
2. Works for preventing and eliminating forest pests, rescue, protection and development of forest plants and animals.
3. Forest fire safety works including fire barriers, forest guard towers, observation stations and forest fire forecasts; canals, ditches, reservoirs and dams for fire safety.
4. Forest protection stations; signs, warning signs, forest boundary markers, subzones, plots and pieces of forests.
5. Other essential infrastructure serving forest protection and development.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 28. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 6. Phân định ranh giới rừng
Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
Điều 72. Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng