Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 17/2022/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 27/10/2022 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2022 |
Ngày công báo: | 09/11/2022 | Số công báo: | Từ số 815 đến số 816 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2022/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2022 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 29/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP LÂM SINH
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 3 như sau:
“7. Trồng lại rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng trên diện tích đất rừng sau khai thác trắng, rừng bị mất do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; trồng bổ sung đối với diện tích không đủ tiêu chí thành rừng.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 3 như sau:
“15. Loài cây sinh trưởng nhanh là loài cây thân gỗ có tăng trưởng đường kính bình quân đạt từ 02 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt từ 15 m3/ha/năm trở lên, trong điều kiện lập địa phù hợp.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 3 như sau:
“16. Loài cây sinh trưởng chậm là loài cây thân gỗ có tăng trưởng đường kính bình quân đạt dưới 02 cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt dưới 15 m3/ha/năm, trong điều kiện lập địa phù hợp.”.
4. Bổ sung khoản 20, khoản 21 vào sau khoản 19 Điều 3 như sau:
“20. Rừng trồng thành thục sinh học là rừng có tối thiểu 70% số cây rừng đạt tuổi thành thục tự nhiên, khi đó lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về trữ lượng của cây rừng tiến dần đến không (nhỏ hơn một phần nghìn);
21. Cây trồng chính: Là loài cây thân gỗ được trồng phù hợp với mục đích sử dụng rừng.”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 4 như sau:
“a) Diện tích chưa đạt tiêu chí thành rừng: Rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m lớn hơn 500 cây/ha; đất ngập phèn có cây tái sinh mục đích lớn hơn 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m2.”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 4 như sau:
“a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ rừng lựa chọn trong các biện pháp sau:
Đối với rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt): Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng;
Đối với rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái), rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng; phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích; sửa chồi gốc và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;
Đối với rừng ngập mặn, ngập phèn: Thiết lập các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng; dọn cỏ rác, vớt bèo và các đối tượng khác chèn ép cây tái sinh mục đích; làm hàng rào bảo vệ.”.
7. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 5 như sau:
“a) Diện tích chưa đạt tiêu chí thành rừng: Rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m từ 300 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc từ 100 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); đất ngập phèn có cây tái sinh mục đích dưới 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố không đều hoặc có các khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới 3000 m2.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“a) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này; các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Loài cây trồng bổ sung là cây thân gỗ, cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ:
Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó;
Đối với rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh thái tương tự;
Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh;
c) Tiêu chuẩn cây giống:
Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: Cây thân gỗ trồng bằng cây con có bầu, chiều cao cây con từ 0,5 m và đường kính gốc từ 0,5 cm trở lên hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về cây giống lâm nghiệp đối với các loài cây trồng đã có tiêu chuẩn được công bố; tùy theo điều kiện cụ thể đối với diện tích ngập mặn, ngập phèn được trồng bổ sung bằng cây có bầu, trái (quả) giống, trụ mầm hoặc cây rễ trần; với loài cây trồng bổ sung bằng hạt, hom gốc, hom thân: Áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật quy định tại Điều 15 Thông tư này;
Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cây giống theo quy định của từng loài cây.
d) Tùy theo mật độ cây tái sinh mục đích hiện có để xác định mật độ trồng bổ sung, đảm bảo mật độ cây trồng bổ sung và cây tái sinh mục đích không quá 800 cây/ha;
đ) Trồng bổ sung theo băng đối với diện tích cây tái sinh mục đích phân bố không đều; chiều rộng của băng trồng từ 2 m đến 3 m, chiều rộng băng chừa từ 6 m đến 12 m; trồng theo đám đối với các khoảng trống từ 1000 m2 đến 3000 m2; kích thước hố trồng có chiều dài cạnh 30 cm và chiều sâu 30 cm trở lên (sau đây viết là 30 x 30 x 30 cm);
e) Chăm sóc cây tái sinh mục đích và cây trồng bổ sung, trồng dặm cây trồng bị chết; làm cỏ, vun xới xung quanh gốc cây trồng bổ sung theo hình tròn có đường kính từ 0,6 m trở lên;
g) Thời gian chăm sóc không quá 06 năm. Trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 02 lần, các năm sau chăm sóc mỗi năm ít nhất 01 lần tùy thuộc vào trạng thái thực bì.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:
“a) Đối với rừng phòng hộ là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m3/ha, số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng từ 400 cây/ha trở lên và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m3/ha, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt trên 500 cây/ha và cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m với số lượng trên 1000 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích”.
10. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 6 như sau:
“a) Đối với rừng thân gỗ thuộc rừng phòng hộ: Thực hiện phát dây leo, chặt cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn; không phát cây bụi, thảm tươi; giữ lại những cây sinh trưởng khỏe mạnh, đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,6;
Số lần chặt từ 01 lần đến 03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 10 năm.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau
“a) Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m3/ha, số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng dưới 400 cây/ha và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên hoặc số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng từ 400 cây/ha trở lên và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng dưới 500 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và dưới 200 bụi/ha, phân bố không đều trên toàn diện tích;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m3/ha, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt dưới 500 cây/ha và số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m trên 1000 cây/ha hoặc số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt trên 500 cây/ha và số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m dưới 1000 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích;
Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và dưới 200 bụi/ha, phân bố không đều trên toàn diện tích.”.
12. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 7 như sau:
“c) Tạo băng trồng cây (băng chặt): Thực hiện ở những khoảng trống có diện tích dưới 1000 m2 hoặc những nơi cây rừng phân bố không đều;
Đối với rừng trên cạn: Bố trí băng trồng theo đường đồng mức ở nơi có độ dốc cao trên 25o (25 độ) và theo hướng đông tây nơi độ dốc dưới 25° (25 độ). Đối với rừng ngập mặn vùng ven biển: Bố trí băng trồng dọc theo tuyến bờ biển;
Căn cứ vào tính chịu bóng của cây trồng và chiều cao của cây trong băng chừa để xác định chiều rộng băng trồng phù hợp, chiều rộng của băng trồng tối đa bằng 2/3 chiều cao tán rừng của băng chừa; phát dọn cây trong băng chặt nhưng để lại những cây mục đích.”.
13. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 2 Điều 7 như sau:
“h) Chăm sóc rừng: Thực hiện 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 02 lần. Nội dung công việc: Trồng dặm, phát dây leo, cỏ dại xâm lấn trên băng trồng, vun xới đất xung quanh gốc cây trồng theo hình tròn có đường kính từ 0,6 m trở lên; điều tiết nước đối với rừng ngập mặn, ngập phèn;
Từ năm thứ tư trở đi thực hiện chăm sóc mỗi năm ít nhất 01 lần và không quá 6 năm (72 tháng) đến khi cây trồng đạt chiều cao từ 05 m trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh và từ 02 m trở lên đối với cây sinh trưởng chậm. Nội dung công việc: Chặt tỉa cây chồi, cây tạp tái sinh xâm lấn trên băng trồng, cây dây leo, cây phi mục đích trong băng chừa; điều tiết nước đối với rừng ngập mặn, ngập phèn.”.
14. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 3 Điều 7 như sau:
“d) Xử lý thực bì phù hợp với điều kiện lập địa và đặc tính sinh thái của từng loài cây.”.
15. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 1 Điều 8 như sau:
“e) Rừng lá rộng rụng lá (rừng Khộp) không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ số: Cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che vào giữa mùa mưa dưới 0,3; số lượng cây thân gỗ mục đích, chất lượng tốt dưới 50 cây/ha; trữ lượng cây có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 30 m3/ha; số lượng cây thân gỗ tái sinh mục đích, chất lượng tốt có chiều cao trên 01 m dưới 700 cây/ha. Mật độ cây thân gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích.”.
16. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 9 như sau:
“d) Tiêu chuẩn cây giống:
Đối với cây trồng chính phải được gieo từ hạt, có bầu; đối với loài cây trồng thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đạt tiêu chuẩn quốc gia về cây giống;
Đối với loài cây trồng rừng ngập mặn, ngập phèn: Tùy điều kiện cụ thể được sử dụng cây có bầu, trái (quả) giống, trụ mầm, cây rễ trần để trồng rừng;
Đối với loài cây trồng rừng bằng hạt, hom gốc, hom thân: Áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật quy định tại Điều 15 Thông tư này.”.
17. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 10 được như sau:
“a) Chọn loài cây trồng:
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chọn những loài cây phù hợp với điều kiện lập địa: Ưu tiên trồng cây bản địa hoặc những loài cây nhập nội đã được trồng lâu năm, sinh trưởng và phát triển phù hợp với hệ sinh thái ở địa phương; cây có tán lá rậm, thường xanh, hệ rễ phát triển, tuổi thọ của cây dài; chọn cây phù trợ để trồng xen với cây trồng chính nhưng không ảnh hưởng xấu đến cây trồng chính, gồm các loài cây sinh trưởng nhanh có tác dụng cải tạo đất hoặc cây lương thực, thực phẩm, cây đa tác dụng, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ;
Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, chọn các loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên trồng cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện lập địa khắc nghiệt và có khả năng chống chịu gió bão, sâu bệnh tốt;
Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, chọn những loài cây có khả năng thích nghi với môi trường nước mặn, nước lợ; ưu tiên trồng các loài cây bản địa, cây nhập nội đã trồng rừng thành công trên các bãi bồi cửa sông, ven biển và các điều kiện lập địa khắc nghiệt khác.”.
18. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 10 như sau:
“b) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện phát dọn thực bì theo băng hoặc theo đám. Thực bì được gom thành dải dọc theo đường đồng mức nơi đất dốc; được phát trắng thực bì ở nơi có độ dốc dưới 25o (25 độ), nhưng phải chừa lại đai cây xanh ở đỉnh dông, ven khe suối, bờ sông, hồ. Khi xử lý thực bì phải chừa lại toàn bộ cây thân gỗ có sẵn, cây tái sinh mục đích và không được đốt; ở nơi đất dốc trên 25o (25 độ), chỉ cuốc hố cục bộ so le hình nanh sấu theo đường đồng mức hoặc vuông góc với hướng gió chính, kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 30 cm trở lên, lấp hố kết hợp với bón lót.”.
19. Thay thế cụm từ “400 cây/ha” bằng cụm từ “600 cây/ha” tại điểm đ khoản 2 Điều 10.
20. Bỏ cụm từ “ở những nơi có điều kiện lập địa đặc biệt” tại điểm c khoản 2 Điều 11.
21. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 12 như sau:
“c) Diện tích rừng phòng hộ sau khai thác các loài cây trồng xen, cây sinh trưởng nhanh cải tạo đất.”.
22. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 12 như sau:
“d) Diện tích rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển chưa đủ tiêu chí thành rừng; rừng trồng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng; rừng trồng đến tuổi thành thục sinh học (già cỗi) không đủ mật độ cây trồng chính 600 cây/ha đối với rừng phòng hộ. Độ tàn che dưới 0,3.”.
23. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 Điều 12 như sau:
“c) Diện tích rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển chưa đủ tiêu chí thành rừng; rừng trồng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng; rừng trồng đến tuổi thành thục sinh học (già cỗi): Tùy theo mật độ hiện có để trồng bổ sung đảm bảo mật độ cây trồng chính hoặc mật độ thành rừng. Biện pháp kỹ thuật trồng theo băng hoặc phân tán thực hiện theo các điểm b, c, d, đ, g và h khoản 2 Điều 7; trồng theo đám thực hiện theo khoản 3 Điều 7 Thông tư này.”.
24. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:
“a) Đối với cây sinh trưởng nhanh: Thời gian chăm sóc tối đa 03 năm tuổi (36 tháng);
b) Đối với cây sinh trưởng chậm và rừng trồng ven biển: Thời gian chăm sóc tối đa 05 năm tuổi (60 tháng).”.
25. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 13 như sau:
“d) Trồng dặm: Tiến hành trồng dặm trong năm đầu sau khi trồng đối với loài cây sinh trưởng nhanh nếu tỷ lệ cây sống dưới 85% so với mật độ trồng ban đầu. Đối với loài cây sinh trưởng chậm và rừng ven biển: Trong 3 năm đầu sau khi trồng, nếu tỷ lệ cây sống dưới quy định nghiệm thu hoặc mật độ thành rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam thì phải trồng dặm. Số lượng cây trồng dặm tùy theo mật độ hiện có để trồng bổ sung đảm bảo tiêu chí thành rừng theo quy định. Tuổi cây giống để trồng dặm tương ứng với năm trồng rừng.”.
26. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:
“a) Rừng trồng sản xuất trong giai đoạn từ rừng non khép tán đến trước kỳ khai thác trắng từ 02 năm đến 04 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh và từ 06 năm đến 10 năm đối với loài cây sinh trưởng chậm;
b) Rừng trồng sản xuất bằng loài cây trồng sinh trưởng nhanh, thuần loài, đều tuổi, trên điều kiện lập địa tốt, độ dày tầng đất trên 50 cm, trong khu vực ít xảy ra gió bão, lốc xoáy; mật độ rừng trồng trên 1000 cây/ha để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn;
c) Rừng trồng phòng hộ đã khép tán có độ tàn che lớn hơn 0,6 và mật độ loài cây trồng chính trên 600 cây/ha (đối với rừng phòng hộ đầu nguồn) hoặc trên 1500 cây/ha (đối với rừng ven biển). Mật độ loài cây trồng chính phân bố đều trên toàn diện tích;
d) Rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất: Trồng loài cây bản địa đã thành rừng sau giai đoạn kiến thiết cơ bản đến khi khép tán.”.
27. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 14 như sau:
“b) Đối với rừng sản xuất: Tỉa thưa cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn không đáp ứng được mục đích kinh doanh; cây sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây khỏe mạnh, có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều; cường độ tỉa thưa theo 04 mức khác nhau: Mức độ thấp là khoảng cách giữa các cây chừa nhỏ hơn 1/3 đường kính tán cây ở tuổi khai thác trắng; mức độ trung bình là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/3 đến dưới 1/2 đường kính tán cây ở tuổi khai thác trắng; mức độ cao là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/2 đến gần bằng đường kính tán cây ở tuổi khai thác trắng; mức độ rất cao là khoảng cách giữa các cây chừa bằng hoặc lớn hơn đường kính tán cây ở tuổi khai thác trắng;
Đối với rừng phòng hộ: Tỉa thưa cây phù trợ hoặc cây trồng chính mật độ quá dầy; tỉa thưa cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn, sinh trưởng kém; cường độ tỉa thưa mỗi lần không quá 20% tổng trữ lượng; cây để nuôi dưỡng là cây trồng chính có chất lượng sinh trưởng từ trung bình trở lên, cây có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều và phân bố đều trên toàn diện tích;
Số lần tỉa thưa từ 01 lần đến 03 lần; kỳ giãn cách từ 02 năm đến 06 năm phụ thuộc vào loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây và cường độ chặt tỉa thưa; tiến hành tỉa thưa lần tiếp theo khi rừng đã khép tán sau lần tỉa thưa trước liền kề;
Thời điểm tỉa thưa: Vào mùa khô hoặc những tháng ít mưa (trước hoặc sau mùa sinh trưởng).”.
28. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 14 như sau:
“e) Mật độ cây để lại đối với rừng sản xuất đến thời điểm khai thác trắng từ 400 cây/ha đến 800 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn từ 8 năm đến 15 năm; từ 300 cây/ha đến 700 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng chậm có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn trên 15 năm;
Mật độ để lại đối với rừng phòng hộ đầu nguồn ít nhất 600 cây trồng chính/ha và ít nhất 1500 cây/ha đối với rừng ngập mặn, ngập phèn. Mật độ cây trồng chính phân bố đều trên lô.”.
29. Bổ sung điểm i vào sau điểm h khoản 2 Điều 14 như sau:
“i) Rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất: Trồng loài cây bản địa đã thành rừng sau giai đoạn kiến thiết cơ bản đến khi khép tán thực hiện biện pháp kỹ thuật ít nhất 1 lần/năm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư này.”.
30. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 2 Điều 15 như sau:
“d) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành loài cây sinh trưởng nhanh, cây sinh trưởng chậm; cây mục đích, cây phi mục đích đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh.”.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 12 năm 2022.
2. Các chương trình, dự án có áp dụng các biện pháp lâm sinh đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.
Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 17/2022/TT-BNNPTNT |
Hanoi, October 27, 2022 |
AMENDMENT TO CIRCULAR NO. 29/2018/TT-BNNPTNT DATED NOVEMBER 16, 2018 OF THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT ON SILVICULTURE MEASURES
Pursuant to Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government administering functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;
At the request of Director General of Vietnam Administration of Forestry;
The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates Circular on amendments to Circular No. 29/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on silviculture measures.
Article 1. Amendments to Circular No. 29/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on silviculture measures
1. Amend Clause 7 Article 3 as follows:
“7. “reforestation” refers to a silviculture measure where forest is restocked on woodlands after a clear cut or deforestation as a result of natural disasters or other causes; additional forestation with respect to an area ineligible to be considered a forest.”.
2. Amend Clause 15 Article 3 as follows:
“15. “a fast growing tree” refers to a tree with average growth rate of diameter at breast height of at least 2 cm/year or average yield in a rotation of at least 15 m3/ha/year, given appropriate land conditions.”.
3. Amend Clause 16 Article 3 as follows:
“16. “a slow growing tree” refers to a tree with average growth rate of diameter at breast height of less than 2 cm/year or average yield in a rotation of less than 15 m3/ha/year, given appropriate land conditions.”.
4. Add Clause 20 and Clause 21 following Clause 19 Article 3 as follows:
“20. “a naturally mature cultivated forest” refers to a forest with at least 70% of total trees reaching natural maturity where annual growth rate of forest volume approaches zero (less than a thousandth);
21. “primary trees” refer to trees planted to serve the purpose of the forest.”.
5. Amend Point a Clause 1 Article 4:
“a) Area ineligible to be considered a forest: Depleted forest; abandoned farmland; savanna, land with trees and shrubs; alluvial plain in estuaries, coastal areas with density of target regenerating tree taller than 0,5 m above 500 trees/ha; wetland with acid sulfate soil with density of target regenerating tree above 1000 trees/ha. Target regenerating trees are relatively evenly distributed across the forest or leaving less than 1000 m2 of forest gap.”.
6. Amend Point a Clause 2 Article 4:
“a) Entities stated under Point a Clause 1 of this Article and forest owners must choose any of the following measures:
In case of special-use forest (strictly protected section): Protection and prevention of currently available target regenerating trees; fire protection and prevention of forest;
In case of special-use forest (ecological restoration section), protection forest, production forest: Protection and prevention of currently available target regenerating trees; fire prevention and protection of the forest; clearing of vines, shrubs, misshapen trees, pests, non-target trees; bud correction and trimming, leaving no more than 2 buds per shoot, and forest cleaning;
In case of mangrove forests and alkaline forest: Establishment of forest belts meeting natural conditions of the region; clearing of shrubs, moss, and other objects suppressing target regenerating trees; forming of protective barriers.”.
7. Amend Point a Clause 1 Article 5:
“a) Area ineligible to be considered a forest: Depleted forest; abandoned farmland; savanna, land with trees and shrubs; alluvial plain in estuaries, coastal areas with density of target regenerating tree taller than 0,5 m ranging from 300 trees/ha to less than 500 trees/ha in case of protection forest, production forest or ranging from 100 trees/ha to less than 500 trees/ha in case of special-use forest (except strictly protected section; wetland with acid sulfate soil with density of target regenerating tree under 1000 trees/ha. Target regenerating trees are not evenly distributed across the forest or leaving forest gap of 1000 m2 to less than 3000 m2.”.
8. Amend Clause 2 Article 5 as follows:
“a) Entities under Point a Clause 1 of this Article shall conform to Point a Clause 2 Article 4 hereof; entities under Point b Clause 1 of this Article shall conform to Point b Clause 2 Article 4 hereof;
b) Additional trees, multi-purpose plants, non-timber trees:
In case of special-use forest, native plants present in ecosystem of the special-use forest;
In case of protection forest, native plants present in the area or from areas with similar ecosystem;
In case of production forest, native plants with economic value, meeting production and business purposes;
c) Standards of cultivars:
With respect to special-use forest and protection forest: Trees are planted using balled and burlapped trees, height of saplings ranges from 0,5 m and diameter ranges from 0,5 cm or applied with national standards on forest trees in case of cultivars with declared standards; depending on specific conditions of area of saline and alkaline wetland, may be planted using balled and burlapped trees, bare root trees, root, saplings; with respect to additional plants planted using seed, root cuttings, stem cuttings: Conform to technical guidelines under Article 15 hereof;
With respect to production forest: Ensure cultivar standards and quality in accordance with regulations applicable to each cultivar.
d) Depending on density of currently available target regenerating trees, determine density of additionally planted trees to ensure that density of additional trees and target regenerating trees does not exceed 800 trees/ha;
dd) Plant additional trees in strips for area with unevenly distributed target regenerating trees; width of strips ranges from 2 m to 3m, width of blank strips ranges from 6 m to 12 m; plant in bushes with for empty lands ranging from 1000 m2 to 3000 m2; planting pits which have side length of 30 and depth of at least 30 cm (hereinafter specified as “30 x 30 x 30 cm”);
e) Tend to target regenerating trees and additional trees, replace dead trees with healthy trees; cut grass and plough around the trees in a circle with at least 0,6 m in diameter;
g) Tending duration shall not exceed 6 years. In the first 3 years after planting, trees shall be tended to at least 2 times per year and 1 time per year from the 4th year depending on vegetation state.”.
9. Amend Clause 1 Article 6 as follows:
“a) In case protection forest is also a restored forest or depleted forest with tree volume below 30 m3/ha, trees with sufficient height for participation in canopy which ranges from 400 trees/ha and target regenerating trees taller than 1 m which ranges from 500 trees/ha. Density of trees and target regenerating trees is relatively evenly distributed throughout the area;
Bamboo forest which has more than 60% coverage with 200 bushes/ha or more and is relatively evenly distributed throughout the area;
b) In case production forest is also a restored forest or depleted forest with tree volume below 30 m3/ha and satisfying business objectives, canopy-layer and high quality trees which exceed 500 trees/ha and number of target regenerating trees taller than 1 m that exceeds 1000 trees/ha. Density of trees and target regenerating trees is relatively evenly distributed throughout the area;
Bamboo forest that has more than 70% coverage with 200 bushes/ha or more and is relatively evenly distributed throughout the area”.
10. Amend Point a Clause 2 Article 6:
“a) With respect to trees in protection forest: Clear vines, misshapen trees, pests, damaged trees; do not clear shrubs and vegetation; keep health trees to maintain a minimum canopy coverage of 0,6;
Clear at least once and up to 3 times. Interval between clearing ranges from 3 years to 10 years.”.
11. Amend Clause 1 Article 7 as follows:
“a) With respect to protection forest and special-use forest (except strictly protected sections) that are restored forest or depleted forest with volume of standing tree below 30 m3/ha, trees with sufficient height for participation in canopy which is below 400 trees/ha and target regenerating trees taller than 1 m which is at least 500 trees/ha or trees with sufficient height for participation in canopy which ranges from 400 trees/ha and target regenerating trees taller than 1 m which is below 500 trees/ha. Density of trees and target regenerating trees is not evenly distributed throughout the area;
Bamboo forest that has coverage above 60% and less than 200 bushes/ha and is not evenly distributed throughout the area;
b) In case production forest is naturally restored forest or depleted forest with volume of standing trees below 30 m3/ha and satisfying business objectives, canopy-layer and good quality trees that are below 500 trees/ha and target regenerating trees taller than 1 m that are more than 1000 trees/ha or canopy-layer and good quality trees that are more than 500 trees/ha and target regenerating trees taller than 1 m that are below 1000 trees/ha. Density of trees and target regenerating trees is not evenly distributed throughout the area;
Bamboo forest that has coverage above 70% and less than 200 bushes/ha and is unevenly distributed throughout the area.”.
12. Amend Point c Clause 2 Article 7 as follows:
“c) Practice dense intercropping strips: In areas smaller than 1000 m2 or areas where trees are not evenly distributed;
In case of dry forest: Strips shall trace contour lines of the same level in areas with slope above 25 degree and in east-west direction in areas with slopes below 25 degree. In case of coastal mangrove forest: Strips shall trace the coastline;
Based on shade tolerance and height of trees in a gap to determine appropriate width of planted strip, maximum width of a planted strip must equal 2/3 canopy height of the gap; clear trees in dense strips while keeping target trees.”.
13. Amend Point h Clause 2 Article 7 are as follows:
“h) Forest tending: Implement twice per year for the first 3 years after planting. Detailed tasks: Planting new trees in place of dead trees, clear vines and weeds invading planted strips, plough soil around the trunk in circle with diameter of 0,6 m or more; regulate irrigation in case of mangrove forests and alkaline forests;
From the 4th year onward, tend at least once every year for no more than 6 years (72 months) until trees are 5 m in height or taller in case of fast growing trees and 2 m in height or taller in case of slow growing trees. Detailed tasks: Clear shrubs and plants invading planted strips, vines, non-target trees in gaps; regulate irrigation in case of mangrove forests and alkaline forests.”.
14. Insert Point d following Point c Clause 3 Article 7 as follows:
“d) Deal with vegetation in accordance with land conditions and ecological characteristics of the species.”.
15. Insert Point e following Point dd Clause 1 Article 8:
“e) Broadleaf deciduous forest that can no longer be restored into forests with economic value, with indicators such as: Forest canopy destroyed, canopy coverage in the middle of rainy season below 0,3; number of target, good quality trees below 50 trees/ha; volume of trees with minimum diameter of 6 cm measured at 1,3 m high below 30 m3/ha; number of target regenerating, good quality goods taller than 1 m below 700 trees/ha. Density of trees and target regenerating trees is not evenly distributed throughout the area.”.
16. Amend Point d Clause 2 Article 9:
“d) Standards of cultivars:
Primary trees must be sown, balled and burlapped; trees named under List of primary forest trees must meet national standards on cultivars;
With respect to cultivars in mangrove forests and alkaline forests: Balled and burlapped trees, roots, saplings, and bare root trees are viable for forestation depending on specific conditions;
With respect to trees planted by seed, root cuttings, or stem cuttings for the purpose of forestation: Conform to technical guidelines under Article 15 hereof.”.
17. Amend Point a Clause 2 Article 10:
“a) Select cultivars:
Subjects stated under Point a Clause 1 of this Article shall choose plants appropriate to land conditions: Prioritize native plants or domesticated plants that have been planted for a long time, growing and developing to fit local ecosystem; tree with dense foliage, evergreen, well-developed root system, long tree life; choose auxiliary plants to be planted in-between primary trees without affecting primary trees, including fast growing trees that contribute towards soil improvement or produce food, foodstuff, multi-purpose trees, herbal plants, trees producing non-timber forest products;
Subjects stated under Point b Clause 1 of this Article, choose trees with deep and firm roots, prioritize native plants which can grow in harsh land conditions and withstand the weather and pests;
Subjects stated under Point c Clause 1 of this Article, choose plants that can adapt to saltwater and brackish water; prioritize native plants, domesticated plants which have previously been successfully used for the purpose of forestation in alluvial plains in estuaries, coast, and in other harsh land conditions.”.
18. Amend Point b Clause 2 Article 10:
“b) Subjects stated under Point a and Point b Clause 1 of this Article, clear vegetation in strips or in bushes. Vegetation can be gathered into strips following contour lines where land slopes; vegetation can be cleared where land slopes below 25 degree as long as tree strips on top of mountain ridges, along streams, riverbanks, and lakes. Vegetation clearing must avoid all available trees, target regenerating trees and must not be implemented by burning; in areas where land slopes more than 25 degrees, create localized planting pits of dimension 30 x 30 x 30 cm or more parallel to contour lines or diagonal to primary wind direction, seal the pits and apply starter fertilizer.”.
19. Replace the phrase “400 trees/ha” with “600 trees/ha” under Point dd Clause 2 Article 10.
20. Remove the phrase “in areas with special land conditions” under Point c Clause 2 Article 11.
21. Amend Point c Clause 1 Article 12 as follows:
“c) Protection forest after extracting intercropped plants and fast growing trees serving soil improvement.”.
22. Insert Point d following Point c Clause 1 Article 12 as follows:
“d) Protection forests offering protection against wind, sand; protection forests offering protection against waves and ineligible to be considered forest; cultivated production forests converted to protection forests, special-use forests; cultivated forests achieving natural maturity with insufficient primary tree density of 600 trees/ha with respect to protection forest. Canopy coverage below 0,3.”.
23. Insert Point c following Point b Clause 2 Article 12 as follows:
“c) Protection forests offering protection against wind, sand; protection forests offering protection against waves and ineligible to be considered forest; cultivated production forests converted to protection forests, special-use forests; cultivated forests achieving natural maturity: Depending on density, may plant additional trees to fulfill primary tree density or forest density. Strip planting or spacing shall conform to Points b, c, d, dd, g, and h Clause 2 Article 7; hedge planting shall conform to Clause 3 Article 7 hereof.”.
24. Amend Clause 1 Article 13 as follows:
a) With respect to fast growing trees: Tending shall cease when the trees reach 3 years old (36 months old);
b) With respect to slow growing trees and coastal forests: Tending shall cease when the trees reach 5 years old (60 months old).”.
25. Amend Point d Clause 2 Article 13:
“d) Re-planting: Re-plant in the first year since planting for fast growing trees if 85% of the original planted plants survive. For slow growing trees and coastal forest: In the first 3 years after planting, if percentage of surviving plants is lower than commissioning value or forest density, re-planting is required. Number of trees re-planted varies depending on current density in order to meet forestation requirements. Age of cultivars for re-planting shall match the year of forestation.”.
26. Amend Clause 1 Article 14 as follows:
“a) Production forests from closed-canopy forest to 2 to 4 years before clear cut for fast growing trees and 6 to 10 years for slow growing trees;
b) Production forests that are fast growing, purebred, even-aged trees on good land conditions, soil thickness above 50 cm, occasional stormy weather; density of cultivated forests exceeding 1000 trees/ha in order to transform small-sized timber forests to large-sized timber forests;
c) Closed-canopy protection forests with forest canopy greater than 0,6 and primary tree density exceeding 600 trees/ha (for headwater protection forest) or exceeding 1500 trees/ha (for coastal forest). Primary tree density is evenly distributed throughout the area;
d) Protection forest, production forest: Plant native plants which have been previously used for the purpose of forestation after fundamental design has been complete until closed canopy.”.
27. Amend Point b Clause 2 Article 14:
“b) With respect to production forests: Thin misshapen trees, trees infected with pests, crowded, not meeting business goals; trees growing normally under high density; retain healthy plants, with well-rounded canopy, straight and bark. There are 4 levels of thinning intensity: Low level means distance between retained trees is smaller than 1/3 of diameter of canopy of trees at clear-cut age; moderate level means distance between retained trees ranges from 1/3 to under 1/2 of diameter of canopy of trees at clear-cut age; high level means distance between retained trees ranges from 1/2 of diameter of canopy to just under diameter of canopy of trees at clear-cut age; very high level means distance between retained trees is equal to or larger than diameter of canopy of trees at clear-cut age;
With respect to protection forests: Thin crowded auxiliary trees or primary trees; thin misshapen trees, trees infected with pests, poor growth; thinning intensity must not extend past 20% of total tree volume; trees retained for nursing must be primary trees with at least average growth quality, well-rounded canopy, straight and evenly round bark, and even distribution throughout the area;
Thinning shall be implemented from one to three times with 2 to 6 years in interval depending on cultivars, land conditions, age, and thinning intensity; thin again when the forest canopy is closed following the previous thinning;
Thinning time: In dry seasons or months with low precipitation (before or after reproductive season).”.
28. Amend Point g Clause 2 Article 14:
“e) Density of retained trees in production forests until the point of clear cut must range from 400 trees/ha to 800 trees/ha for forests of fast growing trees with large-sized timber rotation ranging from 8 years to 15 years; from 300 trees/ha to 700 trees/ha for forests of slow growing trees with large-sized timber rotation exceeding 15 years;
Density of retained trees must be at least 600 primary trees/ha in headwater protection forest and at least 1500 trees/ha in mangrove forests and alkaline forests. Density of primary trees is evenly distributed throughout the plot.”.
29. Insert Point i following Point h Clause 2 Article 14 as follows:
“i) With respect to protection forest, production: Plant native plants which have been successfully used for the purpose of forestation following fundamental design until canopy is closed, adopt technical measures at least once per year in accordance with Point a Clause 2 Article 14 hereof.”.
30. Insert Point d following Point c Clause 2 Article 15 as follows:
“d) Advise People’s Committees of provinces to distribute fast growing trees, slow growing trees; target trees, and non-target trees for protection forests and production forests in the provinces.”.
1. This Circular comes into force from December 12, 2022.
2. Validity and implementation of programs and projects utilizing silviculture measures approved before the effective date hereof shall conform to Circular No. 29/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực