Chương II Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam: Quản lý gỗ nhập khẩu, xuất khẩu
Số hiệu: | 102/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/09/2020 | Ngày hiệu lực: | 30/10/2020 |
Ngày công báo: | 15/09/2020 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUẢN LÝ GỖ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU
Điều 4. Quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu
1. Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
3. Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
4. Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:
a) Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;
b) Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định này;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
5. Quy định về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
a) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu;
b) Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản này bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao;
c) Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này.
Điều 5. Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam
1. Quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:
a) Có Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;
b) Có quy định pháp luật quốc gia về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;
c) Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia đã ký Hiệp định song phương với Việt Nam về gỗ hợp pháp hoặc Quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia được Việt Nam công nhận là đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này.
2. Quốc gia thuộc vùng địa lý không tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam: Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan để thống nhất và chịu trách nhiệm công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam cho từng thời kỳ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.
Điều 6. Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam
1. Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
a) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);
b) Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
2. Gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật và công bố danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có).
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
1. Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Một trong các tài liệu sau:
a) Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
b) Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
c) Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 8. Quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu
1. Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
3. Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
4. Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Điều 9. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu
1. Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I.
Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.
2. Cơ quan xác nhận: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu, bao gồm:
a) Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 05 hoặc Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định này hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hòm thư điện tử.
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều này và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu:
a) Thời điểm kiểm tra: Trước khi xếp lô hàng gỗ vào phương tiện vận chuyển để xuất khẩu;
b) Địa điểm kiểm tra: Tại kho, bãi nơi cất giữ lô hàng gỗ theo đề nghị của chủ gỗ;
c) Nội dung kiểm tra: Đối chiếu hồ sơ do chủ gỗ lập với khối lượng, trọng lượng, số lượng, quy cách, loại gỗ, nguồn gốc gỗ được kiểm tra; xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và xác nhận bảng kê gỗ;
d) Mức độ kiểm tra thực tế: Kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ; trường hợp có thông tin vi phạm thì công chức Kiểm lâm báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm sở tại quyết định tăng tỷ lệ kiểm tra và gia hạn thời gian kiểm tra, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày. Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
1. Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
2. Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
a) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;
b) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Trường hợp chủ gỗ đã hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu lô hàng, nhưng ủy thác cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì ngoài một trong các chứng từ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, doanh nghiệp nhận ủy thác để xuất khẩu phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng ủy thác.
1. Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
3. Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
4. Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:
a) Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;
b) Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định này;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
5. Quy định về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
a) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu;
b) Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản này bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao;
c) Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này.
1. Quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:
a) Có Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;
b) Có quy định pháp luật quốc gia về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;
c) Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia đã ký Hiệp định song phương với Việt Nam về gỗ hợp pháp hoặc Quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia được Việt Nam công nhận là đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này.
2. Quốc gia thuộc vùng địa lý không tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam: Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan để thống nhất và chịu trách nhiệm công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam cho từng thời kỳ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.
1. Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
a) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);
b) Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
2. Gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật và công bố danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có).
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
1. Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Một trong các tài liệu sau:
a) Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
b) Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
c) Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
3. Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
4. Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
1. Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I.
Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.
2. Cơ quan xác nhận: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu, bao gồm:
a) Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 05 hoặc Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định này hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
4. Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hòm thư điện tử.
5. Trình tự thực hiện:
a) Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều này và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu:
a) Thời điểm kiểm tra: Trước khi xếp lô hàng gỗ vào phương tiện vận chuyển để xuất khẩu;
b) Địa điểm kiểm tra: Tại kho, bãi nơi cất giữ lô hàng gỗ theo đề nghị của chủ gỗ;
c) Nội dung kiểm tra: Đối chiếu hồ sơ do chủ gỗ lập với khối lượng, trọng lượng, số lượng, quy cách, loại gỗ, nguồn gốc gỗ được kiểm tra; xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và xác nhận bảng kê gỗ;
d) Mức độ kiểm tra thực tế: Kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ; trường hợp có thông tin vi phạm thì công chức Kiểm lâm báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm sở tại quyết định tăng tỷ lệ kiểm tra và gia hạn thời gian kiểm tra, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày. Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
1. Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
2. Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
a) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;
b) Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Trường hợp chủ gỗ đã hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu lô hàng, nhưng ủy thác cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì ngoài một trong các chứng từ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, doanh nghiệp nhận ủy thác để xuất khẩu phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng ủy thác.
MANAGEMENT OF IMPORTED AND EXPORTED TIMBER
Section 1. MANAGEMENT OF IMPORTED TIMBER
1. Imported timber must be legal, undergo all import procedures, be inspected and monitor by the customs in accordance with customs laws.
2. Risk management principles shall apply to management of imported timber to prevent, discover, stop and deal with violations of law, ensuring timber is imported legally while encouraging organizations and individuals to comply with law.
3. Imported timber shall undergo risk management according to the criteria specified in Article 5 and Article 6 of this Decree on determination of low risk and high risk countries, low risk and high risk timber.
4. The timber importer shall be legally responsible for:
a) Legal origins of the timber according to relevant laws of the country of harvest;
b) Comply with the request for information according to the criteria for evaluation of exporting countries prescribed in Article 5 of this Decree and the criteria for determination of risk category of imported timber prescribed in Article 6 of this Decree.
c) In the cases specified in Point c Clause 2 Article 7 of this Decree: Provide documents; declare the origin of imported timber; take responsibility for the accuracy of the documents provided and information declared.
5. Documents for sale, transfer of imported timber:
a) In case the importer sells all or part of the import shipment to one or more than one buyers, the importer shall prepare a packing list by extracting information from the packing list for imported timber, make copies of the timber dossier for import bearing the importer’s signature and seal (if any), provide them for the buyers and retain the original copies;
a) In case the buyer mentioned in Point a of this Clause sells all or part of the import shipment to another buyer, the seller shall prepare a packing list by extracting information from the previous packing list, make copies of the timber dossier for import bearing the seller’s signature and seal (if any), provide them for the buyer and retain the original copies;
c) In case the imported timber is sold to another buyer, the seller shall follow the instructions specified in Point b of this Clause;
d) Regulations of Point a, b or c of this Clause shall apply to other forms of ownership transfer.
Article 5. Criteria for determination and authority to announce low risk countries
1. Countries are considered low risk if:
a) They have an operative TLAS in place issuing FLEGT licenses; or
b) They have binding national regulatory frameworks on due diligence for timber legality covering the whole supply chain to the country of harvest recognized by Vietnam as meeting the VNTLAS criteria; or
c) The indicator for effectiveness of government according to World Bank Worldwide Governance Indicators (WGI) is from 0 and above. The regulatory system on for CITES implementation is rated I-level as announced by the CITES Secretariat and one of the two following are met: Vietnam has a bilateral agreement on timber legality with these countries, or countries have a national regulatory timber certification scheme recognized by Vietnam as meeting timber legality criteria prescribed by this Decree.
2. A country will be considered high risk if the criteria specified in Clause 1 of this Article are not satisfied.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries and central authorities in issuing and updating the list of low risk countries in accordance with international treaties to which Vietnam is a signatory.
The list of low risk countries shall be published on www.kiemlam.org.vn.
Article 6. Criteria for determination and authority to announce risk category of imported timber species
1. Imported timber species are considered high risk if:
a) The species are listed in any of the Appendices of CITES;
b) The species are critically endangered precious and rare species in Category IA and Category IIA; on Vietnam’s List of controlled species;
c) The timber species are imported into Vietnam for the first time;
d) The species are threatened with extinction in the country of harvest or illegally traded as determined by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries, central authorities and the organizations specified in international treaties to which Vietnam is a signatory.
2. Low risk species are defined as those not satisfying any of the criteria specified in Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with relevant authorities in updating and announcing the list of imported types of timber every 6 months on June 30 and December 31.
The list of imported types of timber, including their scientific name, common Vietnamese names and English names (if any), shall be published on www.kiemlam.org.vn.
Article 7. Timber dossier for import
While following customs procedures for the import shipment, in addition to the customs dossier prescribed by customs law, the importer shall submit the following documents to the customs authority where the declaration is registered:
1. Original copy of the packing list for imported timber (Form No. 01 or 02 in Appendix I hereof).
2. One of the following documents:
a) In case the timber is listed in a CITES Appendix: Copy of the CITES permit for export or re-export issued by a CITES authority of the exporting or re-exporting country; Copy of the CITES permit for import issued by a CITES authority of Vietnam;
b) In case timber is imported from a country that has entered a Timber Legality Agreement with EU and has an operative FLEGT licensing system: Copy of the FLEGT license to export issued by a competent authority of the exporting country;
c) In cases other than those specified in Point a or Point b of this Clause: Declaration of imported timber origin (Form No. 03 in Appendix I hereof).
Section 2. MANAGEMENT OF EXPORTED TIMBER
1. Exported timber must be legal, undergo all export procedures, be inspected and monitor by the customs in accordance with customs laws.
2. Exported timber shall be managed by types, importing countries and classification of timber processors and exporters.
3. Exported timber shall have CITES permits, FLEGT licenses or packing list prescribed by this Decree.
4. A shipment of exported timber that has been granted a FLEGT license will be prioritized while following customs procedures as prescribed by customs laws.
Article 9. Verification of timber origin before export
1. Subject of verification: Shipments of timber for export of owners other than Category I enterprises.
Verification is not required for shipments of timber derived from domestic cultivated forests for export to non-EU markets
2. Verifying authority: domestic forest protection authority.
3. An application for verification of timber origin for export shall consist of:
a) Original copy of Form No. 04 in Appendix I hereof;
b) Original copy of the packing list for exported timber (Form No. 05 or 06 in Appendix I hereof);
c) Copies of the timber dossier for import specified in Article 7 of this Decree or documents about origin of domestically harvested timber according to regulations on the Minister of Agriculture and Rural Development on management and tracing of forest product origins.
4. The owner shall sent submit the application in person, by post, by email or through the enterprise classification system.
5. Procedures:
a) The owner shall submit 01 application prescribed in Clause 3 of this Article to the domestic forest protection authority (verifying authority). Within 01 working day from the receipt of the application, the verifying authority shall carry out the verification or, if the application is invalid, instruct the owner in person or in writing to supplement the application;
b) The verifying authority shall complete the field check within 03 working days from the receipt of the valid application in accordance with Clause 6 of this Article and grant the certification. In case certification is not granted, the verifying authority shall send a written notification and provide explanation within 01 working day from the day on which the verification record is issued.
6. Inspecting export shipments of timber:
a) Inspection time: before the shipment is loaded onto the means of transport;
b) Inspection location: The warehouse/depot where the shipment is stored as requested by the owner;
c) Inspection contents: compare documents prepared by the owner with the actual weight, quantity, specifications, types and origin of timber; legality of the shipment; issue inspection record according to Form No. 07 in the Appendix hereof and certify the packing list;
d) 20% of the timber shipments shall undergo field check. When informed of violations, forest protection officials shall propose increase in this percentage and extension of inspection period for up to 02 more days to the head of the forest protection authority, who will be legally responsible for his/her decision.
Article 10. Timber dossier for export
While following customs procedures for the export shipment, in addition to the customs dossier prescribed by customs law, the importer shall submit one of the following documents to the customs authority where the declaration is registered:
1. a) If the timber is listed in a CITES Appendix: Original copy or electronic copy of the CITES permit for export issued by a CITES authority of Vietnam.
2. If the timber is not listed in any CITES Appendix:
a) In case timber is exported to EU market: Original copy or electronic copy of the FLEGT license;
b) In case timber is exported to non-EU markets:
If the owner is a Category I enterprise: Original copy of the packing list prepared by the owner.
If the owner is not a Category I enterprise: Original copy of the packing list prepared by the owner and certified by a domestic forest protection authority in accordance with Article 9 of this Decree.
3. In case the owner has completed the dossier for export and entrust another enterprise to export, the authorized enterprise shall enclose the entrustment contract with the documents mentioned in Clause 1 or Clause 2 of this Article.