Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
Số hiệu: | 102/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/09/2020 | Ngày hiệu lực: | 30/10/2020 |
Ngày công báo: | 15/09/2020 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.
2. Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây viết tắt là gỗ) được khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam.
2. Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Chủ gỗ là tổ chức; hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân (sau đây viết tắt là cá nhân) có quyền sở hữu hợp pháp đối với gỗ theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
5. Xác minh là những hoạt động kiểm tra, đối chiếu tính hợp lệ, hợp pháp và sự phù hợp của hồ sơ với thực tế lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu.
6. Cơ quan Kiểm lâm sở tại bao gồm: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
7. Lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất là một số lượng gỗ nhất định được nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất một lần cùng với hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất.
8. Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp là hệ thống tự động để phân loại doanh nghiệp có chức năng tiếp nhận thông tin đăng ký phân loại doanh nghiệp, xử lý và lưu trữ thông tin, công bố kết quả phân loại doanh nghiệp.
9. Quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác là những quy định hiện hành của quốc gia đó về khai thác rừng, quản lý rừng, thuế, thương mại, hải quan đối với gỗ.
10. Bảng kê gỗ là các thông tin về lô hàng gỗ do chủ gỗ kê khai khi nhập khẩu, xuất khẩu gỗ. Chủ gỗ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc gỗ hợp pháp tại bảng kê gỗ.
11. Quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực là quốc gia đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
12. Gỗ thuộc loại rủi ro cao là gỗ thuộc một trong các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
13. Trách nhiệm giải trình khi nhập khẩu gỗ là việc chủ gỗ nhập khẩu cung cấp các thông tin liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ nhập khẩu, thực hiện các biện pháp đánh giá và giảm thiểu rủi ro theo quy định của quốc gia nơi khai thác gỗ; thực hiện các biện pháp đánh giá và giảm thiểu rủi ro theo quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin do mình cung cấp.
1. Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.
2. Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây viết tắt là gỗ) được khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam.
2. Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Chủ gỗ là tổ chức; hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân (sau đây viết tắt là cá nhân) có quyền sở hữu hợp pháp đối với gỗ theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
5. Xác minh là những hoạt động kiểm tra, đối chiếu tính hợp lệ, hợp pháp và sự phù hợp của hồ sơ với thực tế lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu.
6. Cơ quan Kiểm lâm sở tại bao gồm: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
7. Lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất là một số lượng gỗ nhất định được nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất một lần cùng với hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất.
8. Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp là hệ thống tự động để phân loại doanh nghiệp có chức năng tiếp nhận thông tin đăng ký phân loại doanh nghiệp, xử lý và lưu trữ thông tin, công bố kết quả phân loại doanh nghiệp.
9. Quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác là những quy định hiện hành của quốc gia đó về khai thác rừng, quản lý rừng, thuế, thương mại, hải quan đối với gỗ.
10. Bảng kê gỗ là các thông tin về lô hàng gỗ do chủ gỗ kê khai khi nhập khẩu, xuất khẩu gỗ. Chủ gỗ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc gỗ hợp pháp tại bảng kê gỗ.
11. Quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực là quốc gia đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
12. Gỗ thuộc loại rủi ro cao là gỗ thuộc một trong các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
13. Trách nhiệm giải trình khi nhập khẩu gỗ là việc chủ gỗ nhập khẩu cung cấp các thông tin liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ nhập khẩu, thực hiện các biện pháp đánh giá và giảm thiểu rủi ro theo quy định của quốc gia nơi khai thác gỗ; thực hiện các biện pháp đánh giá và giảm thiểu rủi ro theo quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin do mình cung cấp.
QUẢN LÝ GỖ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU
Điều 4. Quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu
1. Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
3. Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
4. Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:
a) Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;
b) Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định này;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
5. Quy định về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
a) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu;
b) Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản này bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao;
c) Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này.
Điều 5. Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam
1. Quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:
a) Có Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;
b) Có quy định pháp luật quốc gia về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;
c) Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia đã ký Hiệp định song phương với Việt Nam về gỗ hợp pháp hoặc Quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia được Việt Nam công nhận là đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này.
2. Quốc gia thuộc vùng địa lý không tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam: Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan để thống nhất và chịu trách nhiệm công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam cho từng thời kỳ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.
Điều 6. Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam
1. Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
a) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);
b) Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
2. Gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật và công bố danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có).
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
1. Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Một trong các tài liệu sau:
a) Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
b) Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
c) Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 8. Quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu
1. Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
3. Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
4. Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Điều 9. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu
1. Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I.
Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.
2. Cơ quan xác nhận: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu, bao gồm:
a) Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 05 hoặc Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định này hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hòm thư điện tử.
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều này và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu:
a) Thời điểm kiểm tra: Trước khi xếp lô hàng gỗ vào phương tiện vận chuyển để xuất khẩu;
b) Địa điểm kiểm tra: Tại kho, bãi nơi cất giữ lô hàng gỗ theo đề nghị của chủ gỗ;
c) Nội dung kiểm tra: Đối chiếu hồ sơ do chủ gỗ lập với khối lượng, trọng lượng, số lượng, quy cách, loại gỗ, nguồn gốc gỗ được kiểm tra; xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và xác nhận bảng kê gỗ;
d) Mức độ kiểm tra thực tế: Kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ; trường hợp có thông tin vi phạm thì công chức Kiểm lâm báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm sở tại quyết định tăng tỷ lệ kiểm tra và gia hạn thời gian kiểm tra, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày. Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
1. Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
2. Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
a) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;
b) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Trường hợp chủ gỗ đã hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu lô hàng, nhưng ủy thác cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì ngoài một trong các chứng từ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, doanh nghiệp nhận ủy thác để xuất khẩu phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng ủy thác.
1. Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
3. Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
4. Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:
a) Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;
b) Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định này;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
5. Quy định về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
a) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu;
b) Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản này bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao;
c) Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này.
1. Quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:
a) Có Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;
b) Có quy định pháp luật quốc gia về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;
c) Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia đã ký Hiệp định song phương với Việt Nam về gỗ hợp pháp hoặc Quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia được Việt Nam công nhận là đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này.
2. Quốc gia thuộc vùng địa lý không tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam: Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan để thống nhất và chịu trách nhiệm công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam cho từng thời kỳ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.
1. Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
a) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);
b) Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
2. Gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật và công bố danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có).
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
1. Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Một trong các tài liệu sau:
a) Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
b) Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
c) Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
3. Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
4. Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
1. Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I.
Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.
2. Cơ quan xác nhận: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu, bao gồm:
a) Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 05 hoặc Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định này hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hòm thư điện tử.
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều này và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu:
a) Thời điểm kiểm tra: Trước khi xếp lô hàng gỗ vào phương tiện vận chuyển để xuất khẩu;
b) Địa điểm kiểm tra: Tại kho, bãi nơi cất giữ lô hàng gỗ theo đề nghị của chủ gỗ;
c) Nội dung kiểm tra: Đối chiếu hồ sơ do chủ gỗ lập với khối lượng, trọng lượng, số lượng, quy cách, loại gỗ, nguồn gốc gỗ được kiểm tra; xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và xác nhận bảng kê gỗ;
d) Mức độ kiểm tra thực tế: Kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ; trường hợp có thông tin vi phạm thì công chức Kiểm lâm báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm sở tại quyết định tăng tỷ lệ kiểm tra và gia hạn thời gian kiểm tra, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày. Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
1. Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
2. Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
a) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;
b) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Trường hợp chủ gỗ đã hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu lô hàng, nhưng ủy thác cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì ngoài một trong các chứng từ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, doanh nghiệp nhận ủy thác để xuất khẩu phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng ủy thác.
PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ
Điều 11. Quy định chung về phân loại doanh nghiệp
1. Phân loại doanh nghiệp được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
2. Phân loại doanh nghiệp được vận hành liên tục trên cơ sở thường xuyên cập nhật thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thông qua cơ chế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và kết quả xác minh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
3. Phân loại lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; phân loại lần hai được thực hiện sau một năm kể từ khi phân loại lần đầu; phân loại lần ba và các lần tiếp theo đối với doanh nghiệp Nhóm I là 02 năm 01 lần, doanh nghiệp Nhóm II là 01 năm 01 lần kể từ ngày đánh giá lần trước hoặc kể từ ngày chuyển loại từ doanh nghiệp Nhóm I sang Nhóm II.
4. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
Điều 12. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp Nhóm I là những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
a) Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định của Nghị định này và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
c) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định này và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật;
d) Không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này;
đ) Các tiêu chí tại điểm a và điểm b khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Doanh nghiệp Nhóm II là doanh nghiệp chưa đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 13. Trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp
1. Đối tượng: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề chế biến và xuất khẩu gỗ.
2. Cơ quan tiếp nhận đăng ký và phân loại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan tiếp nhận): Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp.
3. Trình tự thực hiện:
a) Doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, tự kê khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này tới cơ quan tiếp nhận. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm nhập thông tin vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin kê khai của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này, Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp của cơ quan tiếp nhận căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này để tự động phân loại doanh nghiệp Nhóm I.
Trường hợp có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai, cần xác minh làm rõ; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân loại của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đăng ký phân loại, trong đó nêu rõ thời gian, nội dung cần xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan tiếp nhận phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính chính xác của thông tin tự kê khai của doanh nghiệp và thông báo kết quả xác minh cho doanh nghiệp đó biết;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại là doanh nghiệp Nhóm I hoặc kể từ ngày kết thúc xác minh thông tin kê khai theo quy định tại điểm b khoản này; nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận xếp loại doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp Nhóm I trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày xếp loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại điểm c khoản này, cơ quan tiếp nhận thông báo kết quả phân loại cho doanh nghiệp đăng ký phân loại. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là doanh nghiệp Nhóm I, cơ quan tiếp nhận thông báo, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.
4. Trường hợp doanh nghiệp Nhóm I hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp Nhóm I bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi khai thác rừng trái pháp luật; phá rừng trái pháp luật; vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật với mức xử phạt bằng tiền từ 25.000.000 đồng trở lên thì xử lý như sau:
a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền liên quan, cơ quan tiếp nhận quyết định chuyển loại doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhóm I sang doanh nghiệp Nhóm II, cập nhật vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp và thông báo rõ lý do trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận cập nhật kết quả chuyển loại doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Cục Kiểm lâm tổng hợp và công bố công khai danh sách chuyển loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về phân loại doanh nghiệp.
1. Phân loại doanh nghiệp được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
2. Phân loại doanh nghiệp được vận hành liên tục trên cơ sở thường xuyên cập nhật thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thông qua cơ chế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và kết quả xác minh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
3. Phân loại lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; phân loại lần hai được thực hiện sau một năm kể từ khi phân loại lần đầu; phân loại lần ba và các lần tiếp theo đối với doanh nghiệp Nhóm I là 02 năm 01 lần, doanh nghiệp Nhóm II là 01 năm 01 lần kể từ ngày đánh giá lần trước hoặc kể từ ngày chuyển loại từ doanh nghiệp Nhóm I sang Nhóm II.
4. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
1. Doanh nghiệp Nhóm I là những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
a) Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định của Nghị định này và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
c) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định này và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật;
d) Không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này;
đ) Các tiêu chí tại điểm a và điểm b khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Doanh nghiệp Nhóm II là doanh nghiệp chưa đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đối tượng: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề chế biến và xuất khẩu gỗ.
2. Cơ quan tiếp nhận đăng ký và phân loại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan tiếp nhận): Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp.
3. Trình tự thực hiện:
a) Doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, tự kê khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này tới cơ quan tiếp nhận. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm nhập thông tin vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin kê khai của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này, Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp của cơ quan tiếp nhận căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này để tự động phân loại doanh nghiệp Nhóm I.
Trường hợp có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai, cần xác minh làm rõ; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân loại của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đăng ký phân loại, trong đó nêu rõ thời gian, nội dung cần xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan tiếp nhận phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính chính xác của thông tin tự kê khai của doanh nghiệp và thông báo kết quả xác minh cho doanh nghiệp đó biết;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại là doanh nghiệp Nhóm I hoặc kể từ ngày kết thúc xác minh thông tin kê khai theo quy định tại điểm b khoản này; nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận xếp loại doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp Nhóm I trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày xếp loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại điểm c khoản này, cơ quan tiếp nhận thông báo kết quả phân loại cho doanh nghiệp đăng ký phân loại. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là doanh nghiệp Nhóm I, cơ quan tiếp nhận thông báo, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.
4. Trường hợp doanh nghiệp Nhóm I hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp Nhóm I bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi khai thác rừng trái pháp luật; phá rừng trái pháp luật; vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật với mức xử phạt bằng tiền từ 25.000.000 đồng trở lên thì xử lý như sau:
a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền liên quan, cơ quan tiếp nhận quyết định chuyển loại doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhóm I sang doanh nghiệp Nhóm II, cập nhật vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp và thông báo rõ lý do trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận cập nhật kết quả chuyển loại doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Cục Kiểm lâm tổng hợp và công bố công khai danh sách chuyển loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về phân loại doanh nghiệp.
GIẤY PHÉP FLEGT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP
Điều 14. Quy định chung về cấp giấy phép FLEGT
1. Giấy phép FLEGT được cấp cho một lô hàng gỗ hợp pháp thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này của một chủ gỗ xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên vào thị trường EU.
2. Một lô hàng gỗ xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được cấp một giấy phép FLEGT và được cấp trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
3. Giấy phép FLEGT được cấp theo hình thức giấy phép điện tử. Trường hợp không thể thực hiện cấp phép điện tử hoặc theo yêu cầu của chủ gỗ thì thực hiện cấp giấy phép FLEGT bằng bản giấy, sau đó phải cập nhật trên hệ thống cấp phép điện tử. Cơ quan cấp giấy phép lưu giữ và gửi bản sao chụp điện tử của giấy phép FLEGT đã cấp cho cơ quan có thẩm quyền về FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU.
4. Đối với lô gỗ hỗn hợp mà không thể kê khai hết các thông tin theo yêu cầu lên giấy phép FLEGT, các thông tin định tính và định lượng liên quan đến mô tả lô hàng gỗ sẽ được kê khai vào Bảng mô tả hàng hóa bổ sung theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Đối với lô hàng là sản phẩm gỗ có gỗ thuộc Phụ lục CITES và gỗ không thuộc Phụ lục CITES xuất khẩu vào EU thì cấp chung một giấy phép CITES theo quy định của tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Đối với gỗ thuộc Phụ lục CITES, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; đối với gỗ không thuộc Phụ lục CITES hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
6. Lô hàng gỗ xuất khẩu vào thị trường EU đã cấp giấy phép CITES được miễn trừ giấy phép FLEGT.
Điều 15. Giấy phép FLEGT và thời hạn của giấy phép FLEGT
1. Giấy phép FLEGT được trình bày trên khổ giấy A4 dưới dạng song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thông tin trong giấy phép được ghi đầy đủ bằng tiếng Anh. Giấy phép được ký và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2. Giấy phép FLEGT không được có bất kỳ sự tẩy xóa hoặc sửa đổi nào trừ trường hợp gia hạn, cấp thay thế, cấp lại giấy phép FLEGT do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện.
3. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT tối đa là 06 tháng kể từ ngày cấp.
1. Đối tượng cấp giấy phép FLEGT: Gỗ hợp pháp thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất vào thị trường EU, trừ trường hợp gỗ thuộc đối tượng phải cấp giấy phép CITES hoặc lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu.
2. Cơ quan cấp giấy phép FLEGT: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (sau đây viết tắt là Cơ quan cấp phép).
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT:
a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép FLEGT theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu đối với lô hàng gỗ của doanh nghiệp Nhóm I; bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với lô hàng gỗ của chủ gỗ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
c) Bản sao hợp đồng mua bán hoặc tương đương;
d) Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có);
đ) Tài liệu bổ sung khác nhằm cung cấp bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp của lô hàng gỗ xuất khẩu (nếu có).
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới Cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và cấp giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp phép, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ.
Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về nguồn gốc gỗ hợp pháp của lô hàng đề nghị cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản cho chủ gỗ, cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan khác, trong đó nêu rõ thời gian xác minh. Cơ quan cấp phép chủ trì, phối hợp với cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính hợp pháp của lô hàng gỗ. Thời hạn xác minh không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Kết thúc xác minh phải lập biên bản xác minh theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, Cơ quan cấp phép cấp giấy phép FLEGT trong trường hợp lô hàng gỗ xuất khẩu đủ điều kiện cấp phép hoặc thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép cho chủ gỗ;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã cấp trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép đồng thời gửi bản chụp giấy phép FLEGT đã cấp cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU.
6. Trường hợp làm thủ tục xuất khẩu lô hàng gỗ là hàng mẫu vì mục đích thương mại thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT gồm các thành phần theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều này.
Điều 17. Gia hạn giấy phép FLEGT
1. Đối tượng gia hạn giấy phép FLEGT: Giấy phép FLEGT đã cấp hết hạn mà chủ gỗ chưa xuất khẩu lô hàng gỗ đã được cấp giấy phép và có nhu cầu xin gia hạn.
2. Cơ quan gia hạn giấy phép FLEGT: Cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép FLEGT:
a) Bản chính đề nghị gia hạn giấy phép FLEGT, trong đó nêu rõ lý do xin gia hạn theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản gốc giấy phép FLEGT đối với giấy phép bản giấy hoặc bản sao giấy phép FLEGT đối với giấy phép điện tử đã được cấp trước đó.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định khoản 3 Điều này tới Cơ quan cấp phép. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và gia hạn giấy phép FLEGT. Trường hợp không gia hạn, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày gia hạn giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT đã gia hạn cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã được gia hạn trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép, đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU. Trường hợp không gia hạn cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày ký văn bản từ chối gia hạn, Cơ quan cấp phép gửi văn bản để thông báo cho chủ gỗ.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày giấy phép FLEGT đã cấp hết hiệu lực và chủ gỗ có nhu cầu gia hạn phải làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép FLEGT. Giấy phép FLEGT được gia hạn 01 lần bằng cách ghi chèn ngày hết hạn và đóng dấu vào ô 4.1 của giấy phép FLEGT. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT được gia hạn tối đa là 02 tháng kể từ ngày cấp, gia hạn giấy phép.
Điều 18. Cấp thay thế giấy phép FLEGT
1. Đối tượng cấp thay thế giấy phép FLEGT: Giấy phép FLEGT bản giấy đã được cấp bị mất, bị hỏng hoặc giấy phép FLEGT đã được cấp có sai sót.
2. Cơ quan cấp thay thế giấy phép FLEGT: Cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp thay thế giấy phép FLEGT:
a) Trường hợp giấy phép FLEGT bản giấy đã cấp bị mất: Bản chính đề nghị cấp thay thế giấy phép FLEGT theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp giấy phép FLEGT bản giấy đã cấp bị hỏng hoặc có sai sót: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này có bản gốc giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó;
c) Trường hợp giấy phép FLEGT bản điện tử có sai sót: ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này có bản sao giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới Cơ quan cấp phép. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép có văn bản gửi Tổng cục Hải quan để xác nhận về tình trạng thông quan lô hàng đã được cấp giấy phép FLEGT trước đó. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan, Cơ quan cấp phép cấp thay thế giấy phép FLEGT cho chủ gỗ. Trường hợp không cấp thay thế, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều này: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép cấp thay thế giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp thay thế, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp thay thế giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT thay thế cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT được thay thế trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép, đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU. Trường hợp không cấp giấy phép FLEGT thay thế, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày ký văn bản không cấp giấy phép FLEGT thay thế, Cơ quan cấp phép gửi văn bản để thông báo cho chủ gỗ.
6. Giấy phép FLEGT được cấp thay thế theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và phải ghi đầy đủ các thông tin như giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó và được xác nhận “giấy phép thay thế”. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT thay thế theo thời hạn của giấy phép FLEGT được cấp ban đầu.
Điều 19. Cấp lại giấy phép FLEGT
1. Đối tượng cấp lại giấy phép FLEGT: Giấy phép FLEGT được cấp lại khi lô hàng gỗ xuất khẩu có thay đổi về sản phẩm, mã HS, tên loài gỗ, đơn vị tính hoặc lô hàng có phần chênh lệch về số lượng hoặc khối lượng hoặc trọng lượng quá 10% so với khối lượng hoặc số lượng hoặc trọng lượng của lô hàng đã được cấp giấy phép.
2. Cơ quan cấp lại giấy phép FLEGT: Cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép FLEGT:
a) Trường hợp lô hàng có khối lượng hoặc số lượng hoặc trọng lượng nhỏ hơn lô hàng đã được cấp giấy phép FLEGT: Bản chính đề nghị cấp lại theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này kèm bản gốc giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó đối với trường hợp bằng bản giấy hoặc bản sao giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó đối với trường hợp giấy phép FLEGT là bản điện tử;
b) Trường hợp lô hàng gỗ xuất khẩu có khối lượng hoặc số lượng hoặc trọng lượng lớn hơn lô hàng đã được cấp giấy phép FLEGT hoặc lô hàng có thay đổi về sản phẩm, mã HS hoặc tên loài: Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này và điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
5. Trình tự thực hiện:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này:
Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều này tới Cơ quan cấp phép.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống cấp phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp giấy phép, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép cho chủ gỗ.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT được cấp lại trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép, đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU. Trường hợp không gia hạn cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày ký văn bản từ chối gia hạn, Cơ quan cấp phép gửi văn bản để thông báo cho chủ gỗ;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này: Trình tự thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định này.
6. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT cấp lại tối đa là 06 tháng kể từ ngày cấp lại.
Điều 20. Thu hồi giấy phép FLEGT
1. Trường hợp thu hồi giấy phép:
a) Giấy phép FLEGT do chủ gỗ tự nguyện trả lại;
b) Giấy phép FLEGT hết hạn nhưng chủ gỗ không xuất khẩu hoặc không đề nghị gia hạn giấy phép: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giấy phép hết hạn, chủ gỗ có trách nhiệm trả lại giấy phép cho Cơ quan cấp phép;
c) Chủ gỗ có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng gỗ xuất khẩu bị phát hiện sau khi được cấp giấy phép FLEGT;
d) Chủ gỗ có hành vi gian lận thông tin liên quan đến giấy phép FLEGT đã được cấp như: làm giả, thay đổi, sửa đổi thông tin trên giấy phép FLEGT.
2. Cơ quan thu hồi giấy phép FLEGT: Cơ quan cấp phép.
3. Cách thức thu hồi:
a) Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này là giấy phép điện tử, chủ gỗ trả lại giấy phép cho Cơ quan cấp phép qua Hệ thống cấp giấy phép FLEGT điện tử. Cơ quan cấp phép thực hiện hủy giấy phép điện tử do chủ gỗ trả lại trên Hệ thống cấp giấy phép FLEGT điện tử;
b) Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này là giấy phép bản giấy, chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện giấy phép FLEGT bản giấy đã được cấp cho Cơ quan cấp phép để lưu giữ;
c) Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép FLEGT đã cấp;
d) Cơ quan cấp phép đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã thu hồi trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU.
4. Xử lý giấy phép thu hồi: Cơ quan cấp phép lưu giữ giấy phép FLEGT bản giấy đã thu hồi, quyết định thu hồi giấy phép FLEGT trong thời hạn 05 năm.
Điều 21. Quy định về cấp giấy phép FLEGT qua môi trường mạng
1. Chủ gỗ gửi hồ sơ qua môi trường mạng không phải nộp hồ sơ bằng bản giấy. Hồ sơ nộp qua môi trường mạng được chụp từ bản chính, trừ trường hợp có chữ ký số.
2. Chủ gỗ có trách nhiệm lưu giữ bản chính hồ sơ quy định tại các Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định này trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ và xuất trình với cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
3. Trường hợp giấy phép FLEGT đã được cấp là bản giấy, khi đề nghị gia hạn, cấp thay thế hoặc cấp lại chủ gỗ phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua bưu điện.
Điều 22. Tiêu chí xác định tổ chức đánh giá độc lập
1. Tổ chức đánh giá độc lập có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.
2. Không tham gia hoạt động nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc quá trình xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp; không tham gia vào các hoạt động quản lý rừng và buôn bán gỗ.
3. Có hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của ISO 17021 hoặc tương đương.
4. Có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm về kiểm toán và đánh giá trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
5. Không có quan hệ về lợi ích với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham vấn tổ chức quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chỉ định tổ chức đánh giá độc lập. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá độc lập thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Đánh giá việc thực hiện của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ, quản lý dữ liệu; phân loại doanh nghiệp và xác nhận gỗ xuất khẩu.
2. Đánh giá việc cấp giấy phép FLEGT.
3. Đánh giá khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
4. Đánh giá nội dung khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
5. Khung đánh giá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
Điều 24. Phương pháp, kỳ đánh giá và chế độ báo cáo
1. Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia ISO 19011, ISO 17021 hoặc tương đương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
2. Kỳ đánh giá: 06 tháng một lần trong năm đầu tiên thực hiện cấp giấy phép FLEGT; 12 tháng một lần cho hai năm tiếp theo. Sau 03 năm thực hiện cấp giấy phép FLEGT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định kỳ đánh giá trong những năm tiếp theo.
3. Chế độ báo cáo: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ đánh giá, tổ chức đánh giá độc lập gửi báo cáo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Giấy phép FLEGT được cấp cho một lô hàng gỗ hợp pháp thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này của một chủ gỗ xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên vào thị trường EU.
2. Một lô hàng gỗ xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được cấp một giấy phép FLEGT và được cấp trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
3. Giấy phép FLEGT được cấp theo hình thức giấy phép điện tử. Trường hợp không thể thực hiện cấp phép điện tử hoặc theo yêu cầu của chủ gỗ thì thực hiện cấp giấy phép FLEGT bằng bản giấy, sau đó phải cập nhật trên hệ thống cấp phép điện tử. Cơ quan cấp giấy phép lưu giữ và gửi bản sao chụp điện tử của giấy phép FLEGT đã cấp cho cơ quan có thẩm quyền về FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU.
4. Đối với lô gỗ hỗn hợp mà không thể kê khai hết các thông tin theo yêu cầu lên giấy phép FLEGT, các thông tin định tính và định lượng liên quan đến mô tả lô hàng gỗ sẽ được kê khai vào Bảng mô tả hàng hóa bổ sung theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Đối với lô hàng là sản phẩm gỗ có gỗ thuộc Phụ lục CITES và gỗ không thuộc Phụ lục CITES xuất khẩu vào EU thì cấp chung một giấy phép CITES theo quy định của tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Đối với gỗ thuộc Phụ lục CITES, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; đối với gỗ không thuộc Phụ lục CITES hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
6. Lô hàng gỗ xuất khẩu vào thị trường EU đã cấp giấy phép CITES được miễn trừ giấy phép FLEGT.
1. Giấy phép FLEGT được trình bày trên khổ giấy A4 dưới dạng song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thông tin trong giấy phép được ghi đầy đủ bằng tiếng Anh. Giấy phép được ký và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2. Giấy phép FLEGT không được có bất kỳ sự tẩy xóa hoặc sửa đổi nào trừ trường hợp gia hạn, cấp thay thế, cấp lại giấy phép FLEGT do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện.
3. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT tối đa là 06 tháng kể từ ngày cấp.
1. Đối tượng cấp giấy phép FLEGT: Gỗ hợp pháp thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất vào thị trường EU, trừ trường hợp gỗ thuộc đối tượng phải cấp giấy phép CITES hoặc lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu.
2. Cơ quan cấp giấy phép FLEGT: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (sau đây viết tắt là Cơ quan cấp phép).
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT:
a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép FLEGT theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu đối với lô hàng gỗ của doanh nghiệp Nhóm I; bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với lô hàng gỗ của chủ gỗ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
c) Bản sao hợp đồng mua bán hoặc tương đương;
d) Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có);
đ) Tài liệu bổ sung khác nhằm cung cấp bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp của lô hàng gỗ xuất khẩu (nếu có).
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới Cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và cấp giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp phép, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ.
Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về nguồn gốc gỗ hợp pháp của lô hàng đề nghị cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản cho chủ gỗ, cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan khác, trong đó nêu rõ thời gian xác minh. Cơ quan cấp phép chủ trì, phối hợp với cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính hợp pháp của lô hàng gỗ. Thời hạn xác minh không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Kết thúc xác minh phải lập biên bản xác minh theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, Cơ quan cấp phép cấp giấy phép FLEGT trong trường hợp lô hàng gỗ xuất khẩu đủ điều kiện cấp phép hoặc thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép cho chủ gỗ;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã cấp trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép đồng thời gửi bản chụp giấy phép FLEGT đã cấp cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU.
6. Trường hợp làm thủ tục xuất khẩu lô hàng gỗ là hàng mẫu vì mục đích thương mại thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT gồm các thành phần theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều này.
1. Đối tượng gia hạn giấy phép FLEGT: Giấy phép FLEGT đã cấp hết hạn mà chủ gỗ chưa xuất khẩu lô hàng gỗ đã được cấp giấy phép và có nhu cầu xin gia hạn.
2. Cơ quan gia hạn giấy phép FLEGT: Cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép FLEGT:
a) Bản chính đề nghị gia hạn giấy phép FLEGT, trong đó nêu rõ lý do xin gia hạn theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản gốc giấy phép FLEGT đối với giấy phép bản giấy hoặc bản sao giấy phép FLEGT đối với giấy phép điện tử đã được cấp trước đó.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định khoản 3 Điều này tới Cơ quan cấp phép. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và gia hạn giấy phép FLEGT. Trường hợp không gia hạn, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày gia hạn giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT đã gia hạn cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã được gia hạn trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép, đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU. Trường hợp không gia hạn cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày ký văn bản từ chối gia hạn, Cơ quan cấp phép gửi văn bản để thông báo cho chủ gỗ.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày giấy phép FLEGT đã cấp hết hiệu lực và chủ gỗ có nhu cầu gia hạn phải làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép FLEGT. Giấy phép FLEGT được gia hạn 01 lần bằng cách ghi chèn ngày hết hạn và đóng dấu vào ô 4.1 của giấy phép FLEGT. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT được gia hạn tối đa là 02 tháng kể từ ngày cấp, gia hạn giấy phép.
1. Đối tượng cấp thay thế giấy phép FLEGT: Giấy phép FLEGT bản giấy đã được cấp bị mất, bị hỏng hoặc giấy phép FLEGT đã được cấp có sai sót.
2. Cơ quan cấp thay thế giấy phép FLEGT: Cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp thay thế giấy phép FLEGT:
a) Trường hợp giấy phép FLEGT bản giấy đã cấp bị mất: Bản chính đề nghị cấp thay thế giấy phép FLEGT theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp giấy phép FLEGT bản giấy đã cấp bị hỏng hoặc có sai sót: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này có bản gốc giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó;
c) Trường hợp giấy phép FLEGT bản điện tử có sai sót: ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này có bản sao giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới Cơ quan cấp phép. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép có văn bản gửi Tổng cục Hải quan để xác nhận về tình trạng thông quan lô hàng đã được cấp giấy phép FLEGT trước đó. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan, Cơ quan cấp phép cấp thay thế giấy phép FLEGT cho chủ gỗ. Trường hợp không cấp thay thế, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều này: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép cấp thay thế giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp thay thế, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp thay thế giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT thay thế cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT được thay thế trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép, đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU. Trường hợp không cấp giấy phép FLEGT thay thế, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày ký văn bản không cấp giấy phép FLEGT thay thế, Cơ quan cấp phép gửi văn bản để thông báo cho chủ gỗ.
6. Giấy phép FLEGT được cấp thay thế theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và phải ghi đầy đủ các thông tin như giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó và được xác nhận “giấy phép thay thế”. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT thay thế theo thời hạn của giấy phép FLEGT được cấp ban đầu.
1. Đối tượng cấp lại giấy phép FLEGT: Giấy phép FLEGT được cấp lại khi lô hàng gỗ xuất khẩu có thay đổi về sản phẩm, mã HS, tên loài gỗ, đơn vị tính hoặc lô hàng có phần chênh lệch về số lượng hoặc khối lượng hoặc trọng lượng quá 10% so với khối lượng hoặc số lượng hoặc trọng lượng của lô hàng đã được cấp giấy phép.
2. Cơ quan cấp lại giấy phép FLEGT: Cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
3. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép FLEGT:
a) Trường hợp lô hàng có khối lượng hoặc số lượng hoặc trọng lượng nhỏ hơn lô hàng đã được cấp giấy phép FLEGT: Bản chính đề nghị cấp lại theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này kèm bản gốc giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó đối với trường hợp bằng bản giấy hoặc bản sao giấy phép FLEGT đã được cấp trước đó đối với trường hợp giấy phép FLEGT là bản điện tử;
b) Trường hợp lô hàng gỗ xuất khẩu có khối lượng hoặc số lượng hoặc trọng lượng lớn hơn lô hàng đã được cấp giấy phép FLEGT hoặc lô hàng có thay đổi về sản phẩm, mã HS hoặc tên loài: Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này và điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
5. Trình tự thực hiện:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này:
Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều này tới Cơ quan cấp phép.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống cấp phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp giấy phép, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép cho chủ gỗ.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT cho chủ gỗ, đăng thông tin về giấy phép FLEGT được cấp lại trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép, đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU. Trường hợp không gia hạn cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày ký văn bản từ chối gia hạn, Cơ quan cấp phép gửi văn bản để thông báo cho chủ gỗ;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này: Trình tự thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định này.
6. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT cấp lại tối đa là 06 tháng kể từ ngày cấp lại.
1. Trường hợp thu hồi giấy phép:
a) Giấy phép FLEGT do chủ gỗ tự nguyện trả lại;
b) Giấy phép FLEGT hết hạn nhưng chủ gỗ không xuất khẩu hoặc không đề nghị gia hạn giấy phép: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giấy phép hết hạn, chủ gỗ có trách nhiệm trả lại giấy phép cho Cơ quan cấp phép;
c) Chủ gỗ có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng gỗ xuất khẩu bị phát hiện sau khi được cấp giấy phép FLEGT;
d) Chủ gỗ có hành vi gian lận thông tin liên quan đến giấy phép FLEGT đã được cấp như: làm giả, thay đổi, sửa đổi thông tin trên giấy phép FLEGT.
2. Cơ quan thu hồi giấy phép FLEGT: Cơ quan cấp phép.
3. Cách thức thu hồi:
a) Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này là giấy phép điện tử, chủ gỗ trả lại giấy phép cho Cơ quan cấp phép qua Hệ thống cấp giấy phép FLEGT điện tử. Cơ quan cấp phép thực hiện hủy giấy phép điện tử do chủ gỗ trả lại trên Hệ thống cấp giấy phép FLEGT điện tử;
b) Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này là giấy phép bản giấy, chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện giấy phép FLEGT bản giấy đã được cấp cho Cơ quan cấp phép để lưu giữ;
c) Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép FLEGT đã cấp;
d) Cơ quan cấp phép đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã thu hồi trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU.
4. Xử lý giấy phép thu hồi: Cơ quan cấp phép lưu giữ giấy phép FLEGT bản giấy đã thu hồi, quyết định thu hồi giấy phép FLEGT trong thời hạn 05 năm.
1. Chủ gỗ gửi hồ sơ qua môi trường mạng không phải nộp hồ sơ bằng bản giấy. Hồ sơ nộp qua môi trường mạng được chụp từ bản chính, trừ trường hợp có chữ ký số.
2. Chủ gỗ có trách nhiệm lưu giữ bản chính hồ sơ quy định tại các Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định này trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ và xuất trình với cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
3. Trường hợp giấy phép FLEGT đã được cấp là bản giấy, khi đề nghị gia hạn, cấp thay thế hoặc cấp lại chủ gỗ phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua bưu điện.
1. Tổ chức đánh giá độc lập có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.
2. Không tham gia hoạt động nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc quá trình xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp; không tham gia vào các hoạt động quản lý rừng và buôn bán gỗ.
3. Có hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của ISO 17021 hoặc tương đương.
4. Có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm về kiểm toán và đánh giá trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
5. Không có quan hệ về lợi ích với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham vấn tổ chức quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chỉ định tổ chức đánh giá độc lập. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá độc lập thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Đánh giá việc thực hiện của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ, quản lý dữ liệu; phân loại doanh nghiệp và xác nhận gỗ xuất khẩu.
2. Đánh giá việc cấp giấy phép FLEGT.
3. Đánh giá khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
4. Đánh giá nội dung khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
5. Khung đánh giá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
1. Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia ISO 19011, ISO 17021 hoặc tương đương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
2. Kỳ đánh giá: 06 tháng một lần trong năm đầu tiên thực hiện cấp giấy phép FLEGT; 12 tháng một lần cho hai năm tiếp theo. Sau 03 năm thực hiện cấp giấy phép FLEGT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định kỳ đánh giá trong những năm tiếp theo.
3. Chế độ báo cáo: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ đánh giá, tổ chức đánh giá độc lập gửi báo cáo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
3. Chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại doanh nghiệp, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, vận hành Hệ thống cấp giấy phép FLEGT và dữ liệu cấp giấy phép FLEGT; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về phân loại doanh nghiệp, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, cấp giấy phép FLEGT.
4. Thống nhất với Ủy ban thực thi chung thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT về phương pháp đánh giá và thực hiện việc đánh giá các khâu chuẩn bị cần thiết cho việc cấp phép FLEGT theo quy định của VPA/FLEGT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II, cấp giấy phép FLEGT quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tổ chức tuyên truyền về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan chức năng địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Chỉ đạo các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Kiểm lâm trong việc thực hiện xác minh phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm, cơ quan cấp giấy phép FLEGT, cơ quan Hải quan và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan
1. Cơ quan Kiểm lâm:
a) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh: Chỉ đạo việc xác nhận gỗ xuất khẩu; tổ chức việc phân loại doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; thực hiện việc quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
b) Cục Kiểm lâm: Xây dựng và quản lý, vận hành Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết để bảo mật thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, bảo đảm việc chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra, giám sát quá trình phân loại doanh nghiệp, sự tuân thủ pháp luật về sản xuất, chế biến gỗ trên toàn quốc; công bố kết quả phân loại doanh nghiệp; tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố các thông tin theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan cấp phép:
a) Quản lý việc cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại, cấp thay thế giấy phép FLEGT theo quy định của Nghị định này;
b) Quản lý cơ sở dữ liệu về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, bao gồm việc cấp và từ chối cấp giấy phép FLEGT;
c) Cung cấp thông tin để làm rõ các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép FLEGT theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia nhập khẩu gỗ khi có nghi ngờ về tính xác thực và hợp pháp của giấy phép.
3. Cơ quan Hải quan:
a) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;
b) Kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu.
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của gỗ trong khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến và xuất khẩu. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Lưu giữ hồ sơ gỗ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày xuất bán gỗ;
c) Doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 03 tháng một lần vào ngày cuối của quý đến cơ quan Kiểm lâm sở tại theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cung cấp các thông tin về hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền;
d) Kê khai, giải trình, cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định này và chấp hành sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
3. Chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại doanh nghiệp, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, vận hành Hệ thống cấp giấy phép FLEGT và dữ liệu cấp giấy phép FLEGT; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về phân loại doanh nghiệp, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, cấp giấy phép FLEGT.
4. Thống nhất với Ủy ban thực thi chung thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT về phương pháp đánh giá và thực hiện việc đánh giá các khâu chuẩn bị cần thiết cho việc cấp phép FLEGT theo quy định của VPA/FLEGT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II, cấp giấy phép FLEGT quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
1. Tổ chức tuyên truyền về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan chức năng địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Chỉ đạo các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Kiểm lâm trong việc thực hiện xác minh phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
1. Cơ quan Kiểm lâm:
a) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh: Chỉ đạo việc xác nhận gỗ xuất khẩu; tổ chức việc phân loại doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; thực hiện việc quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;
b) Cục Kiểm lâm: Xây dựng và quản lý, vận hành Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết để bảo mật thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, bảo đảm việc chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra, giám sát quá trình phân loại doanh nghiệp, sự tuân thủ pháp luật về sản xuất, chế biến gỗ trên toàn quốc; công bố kết quả phân loại doanh nghiệp; tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố các thông tin theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan cấp phép:
a) Quản lý việc cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại, cấp thay thế giấy phép FLEGT theo quy định của Nghị định này;
b) Quản lý cơ sở dữ liệu về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, bao gồm việc cấp và từ chối cấp giấy phép FLEGT;
c) Cung cấp thông tin để làm rõ các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép FLEGT theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia nhập khẩu gỗ khi có nghi ngờ về tính xác thực và hợp pháp của giấy phép.
3. Cơ quan Hải quan:
a) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;
b) Kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu.
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của gỗ trong khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến và xuất khẩu. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Lưu giữ hồ sơ gỗ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày xuất bán gỗ;
c) Doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 03 tháng một lần vào ngày cuối của quý đến cơ quan Kiểm lâm sở tại theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cung cấp các thông tin về hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền;
d) Kê khai, giải trình, cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định này và chấp hành sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 10 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Ủy ban thực thi chung thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II, cấp giấy phép FLEGT quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
3. Quy định về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Chương III Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Quy định về hồ sơ gỗ nhập khẩu tại Điều 17 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Quy định về hồ sơ gỗ xuất khẩu tại Điều 26 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hết hiệu lực kể từ ngày quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này có hiệu lực thi hành.
Trước ngày quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này có hiệu lực thi hành, hồ sơ gỗ xuất khẩu thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp
Lô hàng gỗ nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được thông quan thì áp dụng chính sách quản lý gỗ nhập khẩu theo các quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 10 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Ủy ban thực thi chung thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II, cấp giấy phép FLEGT quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
3. Quy định về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Chương III Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Quy định về hồ sơ gỗ nhập khẩu tại Điều 17 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Quy định về hồ sơ gỗ xuất khẩu tại Điều 26 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hết hiệu lực kể từ ngày quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này có hiệu lực thi hành.
Trước ngày quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này có hiệu lực thi hành, hồ sơ gỗ xuất khẩu thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Lô hàng gỗ nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được thông quan thì áp dụng chính sách quản lý gỗ nhập khẩu theo các quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
Các biểu mẫu |
Nội dung |
Mẫu số 01 |
Bảng kê gỗ nhập khẩu |
Mẫu số 02 |
Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu |
Mẫu số 03 |
Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu |
Mẫu số 04 |
Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu |
Mẫu số 05 |
Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất |
Mẫu số 06 |
Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất |
Mẫu số 07 |
Biên bản kiểm tra |
Mẫu số 08 |
Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ |
Mẫu số 09 |
Bảng mô tả hàng hóa bổ sung |
Mẫu số 10 |
Giấy phép FLEGT |
Mẫu số 11 |
Đề nghị cấp giấy phép FLEGT |
Mẫu số 12 |
Biên bản xác minh |
Mẫu số 13 |
Đề nghị gia hạn/cấp thay thế/cấp lại giấy phép FLEGT |
Mẫu số 14 |
Báo cáo tình hình nhập khẩu, xuất khẩu gỗ |
Mẫu số 01. Bảng kê gỗ nhập khẩu
..................................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số(1): .............../BKGNK |
Tờ số(2): ....... Tổng số tờ: ......... |
BẢNG KÊ GỖ NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)
1. Tên chủ gỗ(3): ................................. MST/MSDN/CMND/CCCD(4):.........................
2. Địa chỉ(5): ................................................................................................................
3. Số điện thoại: .......................................; Địa chỉ Email: .........................................
4. Mã số tờ khai hải quan nhập khẩu(6): ................; Số vận đơn:...............................
5. Quốc gia xuất khẩu: ...............................................................................................
6. Quốc gia nơi khai thác: ..........................................................................................
7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: ....................................................................................
8. Cảng/cửa khẩu nhập khẩu: ....................................................................................
9. Thông tin về gỗ nhập khẩu:
TT |
Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có) |
Tên gỗ |
Quy cách |
Số lượng (thanh/ tấm/ lóng) |
Khối lượng/ trọng lượng (m3 hoặc kg) |
Ghi chú |
|||||
Tên phổ thông/ tên thương mại |
Tên tiếng Anh (nếu có) |
Tên khoa học |
Nhóm loài(7) |
Dài |
Rộng |
Đường kính hoặc chiều dày |
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.
XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CỬA KHẨU(8) |
Ngày .......... tháng .......... năm ......... |
Ghi chú:
Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại gỗ trong cả bảng kê.
(1) Số của bảng kê gỗ, do chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ nhập khẩu đã lập trong năm. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê gỗ nhập khẩu đã lập.
(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.
(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(6) Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu, chủ gỗ điền thông tin này vào bảng kê gỗ nhập khẩu.
(7) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).
(8) Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi thông quan xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.
Mẫu số 02. Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu
..................................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số(1): /BKSPGNK |
Tờ số (2): ....... Tổng số tờ: ......... |
BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ NHẬP KHẨU
1. Tên chủ sản phẩm gỗ (3): ............ MST/MSDN/CMND/CCCD (4):.....................
2. Địa chỉ (5): .........................................................................................................
3. Số điện thoại: ........................; Địa chỉ Email: .................................................
4. Mã số tờ khai hải quan nhập khẩu (6):.................; Số vận đơn: .......................
5. Quốc gia nơi khai thác: ..................................................................................
6. Quốc gia xuất khẩu: .......................................................................................
7. Cảng/cửa khẩu nhập khẩu:. ...........................................................................
8. Thông tin về sản phẩm gỗ nhập khẩu:
TT |
Tên sản phẩm gỗ (7) |
Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có) |
Đơn vị tính |
Tên gỗ nguyên liệu (8) |
Số lượng sản phẩm |
Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm |
Ghi chú |
|||
Tên phổ thông/tên thương mại |
Tên tiếng Anh (nếu có) |
Tên khoa học |
Nhóm loài (9) |
|
|
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.
XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CỬA KHẨU (10) |
Ngày ......... tháng ......... năm ....... |
Ghi chú:
Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.
(1) Số của bảng kê sản phẩm gỗ, do chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu đã lập trong năm. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu đã lập.
(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.
(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(6) Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu, chủ sản phẩm gỗ điền thông tin này.
(7) Ghi theo mã các mặt hàng sản phẩm gỗ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
(8) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ hỗn hợp thì ghi tên sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ.
(9) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).
(10) Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi thông quan xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.
Mẫu số 03. Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu
BẢNG KÊ KHAI NGUỒN GỐC GỖ NHẬP KHẨU
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ LÔ HÀNG
1. Tên và địa chỉ của chủ gỗ nhập khẩu (1): …………………………………………………….
2. Tên và địa chỉ của chủ gỗ xuất khẩu (2): ……………………………………………………..
3. Mô tả hàng hóa (3): ……………………………………………………………………………..
4. Mã HS: ………………………………………………………………………………………….
5. Tên khoa học của loài: ………………………………………………………………………..
6. Tên thương mại của loài (4): …………………………………………………………………..
7. Khối lượng/Trọng lượng/ Số lượng hàng hóa (5): …………………………………………..
8. Số vận đơn (B/L): ………………………………………………………………………………
9. Số hóa đơn: …………………………………………………………………………………….
10. Bảng kê gỗ (6): ………………………………………………………………………………….
11. Nước xuất khẩu: ………………………………………………………………………………
12. Quốc gia nơi khai thác: ……………………………………………………………………….
B. MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA LÔ HÀNG NHẬP KHẨU
Tùy theo tình trạng lô hàng, đánh dấu vào ô thích hợp dưới đây:
□ B1. Gỗ không thuộc loài rủi ro và gỗ từ vùng địa lý tích cực, không yêu cầu tài liệu bổ sung, kê khai theo Mục C, Mục D dưới đây.
□ B2. Gỗ thuộc loài rủi ro hoặc gỗ từ vùng địa lý không tích cực, yêu cầu tài liệu bổ sung và kê khai theo Mục C và D dưới đây.
C. TÀI LIỆU BỔ SUNG
1. Gỗ nguyên liệu (ví dụ: thuộc các mã HS 4403, 4406, 4407)
Nếu gỗ nhập khẩu từ loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực, thì chủ gỗ phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài liệu kê khai sau đây:
a) Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia của nước xuất khẩu được Việt Nam công nhận là đã đáp ứng tiêu chí của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam:
TT |
Tên loại chứng chỉ |
Số hiệu chứng chỉ |
Thời hạn của chứng chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Giấy phép hoặc tài liệu chứng minh được phép khai thác gỗ:
TT |
Loại giấy phép hoặc tài liệu |
Số giấy phép hoặc số tài liệu |
Ngày ban hành |
Cơ quan/chủ thể ban hành |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Trường hợp quốc gia nơi khai thác gỗ không quy định giấy phép khai thác đối với khu rừng mà gỗ này được khai thác, đề nghị cung cấp tài liệu bổ sung sau:
TT |
Loại tài liệu(7) |
Tài liệu số |
Ngày ban hành |
Chủ thể ban hành |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quốc gia nơi khai thác: |
|
||||
Tên và địa chỉ của nhà cung cấp |
|
||||
Lý do không quy định giấy phép |
|
□ Đính kèm bản sao các loại tài liệu (nếu có)
d) Trường hợp không có tài liệu khai thác, đề nghị cung cấp thông tin bổ sung sau:
TT |
Loại tài liệu thay thế tài liệu khai thác |
Tài liệu số |
Ngày ban hành |
Chủ thể ban hành |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quốc gia nơi khai thác: |
|
||||
Tên và địa chỉ của nhà cung cấp |
|
||||
Lý do không có tài liệu khai thác |
|
□ Đính kèm bản sao các loại tài liệu thay thế (nếu có)
2. Sản phẩm gỗ hỗn hợp (ví dụ: các mã HS thuộc chương 44 và 94 ngoại trừ các mã HS: 4403, 4406, 4407)
Nếu sản phẩm gỗ được làm từ gỗ thuộc loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực thì chủ gỗ phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài liệu kê khai sau đây:
a) Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia nước xuất khẩu được Việt Nam công nhận là đã đáp ứng tiêu chí của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam:
TT |
Chứng chỉ (tên và loại) |
Số hiệu chứng chỉ |
Thời hạn của chứng chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Trường hợp không có giấy phép hoặc tài liệu khai thác:
TT |
Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của gỗ |
Tài liệu số |
Ngày ban hành |
Chủ thể ban hành |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xuất xứ gỗ: |
|
||||
Tên và địa chỉ của nhà cung cấp/nhà xuất khẩu: |
|
||||
Tài liệu bổ sung thay thế chứng minh tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác |
|
□ Đính kèm bản sao các tài liệu chứng minh hợp pháp (nếu có).
D. CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG CỦA CHỦ GỖ NHẬP KHẨU ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH HỢP PHÁP CỦA GỖ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA QUỐC GIA NƠI KHAI THÁC:
1. Thông tin về quy định pháp luật đối với xuất khẩu gỗ của quốc gia khai thác: Xác định các quy định pháp luật (ví dụ: cấm xuất khẩu, yêu cầu giấy phép xuất khẩu v.v...) áp dụng đối với xuất khẩu gỗ cho từng sản phẩm hoặc loài của quốc gia nơi khai thác.
TT |
Sản phẩm, loài và quốc gia nơi khai thác |
Quy định pháp luật đối với xuất khẩu gỗ của quốc gia nơi khai thác |
Bằng chứng tuân thủ |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Xác định rủi ro và biện pháp giảm thiểu: Xác định bất cứ rủi ro về khai thác và thương mại bất hợp pháp liên quan đến lô hàng theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
TT |
Các rủi ro |
Biện pháp giảm thiểu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
Cam kết của chủ gỗ nhập khẩu: Tôi xin cam kết những thông tin kê khai là đúng, đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã kê khai.
|
……, ngày ….. tháng ….. năm .... |
Ghi chú:
Bảng kê khai này áp dụng đối với tất cả các lô hàng gỗ không có giấy phép CITES, hoặc không có giấy phép FLEGT hoặc giấy phép xuất khẩu tương đương từ quốc gia xuất khẩu. Bảng kê khai này được nộp cùng với hồ sơ hải quan hiện hành. Bảng kê khai này áp dụng cho chủ gỗ nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đảm bảo gỗ nhập khẩu được khai thác, chế biến và xuất khẩu hợp pháp theo quy định của quốc gia nơi khai thác.
(1) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân nhập khẩu gỗ. Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân xuất khẩu gỗ. Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(3) Ghi rõ loại hàng hóa theo mô tả tại Phục lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
(4) Ghi rõ tên tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có).
(5) Ghi khối lượng (m3), trọng lượng (kg) đối với gỗ, sản phẩm gỗ/Số lượng theo đơn vị tính đối với sản phẩm gỗ.
(6) Ghi đầy đủ số bảng kê gỗ nhập khẩu, sản phẩm gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
(7) Chủ gỗ kê khai các văn bản chứng minh khu rừng được khai thác mà theo quy định của quốc gia đó không cần giấy phép khai thác.
Mẫu số 04. Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
………, ngày ..... tháng ….. năm ……
ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GỖ XUẤT KHẨU
(Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước không phải xác nhận)(1)
Kính gửi (2): …………………………………………………
1. Tên chủ gỗ (3): ………………………; MST/MSDN/CMND/CCCD (4): ……………………….
2. Địa chỉ (5): ……………….; Số điện thoại: ………………, Địa chỉ Email: …………………….
3. Địa điểm kiểm tra (6): ………………………………………………………………………………
4. Khối lượng/Trọng lượng/Số lượng gỗ: …………………………………………………………
5. Hồ sơ kèm theo (7): ………………………………………………………………………………..
Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.
Đề nghị (8) …………….. xem xét kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ./.
|
CHỦ GỖ |
Ghi chú:
(1) Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU đã thực hiện trình tự, thủ tục khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Không phải xác nhận nguồn gốc gỗ theo Mẫu số 04 này.
(2) Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi cất giữ lô hàng gỗ.
(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(5) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(6) Ghi rõ địa điểm để cơ quan Kiểm lâm sở tại đến kiểm tra và xác nhận bảng kê gỗ.
(7) Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
(8) Ghi tên cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi lưu giữ lô hàng gỗ đề nghị xác nhận.
Mẫu số 05. Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất
..................................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số(1): .............../BKGXK |
Tờ số(2): ....... Tổng số tờ: ......... |
BẢNG KÊ GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)
1. Tên chủ gỗ(3): …………………..; MST/MSDN/CMND/CCCD(4):……………………….
2. Địa chỉ(5): …………………………………………………………………………………….
3. Số điện thoại: …………………………….; Địa chỉ Email ……………………………….
4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): …………………………………………………………….
5. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
6. Quốc gia nhập khẩu: ……………………………………………………………………….
7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: …………………………………………………………………
8. Nguồn gốc gỗ xuất khẩu(7):
Gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng □ Gỗ rừng tự nhiên.
□ Gỗ nhập khẩu.
□ Gỗ sau xử lý tịch thu.
□ Gỗ hỗn hợp.
9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): ……… Ngày …… tháng ……. năm ……
10. Thông tin về gỗ xuất khẩu:
TT |
Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có) |
Tên gỗ |
Quy cách |
Số lượng (thanh/ tấm/ lóng) |
Khối Iượng (kg hoặc m3) |
Ghi chú |
|||||
Tên thương mại |
Tên tiếng Anh (nếu có) |
Tên khoa học |
Nhóm loài(8) |
Dài |
Rộng |
Đường kính hoặc chiều dày |
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI(9) |
Ngày …. tháng …… năm …. |
Ghi chú:
Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại gỗ trong cả bảng kê.
(1) Số của bảng kê gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.
(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ theo từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.
(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(7) Căn cứ vào nguồn gốc gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.
(8) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).
(9) Áp dụng đối với gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.
Mẫu số 06. Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất
..................................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số(1): /BKSPGXK |
Tờ số(2): ....... Tổng số tờ: ......... |
BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): ……………………..; MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ……………..
2. Địa chỉ chủ sản phẩm gỗ (5): …………………………………………………………………….
3. Số điện thoại: …………………………… ; Địa chỉ Email: ……………………………………
4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): …………………………………………………………………
5. Địa chỉ khách hàng nhập khẩu: ……………………………………………………………….
6. Quốc gia nhập khẩu: . ………………………………………………………………………….
7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: …………………………………………………………………….
8. Nguồn gốc sản phẩm gỗ (7):……………………………………………………………………
Chế biến từ nguyên liệu gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng. □ Gỗ rừng tự nhiên.
□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu.
□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ sau xử lý tịch thu.
□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ hỗn hợp.
9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): …………… Ngày ….. tháng ….. năm ……
10. Thông tin sản phẩm gỗ:
TT |
Tên sản phẩm gỗ(8) |
Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có) |
Đơn vị tính |
Tên gỗ nguyên liệu (9) |
Số lượng sản phẩm |
Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm |
Ghi chú |
|||
Tên phổ thông/tên thương mại |
Tên tiếng Anh (nếu có) |
Tên khoa học |
Nhóm loài (10) |
|
|
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN |
Ngày ……. tháng ……. năm …… |
Ghi chú:
Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.
(1) Số của bảng kê sản phẩm gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp sản phẩm gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp sản phẩm gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.
(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền có xác minh, kiểm tra.
(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân,
(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(7) Căn cứ vào nguồn gốc sản phẩm gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.
(8) Ghi theo mã các mặt hàng sản phẩm gỗ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
(9) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ hỗn hợp thì ghi tên sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ.
(10) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).
(11) Áp dụng đối với sản phẩm gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ sản phẩm gỗ đã kê khai.
..................................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Hôm nay, hồi ……… giờ ……., ngày ……. tháng ……. năm ……,
Tại: ………………………………………………………………………………………………
I. THÀNH PHẦN
1. Đại diện cơ quan kiểm tra:
1- ………………………………., chức vụ: ………………………. đơn vị:…………………..
2- ………………………………., chức vụ: ………………………. đơn vị:…………………..
3- ………………………………., chức vụ: ………………………. đơn vị:…………………..
2. Đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra:
- Tên chủ gỗ(1): ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ(2): ………………………………..; địa chỉ Email: ……………………………………
- MSKD/MSDN/MST: ……………….......; ngày cấp ……………, nơi cấp…………………
- Số CMND/CCCD: ……………………...; ngày cấp ……………, nơi cấp…………………
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra hồ sơ gỗ(3):
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
2. Kiểm tra khối lượng, trọng lượng, số lượng, quy cách, loài gỗ(4):
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
3. Yêu cầu xuất trình các tài liệu bổ sung(5):
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
III. KẾT LUẬN SAU KIỂM TRA
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã ghi và kết luận nêu trên, cùng thống nhất, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.
Biên bản lập thành ……. bản, giao cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra một bản./.
CÁ NHÂN/TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA |
ĐẠI DIỆN TỔ KIỂM TRA |
Ghi chú:
(1) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(2) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(3) Kiểm tra hồ sơ gỗ đề nghị xác nhận lâm sản, hồ sơ gỗ lưu giữ của chủ gỗ để xem xét, đối chiếu.
(4) Kiểm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định này và đối chiếu với thông tin trong bảng kê gỗ.
(5) Trong trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra yêu cầu cung cấp các tài liệu bổ sung để làm căn cứ xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp như: bảng kê gỗ qua các lần mua bán, hợp đồng mua bán, hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
Mẫu số 08. Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
BẢNG KÊ KHAI PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ
STT |
Nội dung kê khai |
Tự đánh giá |
|
Có |
Không |
||
I |
TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP |
||
1 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có các loại tài liệu sau: |
||
a |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài) |
|
|
b |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất |
|
|
2 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có một trong các loại tài liệu sau: |
||
a |
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 5.000 m3 sản phẩm/năm trở lên |
|
|
b |
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên |
|
|
c |
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên |
|
|
d |
Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các điểm a, b, c nêu trên |
|
|
3 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có tài liệu sau: |
||
|
Phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật |
|
|
4 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về theo dõi nhập, xuất lâm sản phải có tài liệu sau: |
||
|
Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản được ghi chép đầy đủ theo đúng quy định pháp luật |
|
|
5 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau: |
||
a |
Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế |
|
|
b |
Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật |
|
|
c |
Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp |
|
|
d |
Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội và y tế đối với người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội |
|
|
đ |
Người lao động là thành viên tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp |
|
|
II |
TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP |
||
1 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ khai thác gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp khai thác gỗ làm nguyên liệu chế biến |
||
a |
Chấp hành quy định về trình tự, thủ tục khai thác gỗ |
|
|
b |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
|
|
c |
Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác |
|
|
2 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ sau tịch thu làm nguyên liệu chế biến |
||
a |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
|
|
b |
Bản sao hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu |
|
|
3 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu chế biến |
||
a |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
|
|
b |
Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu |
|
|
4 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ trong quá trình mua bán, vận chuyển; chế biến |
||
a |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
|
|
b |
Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ |
|
|
5 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sử dụng gỗ nguyên liệu do doanh nghiệp tự trồng trên đất của doanh nghiệp |
||
a |
Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng |
|
|
b |
Bản sao hồ sơ gỗ khai thác theo quy định của pháp luật |
|
|
|
……….., ngày.... tháng... năm ... |
Ghi chú:
(1) Trường hợp tự kê khai bằng bảng giấy thì doanh nghiệp kê khai phải thực hiện nội dung này.
Mẫu số 09. Bảng mô tả hàng hóa bổ sung
BẢNG MÔ TẢ HÀNG HÓA BỔ SUNG
(Kèm theo giấy phép số ....)
No/ STT |
Commercial Description of the timber products/ Mô tả hàng hóa |
HS code/mã HS |
Common and scientific name/ Tên phổ thông và tên khoa học |
Countries of barvest/Quốc gia khai thác |
ISO code of country of harvest/Mã ISO của quốc gia khai thác |
Volume/Khối lượng lô hàng (m3) |
Net weight (kg)/Trọng lượng (kg) |
Number of units/Đơn vị tính khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Place/Nơi cấp |
Date (DD/MM/YY)/Ngày cấp |
Signature and stamp of issuing authority/ |
Template 1: FLEGT Licence Format/Mẫu 1: Giấy phép FLEGT
European Union/Liên minh châu Âu FLEGT
1 |
1. Issuing authority/Cơ quan cấp phép: Name, address/Tên, địa chỉ: |
2. Importer/Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: Name, address/Tên, địa chỉ: |
|
||
ORIGINAL/BẢN GỐC |
|
|
|
||
3. FLEGT licence number/Số giấy phép FLEGT: |
4. Date of Expiry (DD/MM/YYYY)/ Ngày hết hạn: 4.1. Date of Expiry of the Extened Licence (DD/MM/YYYY)/Ngày hết hạn của giấy phép được gia hạn: |
|
|||
5. Country of export/Nước xuất khẩu: |
7. Means of Transport/Phương tiện vận chuyển: |
|
|||
6. ISO code/Mã ISO: |
|
||||
8. Licensee/Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép: Name, address/Tên, địa chỉ: |
|
||||
|
9. Commercial description of the timber products/Mô tả hàng hóa: |
10. HS-heading/Mã HS: |
|
||
1 |
|
||||
|
|
||||
11. Common and Scientific names/Tên phổ thông và khoa học: |
12. Countries of harvest/Quốc gia khai thác: |
13. ISO Code of Countries of harvest/Mã ISO của quốc gia khai thác: |
|
||
14. Volume (m3)/Khối lượng lô gỗ (m3): |
15. Net weight (kg)/Trọng lượng thực (kg) |
16. Number of units/Đơn vị tính khác: |
|
||
17. Distinguishing marks (if any)/Ký hiệu nhận diện (nếu có) |
|
||||
18. Signature and stamp of issuing anthoiity/Chữ ký và con dấu của Cơ quan cấp phép: |
|
||||
Place/Nơi cấp |
Signature and stamp of |
|
|||
Date (DD/MM/YYYY)/Ngày cấp |
|
||||
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Điền bằng chữ in hoa.
(2) Mã ISO là mã quốc tế gồm hai chữ cái của quốc gia.
(3) Ô 2 chỉ dành cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Số ô |
Nội dung |
Ý nghĩa |
1 |
Cơ quan cấp giấy phép |
Nêu rõ tên, địa chỉ đầy đủ của cơ quan cấp giấy phép |
2 |
Thông tin cho cơ quan chức năng của Việt Nam |
Nêu rõ tên, địa chỉ đầy đủ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu |
3 |
Số giấy phép FLEGT |
Nêu rõ số giấy phép theo thứ tự quy định |
4 |
Ngày hết hạn |
Nêu rõ ngày hết hạn của giấy phép |
4.1 |
Ngày gia hạn |
Nêu rõ ngày hết hạn của giấy phép được gia hạn (áp dụng trong trường hợp gia hạn giấy phép FLEGT) |
5 |
Nước xuất khẩu |
Là quốc gia mà xuất khẩu chuyến hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang EU |
6 |
Mã ISO |
Nêu rõ mã hai chữ cái của quốc gia được ghi trong Ô số 5 |
7 |
Vận chuyển |
Nêu rõ phương tiện vận chuyển tại điểm xuất khẩu |
8 |
Tổ chức, cá nhân được cấp phép |
Nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu |
9 |
Mô tả hàng hóa |
Mô tả về (các) loại gỗ và sản phẩm gỗ |
10 |
Mã HS và mô tả mã HS |
Ghi mã 4 chữ số hoặc 6 chữ số của hàng hóa theo Hệ thống Hài hòa mô tả và mã hàng hóa |
11 |
Tên thông thường và khoa học |
Nêu rõ tên thông thường hoặc khoa học của chủng loại gỗ được sử dụng trong sản phẩm. Trong trường hợp có nhiều hơn một chủng loại gỗ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm thì ghi từng chủng loại gỗ tại mỗi dòng khác nhau. Trong trường hợp sản phẩm đó được sản xuất từ nhiều chủng loại gỗ mà không thể nhận diện được riêng biệt thì không nhất thiết phải ghi (ví dụ như ván dăm) |
12 |
Quốc gia khai thác |
Nêu rõ tên các quốc gia xuất xứ đối với các chủng loại gỗ được ghi trong Ô số 10 trong trường hợp có nhiều hơn một chủng loại gỗ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm đó được sản xuất từ nhiều chủng loại gỗ mà không thể nhận diện được riêng biệt thì không nhất thiết phải ghi (ví dụ như ván dăm) |
13 |
Mã ISO của quốc gia khai thác |
Nêu rõ mã của các quốc gia được ghi tại Ô số 12. Nếu sản phẩm được sản xuất từ nhiều chủng loại gỗ mà không thể nhận diện được riêng biệt thì không nhất thiết phải ghi (ví dụ như ván dăm) |
14 |
Khối lượng lô hàng |
Ghi tổng khối lượng tính bằng m3. Có thể bỏ qua nếu thông tin trong Ô số 15 đã được điền |
15 |
Trọng lượng thực |
Ghi tổng trọng lượng tính bằng kg. Đây là trọng lượng thực của sản phẩm không bao gồm bao bì và thùng đựng sản phẩm, ngoại trừ miếng đệm, miếng dán, giá đỡ v.v... Có thể bỏ qua nếu thông tin trong Ô số 14 đã được điền (khối lượng sai số không vượt quá 10%) |
16 |
Đơn vị tính khác |
Ghi rõ đơn vị tính khác để tính khối lượng, trọng lượng của sản phẩm (nếu có). |
17 |
Ký hiệu nhận diện |
Ghi rõ bất kỳ dấu hiệu nhận diện, ví dụ như số lô, số vận đơn (nếu có). |
18 |
Chữ ký và con dấu của cơ quan cấp phép |
Người được ủy quyền của cơ quan cấp phép sẽ ký vào ô này và được đóng dấu của cơ quan cấp phép. Nơi cấp và ngày cấp cũng sẽ được ghi rõ |
Mẫu số 11. Đề nghị cấp giấy phép FLEGT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP FLEGT
Kính gửi: ……………………………..
1. Thông tin chung:
- Tên chủ gỗ đề nghị cấp giấy phép(1): ………………………………………………..
MST/MSDN/CMND/CCCD (2):.. ………………………………………………………..
- Địa chỉ(3): . . …………………………………………………………………………….
- Điện thoại: …………..; Fax (nếu có): …………..; Email: ………………………….
2. Nội dung đề nghị: …………………………………………………………………….
- Số lượng (bằng chữ): …………………………………………………………………
- Đơn vị: ………………………………………………………………………………….
3. Mô tả chi tiết: …………………………………………………………………………
4. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có): …………………………………………………………………………………………….
5. Thời gian dự kiến xuất khẩu: ……………………………………………………….
6. Cửa khẩu xuất khẩu (nêu rõ tên cửa khẩu, tên quốc gia): ………………………
7. Hồ sơ kèm theo gồm(4): ………………………………………………………………
Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.
|
……….., ngày …… tháng ……. năm ...... |
Ghi chú:
(1) Ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/ghi đầy đủ họ, tên đối với cá nhân.
(2) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(3) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.
(4) Kê khai các hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BIÊN BẢN XÁC MINH
Về việc(1) ………………………………………
Căn cứ(2) ……………………………………………………………………………….
Hôm nay, hồi ………. giờ …….., ngày ………. tháng ………. năm ……………,
tại(2)....………………………………………………………………………………….
Đoàn kiểm tra tiến hành xác minh về(1). ……………………………………………..
I. THÀNH PHẦN
1. Đại diện Đoàn/Tổ xác minh:
- Ông (bà) ………………………………………; chức vụ: .………………………….
- Ông (bà) ………………………………………; chức vụ: .………………………….
2. Đại diện doanh nghiệp:
- Ông (bà) ………………………………………; chức vụ .…………………………..
- Ông (bà) ………………………………………; chức vụ .…………………………..
II. NỘI DUNG XÁC MINH
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
III. KẾT LUẬN SAU XÁC MINH
…………………………………………………………………………………………………….
Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã ghi và kết luận nêu trên, cùng thống nhất, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.
Biên bản lập thành …….. bản, giao mỗi bên 01 bản./.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC XÁC MINH |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ ĐOÀN XÁC MINH |
Ghi chú:
(1) Nội dung xác minh.
(2) Ghi căn cứ tiến hành xác minh.
Mẫu số 13. Đề nghị gia hạn/cấp thay thế/cấp lại giấy phép FLEGT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/CẤP THAY THẾ/CẤP LẠI GIẤY PHÉP FLEGT
Kính gửi:..............................................................
1. Thông tin về chủ giấy phép:
- Tên chủ giấy phép(1): ………………………………………………………………………….
- Địa chỉ(2): ……………………………………………………………………………………….
- Điện thoại: ……………….; Fax (nếu có): ……………..; Email: …………………………..
2. Thông tin về giấy phép FLEGT đã cấp trước đó:
- Ngày cấp: ………./………/………..
- Số giấy phép: …………………………………
- Ngày hết hạn của giấy phép: ……../……../………
3. Lý do đề nghị gia hạn/cấp thay thế/cấp lại giấy phép FLEGT trước đó(3): ………
…………………………………………………………………………………………………….
4. Thời gian đề nghị gia hạn/cấp lại: ………………../………………../…………………
5. Hồ sơ kèm theo gồm(4): ……………………………………………………………………
Chúng tôi/tôi cam kết những nội dung kê khai trong bản giấy đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.
Đề nghị Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES xem xét gia hạn/cấp giấy phép thay thế/cấp lại giấy phép FLEGT./.
|
…….., ngày …. tháng ….. năm …. |
Ghi chú:
(1) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
(2) Ghi địa chỉ trụ sở, số, ngày đăng ký kinh doanh, số điện thoại liên hệ đối với tổ chức; ghi địa chỉ thường trú, điện thoại đối với cá nhân.
(3) Ghi rõ một trong các lý do theo quy định tại khoản 1 Điều 17 hoặc Điều 18 hoặc Điều 19 Nghị định này.
(4) Kê khai các hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 hoặc Điều 18 hoặc Điều 19 Nghị định này.
Mẫu số 14. Báo cáo tình hình nhập khẩu, xuất khẩu gỗ
ĐƠN VỊ BÁO CÁO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU GỖ(1)
(Tháng ….. năm 20.....)
TT |
Tên gỗ(2) |
Nguồn gốc gỗ(3) |
Nhóm loài gỗ(4) |
Đơn vị tính |
Gỗ nhập trong kỳ |
Gỗ xuất trong kỳ |
Gỗ tồn cuối kỳ |
|
|
||||
Tồn kho đầu kỳ |
Nhập trong kỳ |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|||||||
Khối lượng |
Số hóa đơn hoặc Tờ khai hải quan |
|
Khối lượng |
Số hóa đơn hoặc Tờ khai hải quan |
|
|
|
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHỦ GỖ |
Ghi chú:
(1) Áp dụng báo cáo đột xuất và báo cáo định kỳ.
(2) Ghi tên thương mại của loài gỗ theo từng loài và theo dõi theo số hóa đơn khi nhập, xuất gỗ.
(3) Ghi rõ gỗ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên (RTN), rừng trồng (RTR) hoặc gỗ sau xử lý tịch thu (TT) hoặc gỗ nhập khẩu (NK).
(4) Ghi gỗ thuộc các Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc thuộc loài thông thường (TT).
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ
(Kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
STT |
Tiêu chí |
I |
TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP |
1 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có các loại tài liệu sau: |
a |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài) |
b |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất |
2 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có một trong các loại tài liệu sau: |
a |
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 5.000 m3 sản phẩm/năm trở lên |
b |
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên |
c |
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên |
d |
Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các điểm a, b, c nêu trên |
3 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có tài liệu sau: |
- |
Phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật |
4 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về theo dõi nhập, xuất lâm sản phải có tài liệu sau: |
- |
Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản được ghi chép đầy đủ theo đúng quy định pháp luật |
5 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau: |
a |
Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế |
b |
Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật |
c |
Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp |
d |
Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội và y tế đối với người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội |
đ |
Người lao động là thành viên tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp |
II |
TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP |
1 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ khai thác gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp khai thác gỗ làm nguyên liệu chế biến. |
a |
Chấp hành quy định về trình tự, thủ tục khai thác gỗ |
b |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
c |
Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác |
2 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ sau tịch thu làm nguyên liệu chế biến |
a |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
b |
Bản sao hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu |
3 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu chế biến |
a |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
b |
Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu |
4 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ trong quá trình mua bán, vận chuyển; chế biến |
a |
Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật |
b |
Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ |
5 |
Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sử dụng gỗ nguyên liệu do doanh nghiệp tự trồng trên đất của doanh nghiệp |
a |
Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng |
b |
Bản sao hồ sơ gỗ khai thác theo quy định của pháp luật |
DANH MỤC HÀNG HÓA: MÃ CÁC MẶT HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ ĐƯỢC CẤP PHÉP FLEGT
(Kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
Mã HS |
Mô tả |
Ghi chú |
Chương 44 |
Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ |
|
4401 |
Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; vỏ bào, dăm gỗ; mùn cưa và phế liệu gỗ, đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh, viên hoặc các dạng tương tự |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4403 |
Gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô |
|
4406 |
Tà vẹt đường sắt hoặc đường xe điện (thanh ngang) bằng gỗ |
|
4407 |
Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6 mm |
|
4408 |
Tấm gỗ để làm lớp mặt (kể cả những tấm thu được bằng cách lạng gỗ ghép), để làm gỗ dán hoặc để làm gỗ ghép tương tự khác và gỗ khác, đã được xẻ dọc, lạng hoặc bóc tách, đã hoặc chưa bào, chà nhám; ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6 mm. |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4409 |
Gỗ (kể cả gỗ thanh và viền dải gỗ trang trí để làm sàn, chưa lắp ghép) được tạo dáng liên tục (làm mộng, soi rãnh, bào rãnh, vát cạnh, ghép chữ V, tạo gân, gờ dạng chuỗi hạt, tạo khuôn hình, tiện tròn hoặc gia công tương tự) dọc theo các cạnh, đầu hoặc bề mặt, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc nối đầu |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4410 |
Ván dăm, ván dăm định hướng (OSB) và các loại ván tương tự (ví dụ, ván xốp) bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa liên kết bằng keo hoặc bằng chất kết dính hữu cơ khác |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4411 |
Ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4412 |
Gỗ dán, tấm gỗ dán ván lạng và các loại gỗ ghép tương tự |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
441300 |
Gỗ đã được làm tăng độ rắn, ở dạng khối, tấm, thanh hoặc tạo hình |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
441400 |
Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự. |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4415 |
Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự, bằng gỗ; tang cuốn cáp bằng gỗ; giá kệ để kê hàng, giá để hàng kiểu thùng và các loại giá để hàng khác, bằng gỗ; vành đệm giá kệ để hàng bằng gỗ |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4416 |
Thùng tô nô, thùng tròn, thùng hình trống, hình trụ, có đai, các loại thùng có đai khác và các bộ phận của chúng, bằng gỗ, kể cả các loại tấm ván cong |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4418 |
Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả panel gỗ có lõi xốp, panel lát sàn và ván lợp đã lắp ghép |
Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
Chương 94 |
Đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự |
|
940330 |
Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng |
|
940340 |
Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp |
|
940350 |
Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ |
|
940360 |
Đồ gỗ nội thất bằng gỗ khác |
|
Ghi chú: Các sản phẩm gỗ hỗn hợp bao gồm các sản phẩm gỗ theo mã HS Chương 44 và 94, ngoại trừ các mã HS: 4403, 4406, 4407
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 102/2020/ND-CP |
Hanoi, September 01, 2020 |
VIETNAM TIMBER LEGALITY ASSURANCE SYSTEM
Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;
Pursuant to the Voluntary Partnership Agreement on Forest Law Enforcement, Governance and Trade (VPA/FLEGT) between Vietnam and Europe Union, which comes into force from June 01, 2019;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government promulgates a Decree on Vietnam Timber Legality Assurance System .
1. This Decree provides for Vietnam Timber Legality Assurance System (VNTLAS) for export and import; criteria, authority, procedures for classifying timer producers and exporters; issuance of FLEGT licenses.
2. Regulations of law on management, tracing of origins of forestry products and relevant legislative documents shall apply to VNTLAS for harvest, transport, trade and processing of timber.
This Decree applies to domestic organizations, household businesses, households, communities, individuals; foreign organizations and individuals involved in the activities mentioned in Article 1 of this Decree.
For the purpose of the Decree, the terms below are construed as follows:
1. “legal timber” means timber or timber products (hereinafter referred to as “timber”) that are harvested, imported, confiscated, transported, traded, processed, exported in accordance with Vietnam’s law, relevant regulations of international treaties to which Vietnam is a signatory and relevant laws of the country in which the timber is harvested.
2. “FLEGT license” means a document issued by a CITES authority of Vietnam for export, temporary import and re-export of timber shipments (except confiscated shipment) to Europe Union (EU) in accordance with this Decree, the VPA/FLEGT and relevant legislative documents.
3. “owner” means an organization, household business, household, community or individual who has the legal ownership to the timber as prescribed by law.
4. An “organization” can be an enterprise, cooperative, cooperative union, management board or a protection forest or specialized forest, or any other organization established in accordance with regulations of law.
5. “verification” means inspection of the legitimacy, legality and consistency of the documents and the actual import/export shipment of timber.
6. “local forest protection body” can be a district-level forest protection body or provincial forest protection body where district-level forest protection bodies are not available.
7. A “shipment” means a single export/import/temporary import/re-export shipment of a specific amount of timber according to the export/import/temporary import/re-export documents.
8. “enterprise classification system” means a system for receiving, processing, storing and publishing information about enterprise classification.
9. “relevant laws of the country of harvest“ means applicable regulations of law of that country on harvest, management of forests, timber taxes, trade and customs.
10. “timber declaration” means information about the timber shipment provided by the owner upon import/export of timber. The owner shall be legally responsible for the declared information and legal timber origins in the packing list.
11. A “low risk country” means a country that satisfies one of the criteria specified in Clause 1 Article 5 of this Decree.
12. “high risk timber” means timber that satisfies one of the criteria specified in Clause 1 Article 6 of this Decree.
13. “due diligence” of the importer means the responsibility of the importer to provide information about legality of the imported timber, implement measures for assessing and minimizing risks required by the country of harvest and this Decree; and take responsibility for the information they provided.
MANAGEMENT OF IMPORTED AND EXPORTED TIMBER
Section 1. MANAGEMENT OF IMPORTED TIMBER
1. Imported timber must be legal, undergo all import procedures, be inspected and monitor by the customs in accordance with customs laws.
2. Risk management principles shall apply to management of imported timber to prevent, discover, stop and deal with violations of law, ensuring timber is imported legally while encouraging organizations and individuals to comply with law.
3. Imported timber shall undergo risk management according to the criteria specified in Article 5 and Article 6 of this Decree on determination of low risk and high risk countries, low risk and high risk timber.
4. The timber importer shall be legally responsible for:
a) Legal origins of the timber according to relevant laws of the country of harvest;
b) Comply with the request for information according to the criteria for evaluation of exporting countries prescribed in Article 5 of this Decree and the criteria for determination of risk category of imported timber prescribed in Article 6 of this Decree.
c) In the cases specified in Point c Clause 2 Article 7 of this Decree: Provide documents; declare the origin of imported timber; take responsibility for the accuracy of the documents provided and information declared.
5. Documents for sale, transfer of imported timber:
a) In case the importer sells all or part of the import shipment to one or more than one buyers, the importer shall prepare a packing list by extracting information from the packing list for imported timber, make copies of the timber dossier for import bearing the importer’s signature and seal (if any), provide them for the buyers and retain the original copies;
a) In case the buyer mentioned in Point a of this Clause sells all or part of the import shipment to another buyer, the seller shall prepare a packing list by extracting information from the previous packing list, make copies of the timber dossier for import bearing the seller’s signature and seal (if any), provide them for the buyer and retain the original copies;
c) In case the imported timber is sold to another buyer, the seller shall follow the instructions specified in Point b of this Clause;
d) Regulations of Point a, b or c of this Clause shall apply to other forms of ownership transfer.
Article 5. Criteria for determination and authority to announce low risk countries
1. Countries are considered low risk if:
a) They have an operative TLAS in place issuing FLEGT licenses; or
b) They have binding national regulatory frameworks on due diligence for timber legality covering the whole supply chain to the country of harvest recognized by Vietnam as meeting the VNTLAS criteria; or
c) The indicator for effectiveness of government according to World Bank Worldwide Governance Indicators (WGI) is from 0 and above. The regulatory system on for CITES implementation is rated I-level as announced by the CITES Secretariat and one of the two following are met: Vietnam has a bilateral agreement on timber legality with these countries, or countries have a national regulatory timber certification scheme recognized by Vietnam as meeting timber legality criteria prescribed by this Decree.
2. A country will be considered high risk if the criteria specified in Clause 1 of this Article are not satisfied.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries and central authorities in issuing and updating the list of low risk countries in accordance with international treaties to which Vietnam is a signatory.
The list of low risk countries shall be published on www.kiemlam.org.vn.
Article 6. Criteria for determination and authority to announce risk category of imported timber species
1. Imported timber species are considered high risk if:
a) The species are listed in any of the Appendices of CITES;
b) The species are critically endangered precious and rare species in Category IA and Category IIA; on Vietnam’s List of controlled species;
c) The timber species are imported into Vietnam for the first time;
d) The species are threatened with extinction in the country of harvest or illegally traded as determined by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries, central authorities and the organizations specified in international treaties to which Vietnam is a signatory.
2. Low risk species are defined as those not satisfying any of the criteria specified in Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with relevant authorities in updating and announcing the list of imported types of timber every 6 months on June 30 and December 31.
The list of imported types of timber, including their scientific name, common Vietnamese names and English names (if any), shall be published on www.kiemlam.org.vn.
Article 7. Timber dossier for import
While following customs procedures for the import shipment, in addition to the customs dossier prescribed by customs law, the importer shall submit the following documents to the customs authority where the declaration is registered:
1. Original copy of the packing list for imported timber (Form No. 01 or 02 in Appendix I hereof).
2. One of the following documents:
a) In case the timber is listed in a CITES Appendix: Copy of the CITES permit for export or re-export issued by a CITES authority of the exporting or re-exporting country; Copy of the CITES permit for import issued by a CITES authority of Vietnam;
b) In case timber is imported from a country that has entered a Timber Legality Agreement with EU and has an operative FLEGT licensing system: Copy of the FLEGT license to export issued by a competent authority of the exporting country;
c) In cases other than those specified in Point a or Point b of this Clause: Declaration of imported timber origin (Form No. 03 in Appendix I hereof).
Section 2. MANAGEMENT OF EXPORTED TIMBER
1. Exported timber must be legal, undergo all export procedures, be inspected and monitor by the customs in accordance with customs laws.
2. Exported timber shall be managed by types, importing countries and classification of timber processors and exporters.
3. Exported timber shall have CITES permits, FLEGT licenses or packing list prescribed by this Decree.
4. A shipment of exported timber that has been granted a FLEGT license will be prioritized while following customs procedures as prescribed by customs laws.
Article 9. Verification of timber origin before export
1. Subject of verification: Shipments of timber for export of owners other than Category I enterprises.
Verification is not required for shipments of timber derived from domestic cultivated forests for export to non-EU markets
2. Verifying authority: domestic forest protection authority.
3. An application for verification of timber origin for export shall consist of:
a) Original copy of Form No. 04 in Appendix I hereof;
b) Original copy of the packing list for exported timber (Form No. 05 or 06 in Appendix I hereof);
c) Copies of the timber dossier for import specified in Article 7 of this Decree or documents about origin of domestically harvested timber according to regulations on the Minister of Agriculture and Rural Development on management and tracing of forest product origins.
4. The owner shall sent submit the application in person, by post, by email or through the enterprise classification system.
5. Procedures:
a) The owner shall submit 01 application prescribed in Clause 3 of this Article to the domestic forest protection authority (verifying authority). Within 01 working day from the receipt of the application, the verifying authority shall carry out the verification or, if the application is invalid, instruct the owner in person or in writing to supplement the application;
b) The verifying authority shall complete the field check within 03 working days from the receipt of the valid application in accordance with Clause 6 of this Article and grant the certification. In case certification is not granted, the verifying authority shall send a written notification and provide explanation within 01 working day from the day on which the verification record is issued.
6. Inspecting export shipments of timber:
a) Inspection time: before the shipment is loaded onto the means of transport;
b) Inspection location: The warehouse/depot where the shipment is stored as requested by the owner;
c) Inspection contents: compare documents prepared by the owner with the actual weight, quantity, specifications, types and origin of timber; legality of the shipment; issue inspection record according to Form No. 07 in the Appendix hereof and certify the packing list;
d) 20% of the timber shipments shall undergo field check. When informed of violations, forest protection officials shall propose increase in this percentage and extension of inspection period for up to 02 more days to the head of the forest protection authority, who will be legally responsible for his/her decision.
Article 10. Timber dossier for export
While following customs procedures for the export shipment, in addition to the customs dossier prescribed by customs law, the importer shall submit one of the following documents to the customs authority where the declaration is registered:
1. a) If the timber is listed in a CITES Appendix: Original copy or electronic copy of the CITES permit for export issued by a CITES authority of Vietnam.
2. If the timber is not listed in any CITES Appendix:
a) In case timber is exported to EU market: Original copy or electronic copy of the FLEGT license;
b) In case timber is exported to non-EU markets:
If the owner is a Category I enterprise: Original copy of the packing list prepared by the owner.
If the owner is not a Category I enterprise: Original copy of the packing list prepared by the owner and certified by a domestic forest protection authority in accordance with Article 9 of this Decree.
3. In case the owner has completed the dossier for export and entrust another enterprise to export, the authorized enterprise shall enclose the entrustment contract with the documents mentioned in Clause 1 or Clause 2 of this Article.
CLASSIFICATION OF TIMBER PROCESSORS AND EXPORTERS
Article 11. General provisions
1. Enterprises shall be classified through the enterprise classification system.
2. The enterprise classification system shall be run by constantly updated with information about the enterprises’ operation and compliance to the law provided by the enterprises and verified by competent authorities as prescribed by this Decree.
3. The first classification shall be done when an enterprise signs up into the enterprise classification system. The second classification shall be carried out after 1 year from the first classification. The third and succeeding classifications shall be carried out every 02 years for Category I enterprises and every year for Category II enterprises from the previous classification date or from the date of conversion from Group I to Group II.
4. The provincial forest protection authority (or Provincial Department of Agriculture and Rural development if a provincial forest protection authority is not available) shall classify enterprises in accordance with Article 12 and Article 13 of this Decree.
Article 12. Classification criteria
1. Category I enterprises are those that:
a) Have been registered and operated for at least 01 year from the registration date in accordance with regulations of law on enterprise establishment and operation;
b) Comply with regulations of law on timber legality assurance of this Decree and the Minister of Agriculture and Rural Development; and
c) Prepare and submit reports in accordance with Clause 4 Article 27 of this Decree and retain original documents as prescribed by law;
d) Not commit any of the violations specified in Clause 4 Article 13 of this Decree;
dd) The criteria mentioned in Point a and Point b of this Clause are specified in Appendix II hereof.
2. Category II enterprises are those that fail to satisfy any of the criteria specified in Clause 1 of this Article.
Article 13. Classification procedures
1. Subjects of classification: legally established enterprises that process and export timbers.
2. Applications shall be received and processed by the forest protection authority or Department of Agriculture and Rural development if a provincial forest protection authority is not available (hereinafter referred to as “receiving authority”) of the province where the enterprise’s headquarters or processing facility is located.
3. Procedures:
a) The applying enterprise (applicant) shall sign up into the enterprise classification system and complete Form No. 08 in Appendix hereof.
If the applicant cannot access the enterprise classification system, Form No. 08 may be submitted in person or sent by post to the receiving authority, which will enter information into the enterprise classification system;
b) Within 01 working day from the receipt of the enterprise’s information as prescribed in Point a of this Clause, the enterprise classification system will automatically classify the enterprise into Category I according to the criteria specified in Clause 1 Article 12 of this Decree.
If the information provided by the enterprise needs verifying, the receiving authority shall, within 03 working days from the day on which the classification result is available on the enterprise classification system, send a written notification of the time and contents of verification to the applicant. Within 05 working days from the notification date, the receiving authority shall cooperate with relevant agencies in verifying the information and inform the result to the applicant;
c) Within 03 working days from the day on which the enterprise is classified into Category I or the verification result is available as prescribed in Point b of this Clause, the receiving authority shall classify the enterprise into Category I if the criteria specified in Clause 1 Article 12 of this Decree are fully satisfied;
d) Within 01 working day from the day on which the enterprise is classified into Category I as prescribed in Point c of this Clause, the receiving authority shall inform the enterprise of the result. In case the criteria for Category I enterprises are not fully satisfied, the receiving shall inform and provide explanation for the enterprise.
4. In case a Category I enterprise or its legal representative is facing criminal prosecution as prescribed in Article 232 of the 2015’s the Criminal Code (amended in 2017) or incurs administrative penalties for illegal logging, deforestation, transport of forest products, trade or processing of forest products that carries a fine of 25.000.000 VND or above:
a) Within 01 working day from the day on which information about the violations is received from a competent authority, the receiving authority shall issue a decision to put the enterprise into Category II, update the enterprise classification system and provide explanation therein;
b) Within 01 working day from the day on which the enterprise classification system is updated, Forest Protection Department shall publish the list of reclassified enterprises on www.kiemlam.org.vn.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall elaborate regulations on enterprise classification.
FLEGT LICENSES AND INDEPENDENT EVALUATION
Article 14. General provisions
1. FLEGT licenses shall be granted for each export shipment of legal timber that is listed under Appendix III of this Decree of an exporter or that is temporarily imported at the first checkpoint of import into the EU market.
2. An export shipment of timber to the EU market will be granted only one FLEGT license before the customs declaration is registered.
3. FLEGT licensing shall be electronic. In case electronic licensing is not available or at the request of the owner, a physical FLEGT license may be issued provided it is updated to the electronic licensing system. The licensing authority shall retain the physical license and send an electronic photocopy of the issued FLEGT license to the FLEGT authority of the importing country in EU.
4. For a shipment of mixed timber where the details cannot be fully specified in the FLEGT license, the qualitative and quantitative information about the shipment shall be specified in the extra description sheet (Form No. 09 in Appendix I hereof).
5. For an export shipment of both timber that is listed in CITES appendices and timber that is not listed in CITES appendices to EU market, a single CITES license shall be issued in accordance with the Government’s Decree No. 06/2019/ND-CP. For timber that is listed in Cites appendices, the application for licensing shall be prepared in accordance with Clause 2 Article 23 of Decree No. 06/2019/ND-CP. For timber that is not listed in CITES appendices, the application for licensing shall be prepared in accordance with Clause 3 Article 16 of this Decree.
6. An FLEGT license is not required for any export shipment of timber to the EU market that has been granted a CITES license.
Article 15. FLEGT license and effective period of FLEGT license
1. An FLEGT license shall have the A4 paper size; information therein shall be written in both Vietnamese and English according to Form No. 10 in Appendix I hereof. The license shall bear the signature and seal of a CITES authority of Vietnam.
2. Erasures and changes are not permitted on the FLEGT license, except the license is renewed, replaced or reissued by a CITES authority of Vietnam.
3. The FLEGT will be effective for up to 06 months from its issuance date.
Article 16. Issuing the FLEGT license
1. The FLEGT license shall be granted for: legal timber that is listed under Appendix III of this Decree that is exported or temporarily imported to EU market, except timber subject to CITES licensing or shipments of products derived from confiscated timber.
2. FLEGT licensing authority: CITES authority of Vietnam (hereinafter referred to as “licensing authority”).
3. An application for the FLEGT license shall consist of:
a) Original copy of Form No. 11 in Appendix I hereof;
b) Original copy of the packing list if the applicant is a Category I enterprise; Original copy of the packing list certified by a domestic forest protection authority if the applicant is not a Category I enterprise;
c) Copy of the sale contract or equivalent;
d) Invoices prescribed by the Ministry of Finance (if any);
dd) Other documents proving legal origins of the export shipment of timber (if any).
4. The owner shall submit the application in person, by post or electronically (through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal).
5. Procedures:
a) The owner (applicant) shall submit 01 application prescribed in Clause 3 of this Article to the licensing authority. The licensing authority shall examine the validity of the application. If the application is invalid, the licensing authority shall, within 02 working days from the receipt of the application, inform and instruct the owner to supplement the application in writing, by email or through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal;
b) Within 05 working days from the receipt of the valid application, the licensing authority shall decide whether to issue the FLEGT license or reject the application, in which case the licensing authority shall inform the applicant and provide explanation.
In case of the legal origin of timber is suspicious, the licensing authority shall, within 03 working days from the receipt of the application, send a written notification of verification time to the applicant, the verifying authority and relevant authorities. The licensing authority shall take charge and cooperate with the verifying authority and relevant authorities in verifying the legality of the shipment. The verification shall not last longer than 10 working days from the notification date. A record shall be made according to Form No. 12 in Appendix 1 hereof when the verification is done.
c) Within 01 working day from the ending date of the verification, the licensing authority shall issue the FLEGT license if the shipment is eligible, or inform the applicant and provide explanation if the application is rejected;
d) Within 01 working day from the issuance date of the FLEGT license, the licensing authority shall provide the FLEGT license for the applicant, upload information about the issued FLEGT license to its website, and send a photocopy of the issued FLEGT license to the FLEGT authority of the importing country in EU.
6. For export shipment of timber samples for commercial purposes, the application for the FLEGT license shall contain the documents specified in Points a, b and dd Clause 3 of this Article.
Article 17. Renewing the FLEGT license
1. When an FLEGT expires before a licensed shipment of timber is exported, the owner may apply for renewal of the FLEGT license.
2. The licensing authority is also the renewing authority.
3. An application for renewal of the FLEGT license shall consist of:
a) Original copy of Form No. 13 in Appendix I hereof which has to contain the reason for renewal;
b) Original copy of the physical FLEGT license or electronic copy of the electronic FLEGT license.
4. The owner shall submit the application in person, by post or electronically (through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal).
5. Procedures:
a) The owner (applicant) shall submit 01 application prescribed in Clause 3 of this Article to the licensing authority. If the application is invalid, the licensing authority shall, within 02 working days from the receipt of the application, inform and instruct the owner to supplement the application in writing or through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal;
b) Within 03 working days from the receipt of the valid application, the licensing authority shall decide whether to renew the FLEGT license or reject the application, in which case the licensing authority shall inform the applicant and provide explanation;
c) Within 01 working day from the renewal date of the FLEGT license, the licensing authority shall provide the renewed FLEGT license for the applicant, upload information about the renewed FLEGT license to its website and inform the FLEGT authority of the importing country in EU. In case the application is rejected, the licensing authority shall, within 01 working day from the day on which the written rejection is signed, send a notification to the applicant.
6. Within 15 working days from the expiration date of the FLEGT license, the holder must apply for its renewal. The license shall be renewed by putting a new expiration date thereon and appending a seal in box 4.1. A renewed license will be effective for up to 02 more months from the renewal date.
Article 18. Replacing the FLEGT license
1. An FLEGT license will be replaced if it is lost, damaged or incorrect.
2. The licensing authority will replace the license.
3. An application for replacement of the FLEGT license shall consist of:
a) If the physical FLEGT license is lost: Original copy of Form No. 13 in Appendix I hereof;
b) If the physical FLEGT license is damaged or incorrect: Original copy of Form No. 13 in Appendix I hereof and original copy of the FLEGT license issued;
c) If the electronic FLEGT license is incorrect: Original copy of Form No. 13 in Appendix I hereof and electronic copy of the FLEGT license issued.
4. The owner shall submit the application in person, by post or electronically (through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal).
5. Procedures:
a) The owner shall submit 01 application prescribed in Clause 3 of this Article to the licensing authority. If the application is invalid, the licensing authority shall, within 02 working days from the receipt of the application, inform and instruct the owner to supplement the application in writing, by email or through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal;
b) In the cases specified in Point a Clause 3 of this Article: Within 02 working days from the receipt of the valid application, the licensing authority shall send General Department of Customs a request for verification of the customs clearance status of the shipment to which the FLEGT license is granted. Within 01 working day, from the receipt of the response from General Department of Customs, the licensing authority shall decide whether to replace the FLEGT license or reject the application, in which case the licensing authority shall inform the applicant and provide explanation;
c) In the cases specified in Point b and Point c Clause 3 of this Article: Within 03 working days from the receipt of the valid application, the licensing authority shall decide whether to replace the FLEGT license or reject the application, in which case the licensing authority shall inform the applicant and provide explanation;
d) Within 01 working day from the replacement date of the FLEGT license, the licensing authority shall provide the FLEGT license for the applicant, upload information about the reissued FLEGT license to its website and inform the FLEGT authority of the importing country in EU. In case the application is rejected, the licensing authority shall, within 01 working day from the day on which the written rejection is signed, send a notification to the applicant.
6. The specimen of the replacing FLEGT license specimen is provided in Form No. 10 in Appendix I hereof. The replacing license shall contain all information on the original license and bear the words “giấy phép thay thế” (“replacement”). The replacing license shall have the same expiration date as that of the original license.
Article 19. Reissuing the FLEGT license
1. The FLEGT license will be reissued if there are changes in the products, HS codes, timber species, unit or more than 10% difference in quantity or weight in the export shipment of timber.
2. The licensing authority will reissue the license.
3. The owner shall submit the application in person, by post or electronically (through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal).
4. An application for reissuance of the FLEGT license shall consist of:
a) If the quantity or weight of the shipment is smaller than that specified in the FLEGT license: Original copy of Form 13 in Appendix I hereof and original copy of the physical FLEGT license or electronic copy of the electronic FLEGT license;
b) If the quantity or weight of the shipment is greater than that specified in the FLEGT license or the products, HS codes or timber species in the shipment are changed: the documents specified in Point a of this Clause, Points b, c, dd Clause 3 Article 16 of this Decree.
5. Procedures:
a) In the cases specified in Point a Clause 4 of this Article:
The owner (applicant) shall submit 01 application specified in Point a Clause 4 of this Article to the licensing authority.
If the application is invalid, the licensing authority shall, within 01 working day from the receipt of the application, inform and instruct the owner to supplement the application in writing, by email or through the National Single-window Information Portal, FLEGT Licensing System or National Public Service Portal.
Within 02 working days from the receipt of the valid application, the licensing authority shall decide whether to reissue the FLEGT license or reject the application, in which case the licensing authority shall inform the applicant and provide explanation.
c) Within 01 working day from the reissuance date of the FLEGT license, the licensing authority shall provide the FLEGT license for the applicant, upload information about the reissued FLEGT license to its website and inform the FLEGT authority of the importing country in EU. In case the application is rejected, the licensing authority shall, within 01 working day from the day on which the written rejection is signed, send a notification to the applicant.
b) In the cases specified in Point b Clause 4 of this Article: follow the procedures specified in Clause 5 Article 16 of this Decree.
6. The reissued FLEGT will be effective for up to 06 months from the reissuance date.
Article 20. Revoking the FLEGT license
1. The FLEGT license will be revoked if:
a) It is voluntarily returned by the owner (license holder);
b) The FLEGT expires but the owner does not export the shipment or apply for renewal of the license, in which case the owner shall return the license to the licensing authority within 10 days from its expiration date;
c) Violations relevant to the export shipment of timber of law are discovered after the FLEGT license is issued;
d) The owner forges or falsifies information on the issued FLEGT license.
2. The licensing authority will revoke the license.
3. Procedures:
a) In the cases specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article where the FLEGT license is issued electronically, the owner shall return the license to the licensing authority through the electronic FLEGT licensing system. The licensing authority shall invalidate the license on the system;
b) In the cases specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article where the FLEGT license is issued physically, the owner shall return the license to the licensing authority in person or by post;
c) In the cases specified in Point c and Point d Clause 1 of this Article, the licensing authority shall issue a decision to revoke the FLEGT license;
d) The licensing authority shall upload information about the revoked FLEGT license to its website and inform the FLEGT authority of the importing country in EU.
4. The physical FLEGT license that is revoked and the decision on revocation shall be retained for 05 years.
Article 21. Electronic issuance of the FLEGT license
1. A physical application is not required after an electronic application has been submitted by the owner. The electronic application shall be photocopies of the original copies, unless they have digital signatures.
2. The owner shall retain the original copies of the documents specified in Articles 16, 17, 18, 19 of this Decree for 05 years from the submission date and provide them for competent authorities when requested.
3. In case of a physical FLEGT license, owner shall submit the application for renewal, replacement or reissuance of the license in person or by post.
Section 2. INDEPENDENT EVALUATION
Article 22. Identification of independent evaluator
1. The independent evaluator shall be a juridical person in Vietnam.
2. The independent evaluator must not participate in the import, processing and export of timber or formulation of forestry regulatory documents; forest management and timber trade.
3. The independent evaluator shall have a quality control system suitable with ISO 17021 or equivalent.
4. The independent evaluator’s personnel shall have professional qualifications and practical experience of audit and evaluation relevant to forest management, protection and utilization; forest product processing and trade.
5. The independent evaluator must not have any conflict of interest resulting from a relationship with timber importers, processors, exporters and forestry sector regulatory authorities.
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall consult with the organizations specified in the International Treaties to which Vietnam is a signatory in appointing the independent evaluator in accordance with bidding laws.
Article 23. Evaluation contents
1. The implementation of the VNTLAS; control of the supply chain and data management; classification of enterprises and certification of timber for export.
2. FLEGT licensing.
3. Difficulties that occur during the implementation of the VNTLAS.
4. Other contents decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the organizations specified in the International Treaties to which Vietnam is a signatory.
5. The evaluation framework shall be decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the organizations specified in the International Treaties to which Vietnam is a signatory.
Article 24. Evaluation methodology, evaluation frequency and reporting
1. The independent evaluation methodology shall conform to ISO 19011, ISO 17021 or equivalent under decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the organizations specified in the International Treaties to which Vietnam is a signatory.
2. Frequency: every 06 months in the first year after the FLEGT license is issued; every 12 months in the next two years. after 03 years, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall cooperate with the organizations specified in the International Treaties to which Vietnam is a signatory in deciding the evaluation frequency.
3. Reporting: Within 15 days from the end of the evaluation, the independent evaluator shall submit a report to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the organizations specified in the International Treaties to which Vietnam is a signatory.
Article 25. Responsibilities of the Minister of Agriculture and Rural Development
1. Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in providing guidance and organizing the implementation of this Decree within their jurisdiction.
2. Cooperate with relevant ministries, central authorities and the People’s Committees of provinces in inspecting and supervising the implementation of this Decree.
3. Preside over the development of the database of enterprise classification and forestry-related violations; operation of the FLEGT licensing system and FLEGT licensing data; provide guidance on management and use of this database.
4. Reach a consensus with the Joint Implementation Committee (JIC) on evaluation methodology and evaluation of necessary preparations for the FLEGT licensing in accordance with VPA/FLEGT; propose the effective date of the Decree on management of timber of export specified in Section 2 Chapter II and FLEGT licensing specified in Section 1 Chapter IV of this Decree to the Prime Minister.
Article 26. Responsibilities of the People’s Committees of provinces
1. Organize promotion of the VNTLAS in accordance with this Decree.
2. Provide guidance and supervise local authorities implementing this Decree.
3. Request relevant authorities to cooperate with forest protection authorities in classifying enterprises in accordance with this Decree.
Article 27. Responsibilities of forest protection authorities, FLEGT licensing authorities, customs authorities, relevant organizations and individuals
1. Forest protection authorities:
a) Provincial forest protection authorities (or Departments of Agriculture and Rural development of provinces in which provincial forest protection authorities are not available) shall preside over the certification of timber for export; organize the enterprise classification; inspect and supervise compliance to the law of organizations and individuals within their jurisdiction; manage and trace origins of timber; retain documents in accordance with this Decree and relevant laws; retain, backup and protect data about transactions on the enterprise classification system;
b) Forest Protection Department shall develop, manage and operate the enterprise classification system; implement necessary measures to protect information and data therein; ensure accurate, timely and effective sharing of information for relevant organizations and individuals; inspect and supervise the process of enterprise classification, compliance to regulations of law on timber production and processing nationwide; announce enterprise classification results; advise the Ministry of Agriculture and Rural Development disclosing information in accordance with this Decree.
2. Licensing authorities shall:
a) Manage the issuance, renewal, revocation, reissuance and replacement of FLEGT licenses in accordance with this Decree;
b) Manage the database of applications for FLEGT licensing, including granted and rejected applications;
c) Provide information to clarify FLEGT licensing issues at the request of competent authorities of importing countries in case of suspicious authenticity and legitimacy of the license.
3. Customs authorities shall:
a) Cooperate with forest protection authorities and relevant authorities in verifying legality of import and export shipments of timber;
b) Inspect and certify packing lists of imported timber.
4. Other organizations and individuals shall:
a) Take legal responsibility for the accuracy and legality of timber in harvesting, import, transport, trade, processing and export; comply with timber legality requirements prescribed in this Decree and relevant laws;
b) Retain timber dossiers for 05 years from the day on which timber is sold;
c) Timber importers and exporters shall submit reports every 03 months on last day of each quarter to the domestic forest protection authority according to Form No. 14 in Appendix I hereof. Provide information about import and export of timber at the request of competent authorities;
d) Declare, explain, provide information about origins of imported and exported timber in accordance with this Decree and facilitate inspection and supervision by competent authorities.
1. This Decree comes into force from October 30, 2020, except the cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Within 30 working days from the day on which the Ministry of Agriculture and Rural Development reaches a consensus with JIC as prescribed in Clause 4 Article 25 of this Decree, the Prime Minister will issue a decision on effective dates of regulations on management of timber for export prescribed in Section 2 Chapter II and FLEGT licensing prescribed in Section 1 Chapter IV of this Decree.
3. Regulations of Chapter III of this Decree on classification of timber processors and exporters shall come into force after 18 months from the effective date of this Decree.
4. Regulations of Article 17 of Circular No. 27/2018/TT-BNNPTNT on timber dossiers for import cease to have effect from the effective date of this Decree.
5. Regulations of Article 26 of Circular No. 27/2018/TT-BNNPTNT on timber dossiers for export cease to have effect from the effective date of the Prime Minister’s decision mentioned in Clause 2 of this Article.
Before the effective date of the Prime Minister’s decision mentioned in Clause 2 of this Article, timber dossiers for export shall be prepared in accordance with applicable regulations of law.
Article 29. Transition clauses
For import shipments of timber whose customs declarations have been registered before the effective date of this Circular and that have not been granted customs clearance, regulations on management of imported timber that are applicable when the customs declarations are registered shall apply.
Article 30. Responsibility for implementation
1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall organize the implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Form No. 02. Packing list of imported timber products
..................................... |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No(1): /BKSPGNK |
Page No. (2):…..Total pages: ......... |
PACKING LIST OF IMPORTED TIMBER PRODUCTS
1. Timber owner (3):…………… TIN/Business identification number/ID number (4):……………
2. Address (5): .........................................................................................................
3. Phone number: .........……….; Email: .................................................
4. Import customs declaration No.(6):………; Bill of lading No.: .......................
5. Country of harvest: ..................................................................................
6. Exporting country: .......................................................................................
7. Importing port/place of entry: ...........................................................................
8. Details about imported timber products:
No. |
Name of timber product (7) |
Serial number/ label (if any) |
Unit |
Name of material timber (8) |
Quantity |
Volume/Weight |
Notes |
|||
Common name/commercial name |
English name |
Botanical name |
Species (9) |
|
|
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Total: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
We/I hereby declare that all the information given above is true and correct to the best of our/my knowledge and belief. In case any of the above information is found to be false or untrue, we are/I am aware that we/I may be held liable for it./.
CERTIFIED BY THE CUSTOM AUTHORITY OF PLACE OF ENTRY (10) |
[Date]………….. |
Notes:
At the end of each page, insert total quantity and volume of that page and the signature of the owner; at the end of the document, insert total quantity and volume of each type of timber product in the document.
(1) Serial number of the packing list of timber products, inserted by the owner according to the series of packing lists made in the year. For example 20/001: 20 means 2020; 001 is the number order of the packing list.
(2) Number of pages of the packing list: If the packing list has more than 1 page, the declarant must clarify the page number/total page for verification by the competent authority.
(3) Insert the business name in Vietnamese or English (if any) for corporate or full name for individual.
(4) Insert the number of business registration or business identification number or TIN for corporate/ID or citizen ID for individual.
(5) Insert address as stated in the business registration certificate for corporate/Permanent residential address as stated in the ID or citizen ID for individual.
(6) Insert this information upon completion of the import procedure by the owner.
(7) Insert the code of timber product as specified in the Appendix III thereto.
(8) Insert the timber from which the material timber product is derived, if the timber product is derived from a mixed timber, the names shall be insert following the order of priority below: Name of timber in CITES Appendixes; name of timber in the List of Endangered, Precious and Rare Species of Wild Fauna and Flora; if the mixed timber is common timber, the highest-portion timber shall be named.
(9) Insert timber in CITES Appendixes (I, II) or timber in the List of Endangered Species of Wild Fauna and Flora (Category IA, IIA) or timber of common species (TT).
(10) Upon completion of customs clearance, the customs authority of the place of entry shall certify the packing list.
Form No. 03. Packing list of origin of imported timber
PACKING LIST OF ORIGIN OF IMPORTED TIMBER
A. GENERAL INFORMATION ABOUT SHIPMENT
1. Name and address of importer (1): …………………………………………………….
2. Name and address of exporter (2): ……………………………………………………..
3. Description of goods (3): ……………………………………………………………………………..
4. HS code: ………………………………………………………………………………………….
5. Botanical name of species: ………………………………………………………………………..
6. Commercial name of species (4): …………………………………………………………………..
7. Volume/Weight/Quantity of good (5): …………………………………………..
8. Bill of Lading No. ………………………………………………………………………………
9. Invoice No. …………………………………………………………………………………….
10. Packing list of timber (6): ……………………………………………………………………………….
11. Exporting country: ………………………………………………………………………………
12. Country of harvest: ……………………………………………………………………….
B. DEGREE OF RISK OF IMPORT SHIPMENT
Tick the appropriate box below depending on shipment condition:
□ B1. Low-risk timber species, timber from low-risk country, no additional documentation in Section C and D below required.
□ B2. High-risk timber species, timber from high-risk country, no additional documentation in Section C and D below required.
C. ADDITIONAL DOCUMENTATION
1. Material timber (for example: HS heading 4403, 4406, 4407)
If the timber is imported from high-risk timber species or high-risk country, the owner shall declare one of the documentation describing the origin of legally-harvested timber and present together with the following:
a) Voluntary certificate or national certificate of the exporting country that is recognized by Vietnam to meet the criteria of VNTLAS:
No. |
Name of certificate |
Ref. No. of certificate |
Validity period of certificate |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Timber logging license or equivalent:
No. |
Type of license or equivalent |
Number of license or equivalent |
Date of issue |
Issuing authority |
Notes |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c) If the country of harvest does not specify the logging license for the forest where the timber is harvested, additional documentation below is required:
No. |
Type of document (7) |
Number of document |
Date of issue |
Issuing authority |
Notes |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Country of harvest: |
|
||||
Name and address of supplier |
|
||||
Reason for not specifying logging license |
|
□ Attached copies of documents (if any)
d) If no logging document is available, additional information below is required:
No. |
Alternative document |
Number of document |
Date of issue |
Issuing authority |
Notes |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Country of harvest: |
|
||||
Name and address of supplier |
|
||||
Reason for absence of logging documentation |
|
□ Attached copies of alternative documents (if any)
2. Mixed timber product (for example: HS codes of chapter 44 and 94 except HS codes: 4403, 4406, 4407)
If the timber product is manufactured from high-risk timber species or high-risk country, the owner shall declare one of the documentation describing the origin of legally-harvested timber and present together with the following:
a) Voluntary certificate or national certificate of the exporting country that is recognized by Vietnam to meet the criteria of VNTLAS:
No. |
Certificate (name and type) |
Ref. No. of certificate |
Validity period of certificate |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) In the absence of certificate or logging documentation:
No. |
Proof of timber legality |
Number of document |
Date of issue |
Issuing authority |
Notes |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Timber origin: |
|
||||
Name and address of supplier/exporter: |
|
||||
Supplementary or alternative document of timber legality in accordance with legislation of country of harvest |
|
□ Attached copies of proof of timber legality (if any)
D. SUPPLEMENTARY MEASURES FOR OWNER TO MITIGATE THE RISK OF ILLEGAL TIMBER IN ACCORDANCE WITH LEGISLATION OF COUNTRY OF HAVEST:
1. Information about legislation of country of harvest concerning timber export: Determine regulations (for example: export ban, export license requirement, etc.) applied to timber export for every product or species of the country of harvest.
No. |
Product, species and country of harvest |
Information about legislation of country of harvest concerning timber export |
Proof of compliance |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Determine risks and mitigation measures: Determine any risk of harvesting and illegal trade related to the shipment as per the legislation of the country of harvest and propose mitigation measures.
No. |
Risks |
Risk mitigation measures |
|
|
|
|
|
|
Declaration of importer: I hereby declare that the information provided herein is true and correct to the best of my knowledge and belief. In case any of the above information is found to be false or untrue, I am aware that I may be held liable for it.
|
……[Location]….,[date]…………… |
Notes:
This packing list applies to shipments of timber without CITEST license or FLEGT certificate or equivalent export license from the exporting country. This packing list is submitted together with the applicable customs documentation. This packing list applies to importer of timber to Vietnam to ensure the timber has been legally harvested, processed and exported in accordance with legislation of the country of harvest.
(1) Insert the business name in Vietnamese or English (if any) for corporate importer or full name for individual importer. Specify address as stated in the business registration certificate for corporate/Permanent residential address as stated in the ID or citizen ID for individual.
(2) Insert the business name in Vietnamese or English (if any) for corporate exporter or full name for individual exporter. Specify address as stated in the business registration certificate for corporate/Permanent residential address as stated in the ID or citizen ID for individual.
(3) Specify type of product as stated in Appendix III hereto appended.
(4) Insert Vietnamese and English name (if any).
(5) Insert volume (m3), weight (kg) for timber, timber product/ Quantity by unit for timber product.
(6) Insert serial number of packing list of imported timber, timber product using Form No. 01 or 02 Appendix I hereto appended.
(7) Insert documents proving that the forest from which the timber has been harvested, under legislation of the country of harvest, requires no logging license.
CRITERIA FOR CLASSIFICATION OF TIMBER PROCESSORS AND EXPORTERS
(Enclosed with the Government’s Decree No. 102/2020/ND-CP)
No. |
Criteria |
I |
COMPLIANCE WITH REGULATIONS ON ENTERPRISE ESTABLISHMENT AND OPERATION |
1 |
Documents proving compliance with regulations on enterprise establishment: |
a |
Certificate of Enterprise Registration (for enterprises without foreign investments) |
b |
Certificate of Investment Registration (for foreign investors or enterprises in which 51% of charter capital is held by foreign investors, enterprises operating in industry parks, export processing zones) |
2 |
Documents proving compliance to regulations on environmental protection: |
a |
Decision on approving environmental impact assessment report for processing facilities of timber and woodchips from natural forests with capacity of from 5.000 m3 product/year or more |
b |
Decision on approving environmental impact assessment report for plywood processing facilities with capacity of from 100.000 m2 product/year or more |
c |
Decision on approving environmental impact assessment report for furniture producing facilities with total area of warehouses and factories from 10.000 m2 or more |
d |
Environmental protection plan for facilities with smaller capacity or area than those of the facilities mentioned in a, b, c above |
3 |
Documents proving compliance to regulations on fire safety: |
- |
Design on fire prevention and firefighting as prescribed by law |
4 |
Documents proving compliance to regulations on monitoring purchases and sales of forest products: |
- |
Fully recorded logbook of purchases and sales of forest products. |
5 |
Compliance with tax and labor laws means fulfillment of the following criteria: |
a |
The enterprise is not included in the public list of tax risk |
b |
There is an labor safety and hygiene plan as prescribed by law |
c |
Workers are included in the enterprise’s payroll |
d |
Information about payment of social insurance and health insurance for workers are publicly available in accordance with the Law on Social Insurance |
dd |
Workers are members of the enterprise’s Trade Union |
II |
COMPLIANCE WITH REGULATIONS ON LEGAL ORIGIN OF TIMBER |
1 |
Compliance with regulations on timber harvesting dossier for enterprises processing and exporting self-harvested timber |
a |
Compliance with regulations on timber harvesting procedures |
b |
Timber packing list as prescribed by law |
c |
Copies of timber origin dossier |
2 |
Compliance with regulations on timber dossier for enterprises processing and exporting confiscated timber |
a |
Timber packing list as prescribed by law |
b |
Copies of confiscated timber dossier |
3 |
Compliance with regulations on timber dossier for enterprises processing and exporting imported timber |
a |
Timber packing list as prescribed by law |
b |
Imported timber dossier |
4 |
Compliance with regulations on timber dossier during trade, transport, processing of timber |
a |
Timber packing list as prescribed by law |
b |
Copies of timber origin dossier |
5 |
Compliance with regulations on timber dossier for enterprise processing and exporting timber self-harvested from the enterprise’s forest |
a |
Compliance with regulations on right to use land and right to use forests |
b |
Copies of harvested timber dossier as prescribed by law |
PRODUCT COVERAGE: HARMONISED COMMODITY CODES FOR TIMBER AND TIMBER PRODUCTS
COVERED UNDER THE FLEGT LICENSING SCHEME
(Enclosed with the Government’s Decree No. 102/2020/ND-CP dated September 01, 2020)
HS codes |
Description |
Notes |
Chapter 44 |
Wood and articles of wood; wood charcoal |
|
4401 |
Fuel wood, in logs, in billets, in twigs, in faggots or in similar forms; wood in chips or particles; sawdust and wood waste and scrap, whether or not agglomerated in logs, briquettes, pellets or similar forms |
Not from bamboo nor rattan |
4403 |
Wood in the rough, whether or not stripped of bark or sapwood, or roughly squared |
|
4406 |
Railway or tramway sleepers (cross-ties) of wood |
|
4407 |
Wood sawn or chipped lengthwise, sliced or peeled, whether or not planed, sanded or end-jointed, of a thickness exceeding 6 mm |
|
4408 |
Sheets for veneering (including those obtained by slicing laminated wood), for plywood or for similar laminated wood and other wood, sawn lengthwise, sliced or peeled, whether or not planed, sanded, spliced or end-jointed, of a thickness not exceeding 6 mm. |
Not from bamboo nor rattan |
4409 |
Wood (including strips and friezes for parquet flooring, not assembled) continuously shaped (tongued, grooved, rebated, chamfered, V-jointed, beaded, moulded, rounded or the like) along any of its edges, ends or faces, whether or not planed, sanded or end-jointed. |
Not from bamboo nor rattan |
4410 |
Particle board, oriented strand board (OSB) and similar board (for example, waferboard) of wood or other ligneous materials, whether or not agglomerated with resins or other organic binding substances |
Not from bamboo nor rattan |
4411 |
Fibreboard of wood or other ligneous materials, whether or not bonded with resins or other organic substances |
Not from bamboo nor rattan |
4412 |
Plywood, veneered panels and similar laminated wood |
Not from bamboo nor rattan |
441300 |
Densified wood, in blocks, plates, strips or profile shapes |
Not from bamboo nor rattan |
441400 |
Wooden frames for paintings, photographs, mirrors or similar objects |
Not from bamboo nor rattan |
4415 |
Packing cases, boxes, crates, drums and similar packings, of wood; cable-drums of wood; pallets, box pallets and other load boards, of wood; pallet collars of wood |
Not from bamboo nor rattan |
4416 |
Casks, barrels, vats, tubs and other coopers’ products and parts thereof, of wood, including staves |
Not from bamboo nor rattan |
4418 |
Builders’ joinery and carpentry of wood, including cellular wood panels, assembled flooring panels, shingles and shakes |
Not from bamboo nor rattan |
Chapter 94 |
Furniture; bedding, mattresses, mattress supports, cushions and similar stuffed furnishings |
|
940330 |
Wooden furniture of a kind used in offices |
|
940340 |
Wooden furniture of a kind used in kitchens |
|
940350 |
Wooden furniture of a kind used in the bedroom |
|
940360 |
Other wooden furniture |
|
Notes: Mixed timber products include the wooden products under Chapter 44 and 94, except those with HS codes of 4403, 4406, 4407