Chương I Luật bảo vệ môi trường 2020 Những quy định chung
Số hiệu: | 72/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 25/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1185 đến số 1186 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 2022, tính giá thu gom rác sinh hoạt theo khối lượng/thể tích
Đây là nội dung đáng chú ý tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020.
Theo đó, từ 01/01/2022, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
- Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá thu gom, vận chuyển và xử lý.
Ngoài ra, nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định thì cơ sở thu gom có quyền từ chối thu gom, vận chuyển, đồng thời báo cho cơ quan thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, riêng khoản 3 Điều 29 (quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường) có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
4. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.
5. Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.
6. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.
7. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
8. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).
10. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
11. Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
12. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
13. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
14. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
15. Chất ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.
16. Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất ô nhiễm có độc tính cao, khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
17. Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi là Công ước Stockholm).
18. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
19. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
20. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
21. Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải, trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý.
22. Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.
23. Khả năng chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.
24. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác.
25. Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
26. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
27. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
28. Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
30. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
31. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.
32. Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
33. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.
34. Tầng ô-dôn là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời.
35. Tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.
36. Kỹ thuật hiện có tốt nhất là giải pháp kỹ thuật tốt nhất được lựa chọn bảo đảm phù hợp với thực tế, hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
37. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế.
38. Chủ dự án đầu tư là chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
GENERAL
This Law provides for environmental protection activities; rights, obligations and responsibilities of agencies, organizations, residential communities, households and individuals involved in environmental protection activities.
This Law applies to agencies, organizations, residential communities, households and individuals within the territory of the Socialist Republic of Vietnam, including mainland, islands, territorial waters, underground space and airspace.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “environment” encompasses natural and artificial physical factors that are closely related to each other, surround humans and affect life, economy, society, existence and development of humans, creatures and nature.
2. “environmental protection activity” means preventing and reducing adverse impacts on the environment; responding to environmental emergencies; mitigating environmental pollution and degradation, improving environmental quality; reasonably using natural resources and biodiversity, and adapting to climate change.
3. “environment components” mean physical constituent elements forming an integral part of the environment, including land, water, air, sound, light and other physical forms.
4. “national environmental protection planning” means the spatial arrangement and distribution and zoning of areas for environmental quality management, nature and biodiversity conservation, waste management, environmental monitoring and warning within a defined territory in order to protect the environment and accomplish the objective for national sustainable development for a defined period.
5. “strategic environmental assessment” means the process of identifying and predicting trends in major environmental issues to form a basis for incorporating environmental protection measures into a policy, strategy or planning.
6. “preliminary environmental impact assessment” (hereinafter referred to as “PEIA”) means the consideration and identification of major environmental issues of an investment project during the pre-feasibility study or the investment project proposal.
7. “ environmental impact assessment” (hereinafter referred to as “EIA”) means the process of analyzing, assessing, identifying and predicting environmental impacts of an investment project in order to take measures to reduce adverse impacts on the environment.
8. “environmental license” means a document issued by a competent authority to an organization or individual (hereinafter referred to as “entity”) involved in business activities, permitting such organization or individual to discharge waste into the environment and manage waste and scrap imported from foreign countries as production materials in accordance with environmental protection requirements as prescribed by law.
9. “environmental registration” means a business investment project owner or business owner registering with a regulatory body waste discharge-related contents and environmental protection measures of such business investment project owner or business owner (hereinafter referred to as “the investment project/business”).
10. “technical regulation on environment” means a regulation requiring mandatory application of limits of parameters regarding environmental quality, concentration of pollutants in raw materials, fuels, materials, equipment, products, goods and waste, and technical and managerial requirements. The regulation is issued by a competent authority in accordance with regulations of law on standards and technical regulations.
11. “environmental standard” means a regulation for which an entity opts at its/his/her discretion in order to apply limits of parameters regarding environmental quality, concentration of pollutants in waste, and technical and managerial requirements. The standard is issued by a competent authority or organization in accordance with regulations of law on standards and technical regulations.
12. “environmental pollution” means any change in the physical, chemical or biological properties of an environmental component in breach of a technical regulation on environment or environmental standard resulting in adverse impacts on humans, creatures and nature.
13. “environmental degradation” means a reduction in the quality and amount of environment components resulting in adverse impacts on the health of humans and creatures, and nature.
14. “environmental emergency” means an accident resulting from human-induced factors or natural changes that cause severe environmental pollution or degradation.
15. “pollutant” means any chemical, physical or biological substance which, when introduced into the environment, exceeds the permissible limits resulting in environmental pollution.
16. “persistent pollutant” means a highly toxic and persistent pollutant that has the ability to bio-accumulate and spread in the environment, thereby adversely affecting the environment and human health.
17. “persistent organic pollutant” means a persistent pollutant defined in the Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants (hereinafter referred to as “the Stockholm Convention”).
18. “waste” means any matter in a solid, liquid or gaseous form or other form which is discharged from production, business operation, service provision or living activities or from other activities.
19. “solid waste” means any waste in a solid form or sludge.
20. “hazardous waste” means any waste that exhibits any one or more of the following characteristic properties: toxicity, radioactivity, infectivity, ignitability, reactivity or corrosivity or exhibits any other hazardous characteristic properties.
21. “waste co-processing” means the utilization of one available manufacturing process for the purpose of recycling, treating or recovering energy from waste in which waste is used as alternative raw material and fuel or is processed.
22. “pollution control” means the process of preventing, detecting and eliminating pollution.
23. “carrying capacity”of an environment means the maximum resistance of the environment against influencing factors in order for the environment to be able to recover itself.
24. “technical infrastructure serving environmental protection” means a system of facilities used for collecting, storing, transporting and treating waste and monitoring the environment, and other environmental protection works.
25. “environmental monitoring” means the continuous, periodic or surprise monitoring of environmental components and factors impacting the environment, and waste in a systematic manner in order to provide necessary information in favor of assessment of state of the environment, changes in the environmental quality and adverse impacts on the environment.
26. “trial operation of waste treatment work” means the operation being carried out by an investment project owner, owner of business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster to test and assess efficiency of a waste treatment work and its conformity with environmental protection requirements.
27. “scrap” means any material recovered, classified and selected from materials or products left over from production, business operation, service provision or consumption to be used as raw materials for another production process.
28. “residential community” means a community of people living in the same village, hamlet, population group, ward or similar settlement within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
29. “greenhouse gas” (hereinafter referred to as “GHG”) means gas in the atmosphere causing the greenhouse effect.
30. “greenhouse effect” means a process where radiant energy from the sun penetrates into the atmosphere and is converted to heat, causing global warming.
31. “reduction of GHG emissions” means the act of reducing GHG emissions intensity and increasing GHG absorption.
32. “climate change adaptation” means actions that humans may take to adapt to climate change and reduce GHG emissions.
33. “GHG emission quotas” mean the amount of GHG emissions caused by a country or entity for a specified period of time, expressed as tonnes of carbon dioxide (CO2) or tonnes of carbon dioxide equivalent (CO2).
34. “ozone layer” means a layer in the Earth's stratosphere which protects the Earth from the sun’s harmful ultraviolet radiation.
35. “carbon credit” means any tradable certificate representing the right to emit one tonne of carbon dioxide (CO2) or one tonne of carbon dioxide (CO2) equivalent.
36. “best available techniques” means the technical solutions which are the best for preventing or controlling pollution and minimizing adverse impacts on the environment.
37. “dedicated areas for production, business operation and service provision” include industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and dedicated areas for industrial production of economic zones.
38. “investment project owner” or “investor” means an investor in a project according to regulations of the Law on Investment, Law on Public Investment, Law on Public-Private Partnership Investment and Law on Construction.
Article 4. Principles of environmental protection
1. Environmental protection is the right, obligation and responsibility of every agency, organization, residential community, household and individual.
2. Environmental protection serves as a basis, key factor and prerequisite for sustainable socio-economic development. Environmental protection activities are associated with economic development and natural resource management, and considered and assessed in the process of carrying out development activities.
3. Environmental protection harmonizes with social security, protection of children’s right, promotion of gender equality and protection of the human right to live in a pure environment.
4. Environmental protection activities are carried out in a regular, public and transparent manner; priority is given to prediction and prevention of environmental pollution, emergencies and degradation, environmental risk management, waste minimization and strengthening of reuse and recycling of waste with a view to maximization of its value.
5. Environmental protection complies with natural law, natural, cultural and historical characteristics, and the level of socio-economic development; boost development in ethnic minority and mountainous areas.
6. Any agency, organization, residential community, household or individual profiting from the environment is obliged to make their financial contribution to the environmental protection activities; pay compensation for damage, take remedial measures and assume other responsibilities as prescribed by law if causing environmental pollution, emergencies and degradation.
7. Environmental protection is not detrimental to the national sovereignty, security and interests, and is associated with regional and global environmental protection.
Article 5. State policies on environmental protection
1. Facilitate the involvement of agencies, organizations, residential communities, households and individuals in performance, inspection and supervision of environmental protection activities.
2. Disseminate information in association with taking administrative and economic measures and other measures to strengthen compliance with law on environmental protection and build a culture of environmental protection.
3. Focus on biodiversity conservation and protection of environment in natural heritage sites; efficiently and economically extract and use natural resources; develop green and renewable energy; develop technical infrastructure serving environmental protection.
4. Give priority to environmental pollution elimination and recovery of degraded natural ecosystem, and attach great importance to environmental protection in residential areas.
5. Diversify sources of investment capital for environmental protection; set a specific expenditure on environmental protection within the state budget and according to environmental protection requirements and tasks; prioritize the use of sources of funding for key environmental protection tasks.
6. Safeguard interests of organizations, residential communities, households and individuals making their contribution to environmental protection activities; provide incentives and assistance for environmental protection activities; promote environmentally-friendly products and services.
7. Intensify scientific research and development of technologies for pollution elimination, waste recycling and treatment; give priority to transfer and application of advanced, high and environmentally-friendly technologies and best available techniques; strengthen training in human resources in environmental protection.
8. Honor and reward agencies, organizations, residential communities, households and individuals for their active role in environmental protection activities as prescribed by law.
9. Expand and promote integration and international cooperation in environmental protection, and adhere to all international environmental agreements.
10. Screen investment projects according to environmental criteria; apply appropriate environmental management tools in each stage of the strategy, planning, program and investment project.
11. Incorporate and promote circular economy and green economy in formulation and implementation of socio-economic development strategies, planning, plans, programs and projects.
1. Failure to transport, bury, discharge and burn solid and hazardous waste in accordance with technical process and regulations of law on environmental protection.
2. Discharging wastewater and exhaust gases that have yet to be treated according to technical regulations on environment into the environment.
3. Dispersing and releasing into the environment hazardous substances and harmful viruses capable of infecting humans and animals, untested microorganisms, dead bodies of animals dying of epidemics and other agents harmful to human health, creatures and nature.
4. Generating noise and vibration in excess of the permissible level stipulated in technical regulations on environment; discharging smokes, dusts and noxious gases into the air.
5. Executing investment projects or discharging waste in case of failure to satisfy all conditions prescribed by the Law on Environmental Protection.
6. Importing, temporarily importing, re-exporting and transiting waste from foreign countries in any shape or form.
7. Illegally importing used vehicles, machinery and equipment for the purposes of dismantling or recycling.
8. Failure to operate works or take measures to prevent and respond to environmental emergencies in accordance with regulations of law on environmental protection and other regulations of law.
9. Concealing acts of polluting the environment, obstructing and falsifying information concerning environmental protection activities, thereby resulting in adverse effects on the environment.
10. Manufacturing and trading products harmful to humans, creatures and nature; manufacturing and using raw materials and building materials containing toxic factors in excess of the permissible level prescribed in technical regulations on environment.
11. Manufacturing, importing, temporarily importing, re-exporting and selling ozone depleting substances prescribed in the treaty on substances that deplete the ozone layer to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
12. Sabotaging or infringing upon natural heritage sites.
13. Sabotaging or infringing upon structures, equipment and facilities serving environmental protection activities.
14. Abusing positions or powers to commit violations against regulations of law on environmental protection.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực