- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Chủ rừng là ai ? Chủ rừng được pháp luật quy định như thế nào ?
1. Chủ rừng là ai ?
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017.
Chủ rừng theo quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 bao gồm:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
- Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
- Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Cộng đồng dân cư.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
2. Khi nào thì chủ rừng bị Nhà nước thu hồi rừng ?
Chủ rừng thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 thì có thể bị Nhà nước thu hồi rừng, cụ thể:
Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Như vậy, chủ rừng thực hiện các hành vi sau đây thì có thể bị Nhà nước thu hồi rừng:
- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
- Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
- Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
Chủ rừng bị được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
3. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng gồm những ai?
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;
b) Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
3. Chủ rừng có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; bảo đảm chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
4. Chủ rừng có những quyền chung nào?
Tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định quyền chung của chủ rừng như sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
- Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
- Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
- Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
- Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
- Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
5. Chủ rừng có những nghĩa vụ chung nào?
Theo Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nghĩa vụ chung của chủ rừng như sau:
- Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
- Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
- Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
- Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
- Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
6. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Điều 77 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao, theo đó:
Về quyền:
- Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
- Được Nhà nước bảo đảm kinh phí đầu tư để duy trì và phát triển rừng giống theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Khai thác lâm sản trong rừng giống quốc gia theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
- Bán sản phẩm để tạo nguồn thu và được quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật về tài chính.
Về nghĩa vụ:
- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và phát triển rừng giống được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Điều 78 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan như sau:
Về quyền:
- Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
- Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Về nghĩa vụ:
- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
- Ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
8. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Điều 79 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất như sau:
Về quyền:
- Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
- Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng;
- Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư; - Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Về nghĩa vụ:
- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt.
9. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Điều 80 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng như sau:
a. Đối với tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn ngân sách nhà nước:
- Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
- Được tổ chức trồng rừng theo dự toán thiết kế do cơ quan chủ quản nguồn vốn phê duyệt;
- Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước.
b. Đối với tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn tự đầu tư:
- Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
- Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ;
- Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
c. Đối với tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư:
- Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
- Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng;
- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
- Được chuyển nhượng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
Xem thêm các bài viết có liên quan dưới đây:
Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của người lao động đối với nền kinh tế tri thức?
Súng hoa cải là gì? Có được mua bán súng hoa cải trên thị trường không?