- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Giấy phép môi trường có thể thay thế cho Đánh giá tác động môi trường hay không?
1. Khái niệm Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường theo Khoản 8, Điều 3 Luật BVMT số 72/2020/QH14, là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi đó các doanh nghiệp sẽ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu. Với điều kiện cần đáp ứng về vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau: Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
“d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.”
Theo quy định nêu trên thì giấy phép môi trường thành phần bao gồm:
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu;
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.
2. Những quy định bắt buộc khi xin giấy phép môi trường
Về đối tượng cấp:
Các dự án đầu tư trong nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi xả ra ngoài môi trường cần phải tiến hành xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại. Tất cả phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.
Các dự án đầu tư, các khu sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động có tiêu chí về môi trường. Chẳng hạn như các đối tượng được quy định tại Khoản 1 để được cấp giấy phép.
Các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn quá trình này.
Về thời điểm cấp:
Những dự án thuộc đối tượng lập ĐTM, phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình hệ thống xử lý nước thải.
Những dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM, phải nhận trước khi cơ quan chuyên môn ban hành các văn bản như phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt kế hoạch thăm dò,...
Dự án không thuộc đối tượng phải thẩm định báo cáo cứu khả thi theo quy định pháp luật về xây dựng thì phải xin trước khi cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng của cơ quan chuyên môn.
Dự án đã đi vào hoạt động chính thức trước ngày luật BVMT 2020 có hiệu lực thì phải hoàn thành trong 36 tháng kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành.
3. Đánh giá tác động môi trường là gì?
ĐTM là từ viết tắt của đánh giá tác động môi trường. Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu:
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Như vậy có thể hiểu ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo mọi sự ảnh hưởng đến môi trường từ các các dự án đầu tư. Từ đó, chủ thể thực hiện ĐTM có trách nhiệm đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
4. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, bao gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Một số dự án đầu tư nhóm II, bao gồm:
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Lưu ý: Các đối tượng trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020
5. Giấy phép môi trường có thay thế ĐTM được hay không?
Có thể thấy Giấy phép môi trường và ĐTM cùng là những loại giấy tờ do nhà nước bắt buộc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư có ảnh hưởng đến môi trường.
Đối với ĐTM thì nội dung thẩm định sẽ bao gồm các nội dung quan trọng nhứ quy hoạch BVMT, phương pháp đánh giá tác động môi trường, nhận dạn, xác định hạng mục công trình, đánh giá xác định hạng mục, dự báo những tác động khả thi, chương trình quản lý giám sát môi trường...
Trong khi đó giấy phép môi trường là loại văn bản được cơ quan nhà nướ có thẩm quyền cấp sau khi kiểm tra các điều kiện buộc cá nhân, doanh nghiệp phải có trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Như vậy có thể thấy, hai loại giấy tờ này có vai trò khác nhau, nên chúng không thể thay thế cho nhau trong bất cứ trường hợp nào. Bởi có những trường hợp chỉ cần Giấy phép môi trường đã có thể hoạt động, Tuy nhiên có nhiều trường hợp cần phải có cả giấy phép môi trường và thực hiện ĐTM
Xem thêm bài viết:
Đất rừng sản xuất là gì? Ký hiệu của đất rừng sản xuất thế nào?
Chủ rừng là ai ? Chủ rừng được pháp luật quy định như thế nào ?
Cây công nghiệp lâu năm là loại cây gì? Loại cây lâu năm nào được chứng nhận quyền sở hữu?