Chương XI Luật lâm nghiệp 2017: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
2. Cơ quan, quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức ở trung ương, cấp tỉnh; nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở cấp huyện được tổ chức theo quy định của Chính phủ.
3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo chức năng quản lý; công khai, minh bạch.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
đ) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
h) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
i) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;
k) Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;
l) Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng;
m) Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp luật;
n) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp;
o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;
р) Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;
q) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, chương trình, dự án, kế hoạch phát triển lâm nghiệp tại địa phương;
с) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng theo thẩm quyền;
d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; tổ chức trồng rừng thay thế;
đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại địa phương;
e) Cập nhật cơ sở dữ liệu rừng, lập hồ sơ quản lý rừng của địa phương;
g) Tổ chức bảo vệ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; chế biến và thị trường lâm sản tại địa phương;
h) Quyết định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh;
i) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong lâm nghiệp tại địa phương;
k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương;
l) Huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
m) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
c) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng tại địa phương theo quy định của pháp luật;
d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; lập hồ sơ quản lý rừng; tổ chức trồng rừng thay thế;
đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại địa phương;
e) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương;
h) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê theo quy định của pháp luật;
i) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án về phát triển lâm nghiệp bền vững, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác nương rẫy và tổ chức thực hiện tại địa phương;
b) Quản lý diện tích, ranh giới khu rừng; xác nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
d) Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;
đ) Hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn; xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về cháy rừng, phá rừng hoặc mất rừng do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng gây ra thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng.
1. Nhiệm vụ của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;
c) Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm;
d) Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cho chủ rừng;
e) Tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Kiểm lâm được tổ chức ở trung ương, ở cấp tỉnh.
2. Kiểm lâm được tổ chức ở cấp huyện trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản tại địa phương.
3. Kiểm lâm trong vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển thuộc Kiểm lâm ở trung ương hoặc ở cấp tỉnh được tổ chức trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trang bị bảo đảm hoạt động đối với Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Được trang bị thống nhất về đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, giấy chứng nhận kiểm lâm.
2. Chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Kiểm lâm được hưởng chế độ lương theo ngạch, bậc; phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp ưu đãi nghề và các chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm lâm bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ được công nhận và được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
STATE MANAGEMENT OF FORESTRY AND FOREST RANGERS
Section 1. STATE MANAGEMENT OF FORESTRY
Article 100. Rules for organizing state management system of forestry management
1. The state management system of forestry shall be organized systematically and suitable for requirements for performing state management tasks of forestry.
2. Forestry authorities shall be organized in both central and provincial levels; forestry management tasks in districts shall be organized according to the Government’s regulations.
3. Tasks and power shall be clearly assigned and not be overlapped with management function; and shall ensure publicity and transparency.
Article 101. State management responsibilities for forestry of Government, ministries and ministerial authorities
1. The Government shall ensure consistency of state management of forestry throughout the country.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall act as the focal point to assist the Government in state management of forestry and:
a) issue within their power or request competent state authorities to issue and implement strategies, planning, plans, policies or legislative documents on forestry;
b) develop national standards and issue national technical regulations or economic – technical norms for forestry;
c) direct, instruct and inspect implementation of forest management regulations, policies on management and protection of species of endangered/rare forest plants and animals;
d) request the Prime Minister to establish protection forests or reserve forests that are of national or inter-provincial importance;
dd) direct professional skills and qualifications of forest rangers consistently;
e) take charge and cooperate with ministries and ministerial authorities relevant to forest management and protection; protection of forest ecosystems and biodiversity;
g) instruct and inspect forest investigation or stocktaking, keep track of forest development and prepare documents on forest management; develop and manage forest database;
h) ensure fire safety; prevent and eliminate forest pests;
i) develop systems of national seedling forests and national botanical gardens;
k) manage payment for forest environmental service charges;
l) manage issuance of certificates of sustainable forest management and forest valuation;
m) manage forest products processing and trade in accordance with regulations of law;
n) conduct scientific research and apply high, state-of-the-art and new technology in forestry; provide training and refresher courses for forest personnel;
o) provide information and raise people's awareness of forestry; disseminate and educate law on forestry;
p) act as a focal point of international cooperation in forestry;
q) carry out inspection, take actions against violations and settle complaints related to forestry.
3. The Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Natural Resources and Environment, ministries and ministerial authorities shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in carrying out state management of forestry within their competence.
Article 102. State management responsibilities for forestry of People’s Committees
1. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Issue within their power or request competent state authorities to issue legislative documents on forestry, make decisions on sustainable forestry development programs or projects in their provinces;
b) Implement legislative documents on forestry, forestry development strategy, national forestry planning, forestry development programs/projects/plans in their provinces;
c) Classify forests and demarcate types of forests within their competence;
d) Allocate, lease out, repurpose or appropriate forests of organizations; organize replacement afforestation;
dd) Pursue investigation, do forest stocktaking and inspect forest development;
e) Update forest database and prepare documents on forest management;
g) Protect forests; conserve forest biodiversity; forest fire safety; prevent and eliminate forest pests; develop and use forests; forest products processing on the market;
h) Decide forest price brackets for their provinces;
i) Conduct research and apply advanced science technology to forestry in their provinces;
k) Disseminate and educate law on forestry in their provinces;
l) Mobilize forces, materials, vehicles and equipment of organizations, households and individuals in their provinces to respond to forest fire emergencies within their competence;
m) Carry out inspections and take actions against violations; settle complaints related to forestry.
2. Responsibilities of People’s Committees of districts:
a) Issue within their power or request competent state authorities to issue legislative documents on forestry, make decisions on sustainable forestry development programs or projects in their districts;
b) Implement legislative documents on forestry and sustainable forestry development programs or projects;
c) Classify forests and demarcate types of forests;
d) Allocate, lease out, repurpose or appropriate forest of households, individuals and communities; prepare documents on forest management; organize replacement afforestation;
dd) Pursue investigation, do forest stocktaking and inspect forest development;
e) Manage and protect forests, conserve forest biodiversity and ensure forest fires safety;
g) Disseminate and educate law on forestry;
h) Direct People’s Committees of communes to conceive projects on land/forest allocation for forest area that has not been allocated or leased out;
i) Carry out inspections and take actions against violations; settle complaints related to forestry in their districts.
3. Responsibilities of People’s Committees of communes:
a) Issue within their power or request competent state authorities to issue legislative documents on forestry; make decisions on sustainable forestry development programs or projects, combined forestry-agricultural-fishery production, shifting cultivation and apply to their communes;
b) Manage forest area and boundaries; verify applications for land allocation/lease submitted by organizations, households, individuals and communities;
c) Manage and protect forest area that the State has not allocated or leased out;
d) Do forest stocktaking in their communes;
dd) Instruct communities to develop and comply with local community rules on forest protection and development in their communes in compliance with regulations of law;
e) Carry out fire safety activities; respond to violations against regulations of forestry; take actions against violations, settle complaints related to forestry in their communes.
4. Chairpersons of People’s Committees shall take responsibilities for any forest fires, deforestation or forest loss caused by violations against regulations of law on forest management or protection under their management.
Article 103. Functions of forest rangers
Forest rangers are organizations that are responsible for managing and protecting forests and ensuring compliance with regulations of law on forestry; and play a role as forces specialized in fire safety.
Article 104. Responsibilities and rights of forest rangers
1. Responsibilities of forest rangers:
a) Develop programs or plans for forest protection, response to violations against regulations of law on forestry and fire safety;
b) Protect reserve forests and protection forests; cooperate with relevant authorities in protecting public forests that have not been allocated or leased out;
c) Warn or forecast risks of forest fires; organize forest fire safety forces and inspect annual forest development;
d) Take preventive measures, inspect, supervise and take actions against violations against regulations of law on forest protection and use and forest products transport, trade, storage and processing.
dd) Instruct forest owners to make and implement forest fire safety plans; provide refresher courses in forest protection and forest fire safety for forest owners;
e) Disseminate and raise people's awareness of forest protection and development; organize the public to protect their local forests;
g) Perform other tasks assigned by competent state authorities.
2. Rights of forest rangers:
a) Request relevant authorities or entities to provide information or documents serving their duties performance;
b) Impose penalties for administrative violations and take preventive measures therefor; file an appeal or investigate violations against regulations of law on forest;
c) Use dedicated instruments or equipment, weapons, combat gear and uniforms in compliance with regulations of law.
3. The Government shall specify this Article.
Article 105. Organization of forest rangers
1. Forest rangers shall be organized in central and provincial levels.
2. Forest rangers shall be organized in district level on the basis of requirements and tasks of forest management and protection in order to ensure compliance with regulations of law on forestry, forest fire safety, forest development or use, forest products processing and trade in their districts.
3. Forest rangers working for national parks, natural reserves, species - habitat reserves, watershed protection forests, wind/sand shielding protection forests, protection forests for tide shielding or sea encroachment prevention under central or provincial forest rangers shall be organized on the basis of requirements and tasks of forest management and protection.
4. The Government shall specify this Article.
Article 106. Equipment ensuring operation and policies for forest rangers
1. Equipment ensuring operation of forest rangers shall be as follows:
a) Forest rangers shall be provided with weapons, combat gear, technical professional equipment dedicated equipment for patrolling and protecting forests and ensuring forest fire safety;
b) Forest rangers shall be provided with consistent uniforms, badges, grades, flags and certificates of forest ranger.
2. Policies for forest rangers:
a) Forest rangers shall be entitled to receive salary based on grades; seniority allowance, preferential allowance and other allowance regulated by law;
b) Forest rangers that have been injured or sacrificed in the performance of their duties shall be recognized and enjoy policies same as those for war invalids and martyrs in accordance with regulations of law on incentives to people with meritorious services to the revolution.
3. The Government shall specify this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
Điều 28. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Điều 6. Phân định ranh giới rừng
Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
Điều 72. Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng